Vay tiền không trả nợ đúng hạn có phải đi tù không? Vay tiền trả góp nhưng sức khỏe yếu nên không trả đúng hạn.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn hỏi mẹ tôi có vay tiêu dùng số tiền là 45 triệu đồng góp 30 tháng. Mỗi tháng mẹ tôi góp 2.950.000 đã góp được vài tháng thì mẹ tôi bị tai nạn lao động mất một cánh tay trái. Hiện giờ sức khoẻ mẹ tôi yếu không thể lao động và tiếp tục góp cho ngân hàng theo hợp động. Cho tôi hỏi như vậy mẹ tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không hay phải ở tù? Tôi xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Như vậy, một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nếu sau khi vay tiền người đó dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt số tiền đã vay đó. Theo bạn trình bày, mẹ bạn có vay tiền, đã trả được một thời gian nhưng sau đó bị tai nạn lao động nên khó khăn dẫn đến không trả được nợ. Trường hợp này, mẹ bạn vì sức khỏe yếu mới dẫn đến việc không có khả năng lao động tạo ra thu nhập để trả nợ chứ không có ý định chiếm đoạt số tiền đã vay. Do đó mẹ bạn không phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, nghĩa là không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và cũng không phải đi tù.
Căn cứ vào Điều 471 “
Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 474 “
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Luật sư
4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Điều 304 “Bộ luật dân sự năm 2015” về trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc quy định:
1. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.
2. Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.
Trường hợp của mẹ bạn, vì bị tai nạn lao động mất một cánh tay trái, sức khoẻ yếu không thể lao động và tiếp tục góp cho ngân hàng theo hợp động làm phát sinh trách nhiệm buộc phải thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Theo đó, khi người có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế để buộc người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ. Với trách nhiệm này, người vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên kia. Nếu bên có quyền đã yêu cầu mà bên có nghĩa vụ vẫn không thực hiện, thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước áp dụng những biện pháp cưỡng chế buộc bên kia phải thực hiện nghĩa vụ dân sự theo hợp đồng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Người vay tiền đã bỏ trốn thì phải làm gì?
- 2 2. Người vay tiền bỏ đi khỏi địa phương đòi tiền như thế nào?
- 3 3. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi nhờ vay tiền hộ rồi bỏ trốn
- 4 4. Cầm cố vay tiền vay tiền rồi bỏ trốn xử lý thế nào?
- 5 5. Làm giấy tờ nhà đất giả để vay tiền bị xử phạt thế nào?
- 6 6. Đập phá tài sản khi người vay tiền không thanh toán nợ
1. Người vay tiền đã bỏ trốn thì phải làm gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư tôi đang gặp 1 việc rất khó khăn mong luật sư giúp đỡ. Tôi có cho người quen mượn giấy tờ nhà để đi vay, vì không phải vay ngân hàng mà là vay ở tư nhân giấy tờ tôi ký đứng ra vay số tiền là 300.000.000 (ba trăm triệu) cho người đó, nay người đó đã bỏ trốn và nguy cơ nhà tôi có thể bị siết. Vậy cho tôi hỏi nếu kiện ra tòa tôi có được giành lại căn nhà đó cho mình hay không? Phí khởi kiện ra Tòa là bao nhiêu?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 140 “
“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốntriệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”
Người bạn của bạn có hành vi: Có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay, mượn, tài sản. Sau khi có được tài sản, người phạm tội không thực hiện như cam kết trong hợp đồng, sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản. Người bạn của bạn đã chiếm đoạt được tài sản, hoặc đã bỏ trốn, hoặc không còn khả năng trả lại tài sản.
Như vậy, người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại điểm a) Khoản 3 Điều 140 “
Để đòi lại nợ từ phía người bạn của bạn thì bạn làm đơn tố cáo gửi tới
Mặt khác, bạn là người đứng tên trên hợp đồng vay, nếu bạn muốn giữ được mảnh đất này thì bạn phải thỏa thuận với người chủ nợ về vấn đề trả nợ. Nếu hai bên không tự thỏa thuận được, bên phía chủ nợ có đơn khởi kiện ra Tòa án, nếu bạn không trả được nợ thì bên chủ nợ có quyền yêu cầu Tòa án phát mại tài sản thu hồi lại nợ.
