Quy định chung của pháp luật về kinh doanh đại lý lữ hành? Vi phạm quy định về kinh doanh đại lý lữ hành phạt thế nào? Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa?
Việc kinh doanh du lịch lữ hành được hiểu là việc bán hay xây dựng và tổ chức thực hiện một phần hay toàn bộ chương trình du lịch cho khách hàng. Vậy trong các trường hợp Vi phạm quy định về kinh doanh đại lý lữ hành phạt thế nào? và pháp luật Việt nam quy định về kinh doanh đại lý lữ hành như thế nào và cụ thể tại đâu. Tại bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc các thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định chung của pháp luật về kinh doanh đại lý lữ hành
1.1. Doanh nghiệp lữ hành là gì?
Doanh nghiệp lữ hành được hiểu là một mô hình doanh nghiệp có hình thức kinh doanh chủ yếu hướng đến các lĩnh vực xây dựng và trao đổi hay mua bán và tiến hành thực hiện các hình thức du lịch trọn gói cho khách du lịch mà thông qua đó họ cũng thực hiện các vai trò của mình trong việc phục vụ các nhu cầu du lịch của khách hành từ mọi khâu liên quan tới du lịch
Ví dụ nếu bạn muốn đi du lịch Trung Quốc thì doanh nghiệp lữ hành mà bạn tin cậy để đăng kí chuyến đi sẽ giúp bạn các dịch vụ đi kèm liên quan từ phương tiện di chuyển và các địa điểm, nơi ăn chốn ở, lịch trình tham quan và lo visa, giải đáp những thông tin cần thiết cho khách hàng cho chuyến đi du lịch của bạn
Ngoài ra trong vai trò là người tìm kiếm các thông tin và phương tiện cho chuyến đi thì Doanh Nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành còn lên kế hoạch du lịch cần thiết cho chuyến đi của khách hàng
1.2. Quy định về Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành
Khi muốn kinh doanh các dịch vụ du lịch và lữ hành thì thường các cá nhân hay tổ chức sẽ quan tâm tới , Tại Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành điều 31 Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành
Hơn nữa tại Điều Điều 31 Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế như phải doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp theo quy định và Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng, điều kiện về Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Đối với các Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 31 này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo quy định và lưu ý về Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí theo quy định.
Về thẩm quyền thì Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa và nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
2. Vi phạm quy định về kinh doanh đại lý lữ hành phạt thế nào?
Đại lý lữ hành là tổ chức, cá nhân bán chương trình du lịch của doanh nghiệp lữ hành cho khách du lịch nhằm hưởng hoa hồng, không tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán.
Điều 43 Nghị định Số: 1433/VBHN-BVHTTDL Về xử phạt vi phạm quy định về kinh doanh đại lý lữ hành như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh đại lý lữ hành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đại lý lữ hành bắt đầu hoạt động kinh doanh;
b) Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật; tên, địa chỉ của đại lý lữ hành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi;
c) Không thông tin rõ ràng, công khai, trung thực số lượng, giá cả các dịch vụ du lịch của bên giao đại lý lữ hành cho khách du lịch;
d) Hoạt động không đúng địa chỉ đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung chương trình du lịch của bên giao đại lý lữ hành;
b) Bán chương trình du lịch với giá cao hơn giá của bên giao đại lý lữ hành;
c) Hoạt động đại lý lữ hành mà không có đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành;
d) Kinh doanh đại lý lữ hành mà không có hợp đồng đại lý lữ hành bằng văn bản với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động đại lý lữ hành cho doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế để bán chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế, khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài;
b) Tiếp tục hoạt động kinh doanh đại lý lữ hành sau khi đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các điểm b, c và d Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Đối với, các vi phạm quy định về kinh doanh đại lý lữ hành theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt với các mưc là Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và các biện pháp phạt khắc phục hậu quả đối với các hành vi đã gây ra.
Ví dụ: người lữ hành ( khách du lịch đi chơi xa) hay dịch vụ quản trị lữ hành( tổ chức các hoạt động du lịch mang tính định hướng và ấn định dịch vụ di chuyển) nhưng thực hiện sai các quy định. Ví dụ như trong mùa dịch covid 2021 pháp luật Việt nam đã cấm các hình thức du lịch nhưng người lữ hành vẫn đu du lịch dựa trên các tổ chức cung cấp dịch vụ về lữ hành thì cả 2 bên khách và chủ kinh doanh đều đã vi phạm pháp luật về du lịch. Và phải chịu theo các mức phạt được quy định như trên tùy theo mức độ.
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành thì cần có Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa đó là các giấy tờ theo quy định như:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu quy định do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.
+ Nộp các Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định
+ Nộp Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành với đầy đủ các thông tin
+ Bản sao có chứng thực
+ Bản sao có chứng thực văn bằng và các chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định của pháp luật hiện hành
– Về thực hiện Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được quy định đó là việc:
Bước 1: Các Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở theo quy định
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do đầy đủ. và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo quy định.
Trên đây là thông tin chúng tôi tư vấn về nội dung Vi phạm quy định về kinh doanh đại lý lữ hành phạt thế nào? và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.