Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là loại bảo hiểm bồi thường cho người tham gia khi xảy ra các thiệt hại về tài sản do sự cố cháy nổ, loại bảo hiểm này nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng môi trường và an toàn xã hội. Vậy vay vốn ngân hàng có bắt buộc mua bảo hiểm cháy nổ không?
Mục lục bài viết
1. Vay vốn ngân hàng bắt buộc mua bảo hiểm cháy nổ không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có quy định về bảo hiểm bắt buộc. Theo đó:
– Bảo hiểm bắt buộc được xem là loại sản phẩm bảo hiểm hướng tới mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, bảo vệ lợi ích môi trường và lợi ích chung của toàn thể xã hội;
– Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, các loại bảo hiểm bắt buộc khác theo quy định của văn bản pháp luật có liên quan.
Theo đó, hiện nay có các loại bảo hiểm bắt buộc như sau:
– Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện xe cơ giới;
– Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc;
– Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
– Bảo hiểm bắt buộc quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác đáp ứng điều kiện tại khoản 1 Điều 8 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có quy định cụ thể về thỏa thuận vay. Theo đó:
– Thỏa thuận vay bắt buộc phải được lập thành văn bản, trong thỏa thuận vay tối thiểu phải bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
+ Tên và địa chỉ của tổ chức tín dụng cho vay, mã số doanh nghiệp của tổ chức tín dụng cho vay, tên và địa chỉ của khách hàng, số giấy tờ tùy thân như căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của khách hàng, mã số doanh nghiệp của khách hàng;
+ Số tiền cho vay, hạn mức cho vay đối với trường hợp ký hợp đồng vay theo hạn mức, hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức vay dự phòng, hạn mức thấu chi đối với các trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên số tài khoản thanh toán;
+ Mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, đơn vị cho vay, đồng tiền trả nợ;
+ Thời hạn cho vay, thời hạn duy trì hạn mức đối với trường hợp các bên cho vay theo hạn mức, thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp các bên cho vay theo phương thức cho vay dự phòng, thời hạn duy trì hạn mức thấu chi đối với trường hợp các bên cho vay theo hạn mức thấu chi trên sổ tài khoản thanh toán;
+ Lãi suất cho vay theo thỏa thuận của các bên và lãi suất quy đổi theo tỷ lệ phần trăm/năm tính số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nguyên tắc xác định lãi suất, các yếu tố xác định lãi suất, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh, lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn, lãi suất áp dụng đối với trường hợp lãi chậm trả, các loại chi phí có liên quan đến khoản vay, mức phí áp dụng;
+ Giải ngân vốn cho vay, sử dụng phương tiện thanh toán để thực hiện hoạt động giải ngân vốn cho vay, việc trả nợ gốc và trả tiền lãi vay, thứ tự thu hồi nợ, thứ tự thu hồi lãi tiền vay, trả nợ trước hạn;
+ Vấn đề cơ cấu lại thời gian trả nợ, chuyển nợ quá thời hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được theo đúng thời hạn đã thỏa thuận ban đầu và không được tổ chức tín dụng đồng ý cơ cấu lại thời hạn trả nợ, hình thức thông báo chuyển nợ quá hạn, nội dung thông báo chuyển nợ quá hạn căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
+ Trách nhiệm của khách hàng trong quá trình phối hợp với các tổ chức tín dụng cung cấp các loại giấy tờ và tài liệu liên quan đến khoản vay, để các tổ chức tín dụng có thể thực hiện hoạt động thẩm định và ra quyết định cho vay phải kiểm tra giám sát quá trình sử dụng nguồn vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng;
+ Các trường hợp chấm dứt hợp đồng cho vay và thu hồi nợ trước hạn, xử lý hợp đồng vay, vấn đề phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, quyền lợi và trách nhiệm của các bên, hiệu lực của thỏa thuận cho vay.