2. Người vay tiền bỏ đi khỏi địa phương đòi tiền như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư ! tôi xin được phép hỏi luật sư câu hỏi như sau ! khoảng 3 tháng trước tôi có cho một người bạn muốn số tiền là 200 triệu hẹn là 20 ngày sẽ trả ,nhưng khi tới hạn lại gia hạn tiếp là đủ 1 tháng sẽ trả hết. khi cho vay hai bên có viết giấy tay ký tên đầy đủ .nhưng tới nay đã hơn 3 tháng mà người bạn đó của tôi vẫn chưa trả tiền cho tôi và hiện tại người bạn của tôi đã bỏ đi khỏi địa phương .bây giờ tôi phải làm như thế nào đây thưa luật sư .xin luật sư tư vấn giúp tôi .xin chân thành cám ơn !?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 471 “
“Điều 471. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”
Theo đó hai bên xác lập hợp đồng về việc vay tiền thì bên vay có nghĩa vụ hoàn trả số tiền đã vay và phải trả lãi nếu có thỏa thuận.
Nghĩa vụ của bên vay tài sản như sau:
+ Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
+ Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
+ Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
+ Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
+ Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Như vậy, người đó phải có nghĩa vụ trả toàn bố số tiền đã vay của bạn và số tiền lãi theo thỏa thuận của hai bên. Trường hợp người đó cố tình không trả và bỏ trốn khỏi địa phương thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 140 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung 2009 quy định như sau:
“Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”
Như vậy, người kia đã có hành vi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của bạn. Bạn có thể ra
3. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi nhờ vay tiền hộ rồi bỏ trốn
Tóm tắt câu hỏi:
Hai vợ chồng em một người quen thân cùng xóm, nhờ Cty TNHH vay hộ một khoản tiền 400 triệu đồng từ 2011.người chồng làm lái máy xúc tại Cty này. thế chấp bằng tài sản là ngôi nhà được ngân hàng thẩm định và đồng ý cho Cty vay thế chấp tại ngân hàng. Từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 hai vợ chồng không trả được lãi và gốc. tháng 6/2014 hai vợ chồng bàn bạc và bán ngôi nhà đã thế chấp, đề nghị CTy giải chấp lấy giấy quyền sử dụng đất về để bán. Cty đã thu hồi 400 triệu gốc , còn lãi 182 triệu bên nợ cam kết bằng văn bản là khi làm xong thủ tục bán sẽ trả CTy . Nhưng sau khi bán nhà xong cả hai vợ chòng tắt điện thoại và bỏ đi đâu không biết, Liên lạc với anh em ruột thịt của 2 vợ chồng thì đều giấu tung tích. Bây giờ Cty phải làm gì? kiện ai? tố cáo thế nào để được pháp luật giải quyết thu hồi số công nợ tính đến tháng 6/2016 là 261, triệu đồng. Xin các luật sư tư vấn và giúp đỡ. Cám ơn trước?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 140 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung 2009.
Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
Trong trường hợp của bạn, xét thấy rằng giữa công ty và hai vợ chồng hàng xóm của bạn đã thực hiện một giao dịch dân sự là hợp đồng vay tài sản. Công ty với tư cách pháp lý đầu tiên là đại diện cho vợ, chồng hàng xóm của bạn vay vốn của ngân hàng, tư cách thứ hai công ty là bên thứ ba cam kết với ngân hàng vè việc bảo lãnh khoản tiền vay của hai vợ chồng hàng xóm của bạn.
