Hiện nay, tội phạm trên không gian mạng được diễn ra phổ biến và có nguy cơ tăng nhanh với những tính chất ngày càng tinh xảo và nguy hiểm. Do đó, đã có rất nhiều câu hỏi liên quan đến truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hành vi xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông:
Hiện nay, tội phạm trên không gian mạng được diễn ra phổ biến và có nguy cơ tăng nhanh với những tính chất ngày càng tinh xảo và nguy hiểm. Để phòng tránh tội phạm mạng là một trong những thách thức rất lớn đối với cơ quan có thẩm quyền. Vậy làm sao để xác định dấu hiệu tội phạm của những tội phạm truy cập vào mạng máy tính, mạng miễn thông bất hợp pháp. Việc xử lý tội phạm được quy định như thế nào?
– Theo quy định hiện nay, mạng máy tính là tập hợp nhiều máy tính kết nối với nhau, mà như vậy, nó có thể chia sẻ dữ liệu cho nhau ở bất cứ mọi nơi.
– Đối với mạng viễn thông thì đó tập hợp thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông.
– Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện thông qua hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển, mã truy cập, tường lửa; can thiệp vào những chức năng hoạt động của phương tiện điện tử; làm giả dữ liệu, lấy cắp, thay đổi, hủy hoại hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ.
– Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông là tội phạm mang tính “phi truyền thống” Do tính đặc thù của loại tội phạm này cho nên ngoài những đặc điểm chung tương đối giống như các tội phạm khác thì loại tội phạm này còn có những đặc điểm mang tính chất đặc trưng sau:
+ Chủ thể của tội phạm là những đối tượng cơ bản có trình độ cao về công nghệ thông tin, điện tử tin
+ Người thực hiện hành vi phạm tội có thể biết hoặc không đối với người bị hại tuy nhiên thông qua môi trường mạng, trong “thế giới ảo” để thực hiện hành vi của mình.
+ Đặc điểm về những thông tin, tài liệu, vật chứng với tư cách là các dấu vết phản ánh tội phạm được tồn tại dưới dạng lưu trữ điện tử, là những tập tin tồn tại dưới các File dữ liệu trên môi trường mạng máy tính, mạng Internet, mạng viễn thông hoặc trong các phần cứng, phần mềm máy tính, dụng cụ ghi, sao chép, lưu trữ dữ liệu như USB, đĩa CD, DVD.
2. Dấu hiệu pháp lý tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông:
2.1. Mặt khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm về đảm bảo an toàn mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số của người khác mà pháp luật quy định. Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông của người khác xâm phạm trật tự quản lý nhà nước trật tự an toàn công cộng, cụ thể là xâm phạm hoạt động bình thường của mạng máy tính, mạng Internet, mạng viễn thông.
2.2. Khách quan của tội phạm:
– Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi mà một người đã truy cập vào mạng máy tính, mạng viễn thông bất hợp pháp chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu hay quản lý điều hành mạng máy tính, mạng viễn thông. Hành vi được thực hiện thông qua các phương thức như:
+ Vượt qua cảnh báo là việc một người nào đó vượt qua thông báo không cho phép người không có thẩm quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu.
+ Vượt qua mã truy cập là vượt qua những điều kiện bắt buộc để đáp ứng một tiêu chí chuẩn nhất định trước khi sử dụng, truy cập tới thiết bị, nội dung dữ liệu được bảo vệ.
+ Vượt qua tường lửa để xâm nhập trái phép, mà trong đó tường lửa là nơi tập hợp các thành phần hoặc một hệ thống các trang thiết bị, phần mềm hoặc phần cứng được đặt giữa hai hay nhiều mạng nhằm kiểm soát tất cả những kết nối từ bên trong ra bên ngoài và ngược lại, đồng thời ngăn chặn xâm nhập, kết nối trái phép.
+ Sử dụng dưới quyền quản trị của người khác là sử dụng quyền quản lý, khai thác ,vận hành, và duy trì hoạt động ổn định hệ thống mạng máy tính, mạng viễn thông của cá nhân.
+ Các phương thức xâm nhập trái phép khác như bẻ khóa, trộm mật khẩu, mật mã của người khác để xâm nhập trái phép hoặc xâm nhập vật lý như mở khóa cửa vào phòng, khu vực không thuộc phận sự để truy cập vào mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.
– Thời điểm thực hiện hành vi truy cập trái phép bằng một trong các thủ đoạn trên thì tội phạm được coi là hoàn thành quá trình phạm tội. Hậu quả của tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này.
2.3. Mặt chủ quan của tội phạm:
– Tội phạm thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Động cơ, mục đích có thể là vụ lợi hoặc động cơ mục đích khác nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
– Mục đích của phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Mục đích xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông gồm:
+ Chiếm quyền điều khiển mạng máy tính, mạng viễn thông, sử dụng bất hợp pháp quyền quản trị của người khác. Người phạm tội đã sử dụng bất hợp pháp quyền quản lý, khai thác, vận hành và duy trì hoạt động ổn định hệ thống mạng máy tính, mạng viễn thông.
+ Can thiệp vào những chức năng hoạt động của phương tiện điện tử. Từ đó làm cho phương tiện đó hoạt động không đúng quy luật hoặc xử lý số liệu sai, có lợi cho người phạm tội.
+ Lấy cắp, hủy hoại và thay đổi, làm giả dữ liệu;
+ Sử dụng trái phép dịch vụ mạng máy tính, mạng viễn thông.
2.4. Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể phạm tội là người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đã đạt độ tuổi hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, dựa vào những đặc điểm của hành vi phạm tội nên người phạm tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông của người khác thường là người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, hiểu biết trong hoạt động công nghệ thông tin, điện tử tin học.
3. Mức phạt hành vi truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông:
Hành vi truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông hiện nay đang diễn ra thường xuyên. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 289 Bộ luật Hình sự 2015 và Nghị quyết số 08/2021/NQ-UBTVQH15 hướng dẫn quy định về việc xử lý tội phạm xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác
– Người nào cố ý vượt qua cảnh báo, tường lửa, mã truy cập, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng những phương thức tương tự để xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào những chức năng hoạt động của phương tiện điện tử; thay đổi, hủy hoại, lấy cắp, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm theo quy định hiện nay.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000đ hoặc bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm theo quy định :
+ Người nào thực hiện hành vi phạm tội có tổ chức;
+ Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi phạm tội;
+ Trường hợp dựa vào quyền hạn, chức vụ để thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Người nào thực hiện hành vi phạm tội gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
+ Đối với trạm trung chuyển internet quốc gia, hệ thống cơ sở dữ liệu tên miền và hệ thống máy chủ tên miền quốc gia;
+ Người phạm tội tái phạm nguy hiểm.
– Nếu người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm theo quy định hiện nay:
+ Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thuộc thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh;
+ Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông;
+ Người nào thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
+ Người phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
– Không những thế, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000đ đến 50.000.000đ, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, bằng phương thức khác xâm nhập trái phép hoặc sử dụng quyền quản trị của người khác vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng và hoạt động của phương tiện điện tử; thay đổi, lấy cắp, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ thì phạm tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác
Do đó, trường hợp xâm nhập trái phép vào mạng máy tính khi cố ý vượt qua cảnh báo của người khác nếu thuộc các trường hợp này thì phạm tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính của người khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
– Nghị quyết số 08/2021/NQ-UBTVQH15 giải thích khoản 1 điều 289 của bộ luật Hình sự.