– Ngoài các nội dung nêu trên, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với sự thỏa thuận của các bên, phù hợp với quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Thỏa thuận cho vay được lập dưới điện thức thỏa thuận cụ thể/hoặc thỏa thuận khung, và phải được lập thành văn bản;
– Trong trường hợp các bên sử dụng hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung trong giao kết thỏa thuận cho vay, các tổ chức tín dụng cần phải thực hiện các hoạt động sau: Các tổ chức tín dụng cần phải niêm yết công khai hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung liên quan đến hoạt động cho vay tại trụ sở của tổ chức và đăng tải trên các trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng đó. Đồng thời, các tổ chức tín dụng cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung cho khách hàng biết trước khi ký kết thỏa thuận cho vay, đồng thời có xác nhận của khách hàng về việc đã được tổ chức tín dụng cung cấp đầy đủ các thông tin đó.
Theo đó thì có thể nói, thỏa thuận vay giữa các bên không có quy định khách hàng bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ. Việc khách hàng vay vốn có sử dụng thêm dịch vụ mua bảo hiểm cháy nổ là hoàn toàn phụ thuộc vào sự quyết định của khách hàng. Hay nói cách khác, vay vốn ngân hàng không bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, quá trình mua bảo hiểm cháy nổ sẽ giúp cho khách hàng đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình, có khả năng bù đáp tổn thất được một phần hoặc toàn bộ tổn thất đối với khoản vay trong trường hợp có rủi ro xảy ra, từ đó góp phần hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng có thể kiểm soát tốt nhất chất lượng tín dụng và các nợ xấu.
2. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Nghị định 67/2023/NĐ-CP, có quy định cụ thể về thành phần hồ sơ bồi thường bảo hiểm. Theo đó, thành phần hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc phải bao gồm các loại tài liệu và giấy tờ sau:
– Văn bản yêu cầu bồi thường bảo hiểm cháy nổ do bên mua bảo hiểm lập;
– Tài liệu giấy tờ liên quan đến đối tượng bảo hiểm, trong đó bao gồm hợp đồng bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm;
– Biên bản kiểm tra an toàn về vấn đề phòng cháy chữa cháy của các cơ quan công an có thẩm quyền tại thời điểm gần nhất với thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm;
– Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc biên bản giám định của người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền;
– Văn bản kết luận, thông báo về nguyên nhân xảy ra vụ việc cháy nổ của cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc các bằng chứng chứng cứ khác chứng minh nguyên nhân xảy ra vụ cháy nổ;
– Biên bản kê khai thiệt hại xảy ra trên thực tế và các loại giấy tờ tài liệu chứng minh thiệt hại.
Theo đó thì có thể nói, thành phần hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc phải được xác định theo các nội dung nêu trên.
3. Hành vi ép khách hàng mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, vay vốn ngân hàng không bắt buộc khách hàng phải mua bảo hiểm cháy nổ. Mọi hành vi ép buộc khách hàng mua bảo hiểm cháy nổ đối với hoạt động vay vốn ngân hàng sẽ bị xử phạt. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của
– Có hành vi không cung cấp đầy đủ thông tin liên quan tới hợp đồng bảo hiểm, không thực hiện nghĩa vụ giải thích đầy đủ các điều kiện và điều khoản hợp đồng bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm trong quá trình giao kết hợp đồng;
– Có hành vi không thực hiện thông báo cho bên mua bảo hiểm về tình trạng pháp lý của hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật;
– Ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm hỗ trợ kèm theo hợp đồng bảo hiểm chính;
– Triển khai các loại sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe không theo đúng quy định của pháp luật;
– Có hành vi ép buộc các tổ chức và cá nhân mua bảo hiểm dưới bất kỳ hình thức nào.
Theo đó, hành vi ép buộc khách hàng mua bảo hiểm nói chung và bảo hiểm cháy nổ nói riêng sẽ bị xử phạt lên đến 50.000.000 đồng. Tuy nhiên, đây là mức xử phạt áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trong trường hợp tổ chức vi phạm thì sẽ bị phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân, cụ thể là 100.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;
–
– Nghị định 67/2023/NĐ-CP bảo hiểm bắt buộc của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
– Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng;
– Thông tư 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
THAM KHẢO THÊM: