Vi phạm an toàn giao thông được xác định trong hoạt động tham gia giao thông của các phương tiện. Các hành vi vi phạm được xác định theo lỗi khác nhau đã được pháp luật giao thông xác định. Cùng tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan để xác định dấu hiện nhận biết vi phạm an toàn giao thông.
Mục lục bài viết
1. Vi phạm an toàn giao thông là gì?
Pháp luật an toàn giao thông đã xác định các trách nhiệm, nhiệm vụ của các chủ thể khi tham gia giao thông. Do đó, người tham gia phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định. Từ đó mang đến trật tự giao thông, cũng chính là bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của họ.
Vi phạm an toàn giao thông là gì?
Là hành vi vi phạm pháp luật do chủ thể có năng lực trách nhiệm thực hiện. Từ đó không đảo bảo an toàn, trật tự giao thông trên thực tế.
Xâm phạm tới an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc sự điều chỉnh của pháp luật an toàn giao thông. Từ đó có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các chủ thể, quyền lợi khác được pháp luật bảo vệ.
Vi phạm pháp luật giao thông là gì?
Là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.
Hiện nay, các quy định pháp luật về giao thông được thể hiện chủ yếu ở Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa và các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể, chi tiết. Các văn bản này thể hiện nội dung quy định, trách nhiệm của chủ thể và phương tiện khi tham gia giao thông.
Các hành vi vi phạm có thể làm mất an toàn giao thông trên thực tế. Vì vậy, hành vi xâm phạm đến các nội dung được quy định trong các văn bản pháp luật trên được coi là vi phạm luật giao thông.
2. Dấu hiệu vi phạm an toàn giao thông:
Hành vi vi phạm an toàn giao thông có các dấu hiệu cơ bản sau đây:
– Hành vi của con người gồm hành vi hành động và hành vi không hành động;
+ Tức là họ có thể thực hiện các hành vi pháp luật giao thông cấm.
+ Không thực hiện các yêu cầu, nghĩa vụ khi tham gia giao thông.
– Là hành vi trái quy định của pháp luật giao thông.
Các hành vi này xâm phạm đến trật tự ổn định và an toàn giao thông của các phương tiện, chủ thể khác.
Tính trái pháp luật của hành vi thể hiện ở chỗ làm không đúng điều pháp luật cho phép. Ngược lại không làm hoặc làm không đầy đủ điều pháp luật bắt buộc phải làm hoặc làm điều mà pháp luật cấm; Qua đó không tuân thủ các quy định đặt ra trong các văn bản pháp luật.
– Là hành vi có chứa đựng lỗi của chủ thể:
Lỗi là trạng thái tâm lí thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi của mình ở thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật; Khi đó, chủ thể đang không tuân thủ quy định, trách nhiệm cần có của người tham gia giao thông bằng phương tiện tương ứng.
– Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện:
+ Hành vi đó phải được thực hiện bởi chủ thể đủ độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí theo luật định.
+ Các chủ thể này không mắc các bệnh tâm thần.
+ Họ hoàn toàn có khả năng nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và hậu quả pháp lí của nó.
Do đó họ phải chịu các trách nhiệm tương ứng với lỗi vi phạm của mình.
Kết luận:
Thông qua các dấu hiệu vi phạm chúng ta hoàn toàn có thể xác định được đâu là hành vi vi phạm an toàn giao thông. Các hành vi có lỗi trên thực tế được thực hiện rất đa dạng, ở các mức độ và thiệt hại khác nhau. Do đó cần căn cứ trên các dấu hiệu này để xác định hành vi vi phạm.
Ngoài ra, các chế tài xử lý vi phạm dưới đây cũng xác định, liệt kê một số lỗi vi phạm an toàn giao thông cụ thể. Bạn đọc có thể theo dõi để hiểu hơn thế nào là hành vi vi phạm giao thông.
3. Các chế tài xử lý đối với vi phạm pháp luật giao thông:
Các chế tài được đặt ra bởi các chủ thể quản lý nhà nước, thực hiện trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Có các mức phạt hình sự, hành chính và dân sự. Qua đó đảm bảo xác định và xử lý vi phạm với đúng người, đúng tính chất và mức độ vi phạm. Cùng theo dõi các nội dung bên dưới:
3.1. Mức phạt hình sự đối với hành vi vi phạm an toàn giao thông:
Cụ thể, các tội xâm phạm an toàn giao thông được quy định tại mục 1 chương XXI Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Ví dụ điều 260 quy định như sau:
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:…
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:…
4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3.2. Mức phạt hành chính đối với hành vi vi phạm an toàn giao thông:
Mức phạt hành chính áp dụng với các hành vi không gây ảnh hưởng nhiều đến trật tự an toàn xã hội và không được quy định trong Bộ Luật Hình sự. Các hành vi có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không cao.
Ví dụ căn cứ Khoản 3 Điều 5
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
b) Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
c) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
d) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;
đ) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa;
Phân tích quy định pháp luật:
Các hành vi trên đang không tuân thủ quy định pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế chỉ là các xâm phạm, không tuân thủ quy định ở mức thấp. Khi đó, chưa đến mức độ xử phạt tội danh theo các tội phạm luật quy định.
3.4. Mức phạt dân sự đối với hành vi vi phạm an toàn giao thông:
Ngoài ra, nếu các hành vi gây thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, tính mạng,…. thì sẽ bị phải bồi thường theo Điều 584 Bộ Luật Dân sự 2015. Người gây ra thiệt hại phải bồi thường dựa trên các căn cứ phát sinh trách nhiệm của họ. Cụ thể như sau:
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Phân tích quy định pháp luật:
Các bên có thể thỏa thuận về cách thức cũng như mức độ bồi thường. Tuy nhiên phải đảm bảo triển khai trên tinh thần pháp luật. Cũng như thống nhất, xác định và nhanh chóng bù đắp, ngăn chặn các thiệt hại lớn hơn.
Trong đó, yếu tố lỗi là căn cứ xác định mức độ bồi thường toàn bộ hay một phần đối với thiệt hại xảy ra. Nếu không thể thỏa thuận, các bên có thể khởi kiện nhờ Tòa án giải quyết.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Luật giao thông đường bộ hợp nhất năm 2018.
– Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2004, sửa đổi năm 2014.
–
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
–