Việc thực hiện quảng cáo trên các suất bản phẩm cần phải tuân thủ theo những điều kiện nhất định mà pháp luật quy định. Vì vậy nếu vi phạm quảng cáo trên các suất bản phẩm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Mục lục bài viết
1. Xuất bản phẩm là gì?
Căn cứ theo quy định tại Theo khoản 4, Điều 4
Xuất bản phẩm được hiểu là những tác phẩm hoặc các tài liệu bằng văn bản trong đó có nội dung về các chủ đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, văn học, nghệ thuật hoặc khoa học, công nghệ được xuất bản thành các hình thức như sách in, sách chữ nổi cho người khiếm thị, tranh, ảnh, bản đồ, từ rơi, tờ gấp, các loại lịch, áp-phích và các bản ghi âm ghi hình có nội dung thay cho sách hoặc minh họa cho sách thông qua các nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xuất bản có thể dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau hoặc hình ảnh âm thanh.
2. Quảng cáo trên xuất bản phẩm:
Căn cứ theo quy định tại điều 30 Luật Xuất bản năm 2012 sửa đổi bổ sung năm 2018 quy định về vấn đề quảng cáo trên xuất bản phẩm theo đó:
– Không được thực hiện hành vi quảng cáo trên các bản đồ hành chính nhà nước
– Riêng đối với việc quảng cáo trên lịch blốc sẽ được thực hiện theo quy định dưới đây:
Thứ nhất, diện tích tối đa dành cho quảng cáo không được vượt quá 20 % diện tích của từng tờ lịch; yêu cầu nội dung và hình ảnh quảng cáo phải phù hợp với thuần phong mỹ tục và văn hóa dân tộc Việt Nam, đồng thời phải tuân thủ các quy định của pháp luật về việc quảng cáo.
Thứ hai, nghiêm cấm việc in các nội dung quảng cáo trên tờ lịch vào những ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước ví dụ như ngày giải phóng dân tộc, ngày lễ tết
Đối với những trường hợp không thuộc các trường hợp trên thì việc quảng cáo trên xuất bản phẩm sẽ được thực hiện theo các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo.
3. Mức phạt tiền vi phạm quảng cáo trên xuất bản phẩm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Theo đó, nếu một người có hành vi vi phạm các quy định về việc quảng cáo trên các sản phẩm in và xuất bản điện tử thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức xử phạt như sau:
Áp dụng hình thức xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu một người có hành vi quảng cáo nhưng lại không thực hiện việc ghi các thông tin của cá nhân, tổ chức làm dịch vụ quảng cáo như: tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân kinh doanh làm dịch vụ quảng cáo hoặc người quảng cáo; và các thông tin về nơi in tranh, ảnh, số lượng bản in, ảnh, áp-phích, ca-ta-lô, tờ rơi, tờ gấp và những sản phẩm in khác mà không phải là các xuất bản phẩm, ngoại trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 41 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
Áp dụng hình thức xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi dưới đây:
– Không thể hiện các logo, nhãn hiệu, biểu trưng của hàng hóa của người quảng cáo ở phần góc dưới cùng của sản phẩm in.
– Cố tình thực hiện việc quảng cáo vượt quá diện tích tối đa được quy định trên các tranh ảnh, áp-phích, ca-ta-lô, tờ rơi, tờ gấp trong đó biểu thị nội dung về cổ động, tuyên truyền người dân về vấn đề liên quan tới chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, nghệ thuật.
– Có hành vi quảng cáo vượt quá diện tích tối đa được quy định hoặc nội dung quảng cáo và các hình ảnh đăng tải không phù hợp với các phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa Việt Nam đối với từng xuất bản phẩm là lịch blốc
– Thực hiện việc quảng cáo trên từng tên xuất bản phẩm vào các ngày lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước
Áp dụng hình thức xử phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi dưới đây:
– Thực hiện việc quảng cáo trong đó xen lẫn các nội dung hoặc làm mất sự liên tục nội dung của từng tên xuất bản phẩm điện tử.
– Thực hiện việc quảng cáo trên một trong các bìa hai, ba và bốn của từng tên xuất bản phẩm dưới dạng là sách hoặc tài liệu không kinh doanh dưới dạng sách trừ khi đây là nội dung quảng cáo về tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản và các đối tác liên kết khi thực hiện hoạt động xuất bản trên bìa bốn quyển sách và sách chuyên về quảng cáo.
– Thực hiện việc quảng cáo trên trang bìa một hoặc các trang có nội dung chính của từng tên xuất bản phẩm dưới dạng sách hoặc tài liệu không được kinh doanh dạng sách trừ các sách chỉ chuyên về nội dung quảng cáo
– Thực hiện hành vi quảng cáo về tác giả, tác phẩm và xuất bản hoặc các logo, nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm hàng hóa, các dịch vụ và hoạt động tài liệu trên tài liệu không kinh doanh mà không phải của tổ chức hoặc cá nhân xuất bản tài liệu đó.
Áp dụng hình thức xử phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu có hành vi thực hiện quảng cáo trên các xuất bản phẩm đặc biệt như bản đồ hành chính hoặc các giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu,.. hoặc các văn bằng, chứng chỉ chứng minh về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,…và các văn bản quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Ngoài bị áp dụng các hình thức xử phạt hành chính nêu trên người có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như tiêu hủy các tang vật vi phạm là các xuất bản phẩm có nội dung quảng cáo sai quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 41 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
Cần lưu ý: Các mức xử phạt trên được áp dụng đối với cá nhân, còn đối với tổ chức mức xử phạt sẽ là gấp đôi so với cá nhân.
4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quảng cáo trên xuất bản phẩm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 63 đến Điều 70 Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam ngày 29/03/2021 quy định về thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quảng cáo trên xuất bản phẩm thuộc về các cơ quan, cá nhân sau:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp: cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh;
– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;
– Chánh Thanh tra cấp sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở;
– Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ;
– Công an nhân dân: Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng thuộc Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng An ninh kinh tế; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh; Giám đốc Công an cấp tỉnh;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao
– Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
– Chánh Thanh tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Sở Thông tin và Truyền thông và Giám đốc Trung tâm tần số khu vực
– Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông
– Chánh Thanh tra của Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật Xuất bản năm 2012 sửa đổi bổ sung năm 2018;
Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam ngày 29/03/2021 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.