Theo như bạn trình bày thì từ năm 2011 đến thàng 6 năm 2014 hai vợ chồng hàng xóm đã không trả được lãi và gốc. Tháng 6/2014 hai vợ chồng bàn bạc bán ngôi nhà thế chấp để trả nợ. Công ty đã thu hồi dược 400 triệu tiền gốc, còn lãi 182 triệu vợ chồng hàng xóm của bạn cam kết bằng văn bản sau khi làm xong thủ tục bán nhà sẽ trả số tiền còn lại. Tuy nhiên, sau khi bán nhà xong hai vợ chồng hàng xóm nhà bạn đã tắt điện thoại, bỏ đi và không trả số tiền còn lại trên. Căn cứ theo các thông tin bạn đã trình bày thì hành vi của hai vợ chồng hàng xóm của bạn đã cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 140 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung 2009 “Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó”.
Nếu đó chỉ là trường hợp vợ chồng họ chuyển đi và họ có tiến hành khai báo tạm vắng nơi địa phương họ đang cư trú và đăng ký tạm trú hợp pháp nơi họ chuyển đến thì khi đó không phải dấu hiệu bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Căn cứ theo Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự 2003:
Điều 101. Tố giác và tin báo về tội phạm
Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.
Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công ty, công ty nên làm đơn tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của hai vợ chồng này đến cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra sẽ xác định sự thật của vụ án. Nếu có dấu hiệu của vụ án hình sự và đủ căn cứ để khởi tố bị can thì khi đó cơ quan điều tra sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can.
4. Cầm cố vay tiền vay tiền rồi bỏ trốn xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư .Năm 2008 tôi có cầm giấy tờ nhà 120tr lãi suất 2% giấy chỉ 2 bên kí có mẹ vợ người vay kí lam chứng ,đóng lai được 3 tháng người đó trốn khỏi nơi cư trú tới nay.Nhà thìngười đó cho thuê .vậy bây giờ tôi phải lam sao đây,xin luật sư hướng dẫn dùm.Chân thành cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì giữa hai bên đã thực hiện một giao dịch cho vay tiền có bảo đảm là giấy tờ nhà của bên vay và có sự làm chứng của người thứ ba. Tuy vậy sau đó người này không hoàn trả số tiền mà cầm điện thoại bỏ trốn, hành vi trên là một trong những hành vi có thể cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo quy định tại Điều 140, “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi, bổ sung 2009:
Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
Trong trường hợp này với số tiền 120 triệu và hành vi bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ của bên vay khi đến hạn khi đã xác định được căn cứ chính xác bạn nên tố giác với cơ quan công an để tiến hành điều tra nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Theo đó căn cứ vào hợp đồng cho vay giữa hai bên, bên vay đã thế chấp giấy tờ nhà đã thực hiện giao dịch bảo đảm. Khi đến hạn mà người vay chưa thực hiện được nghĩa vụ trả nợ, theo quy định cụ thể tại “Bộ luật dân sự 2015” như sau:
Điều 349 Quy định về quyền của bên thế chấp tài sản:
Bên thế chấp tài sản có các quyền sau đây:
1. Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thoả thuận;
2. Được đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp;
3. Được bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán.
4. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý.
5. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết;
6. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
Điều 351 Bộ luật Dân sự quy định về quyền của bên nhận thế chấp tài sản
Bên nhận thế chấp tài sản có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu bên thuê, bên mượn tài sản thế chấp trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 349 của Bộ luật này phải chấm dứt việc sử dụng tài sản thế chấp, nếu việc sử dụng làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản đó;
2. Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản thế chấp;
3. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp;
4. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng;
5. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
6. Giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai;
7. Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo quy định tại Điều 355 hoặc khoản 3 Điều 324 của Bộ luật này và được ưu tiên thanh toán.
Vậy theo quy định ở trên thì người vay tiền bạn có quyền được cho thuê căn nhà dùng để thế chấp nhưng phải có nghĩa vụ thông báo cho bạn và thỏa thuận cụ thể về tài sản đem đi thế chấp. Theo đó để bảo vệ quyền của bạn là người nhận thế chấp, khi người vay tiền không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đúng hạn, bạn có quyền yêu cầu người thứ ba liên quan (người đang thuê nhà) giao lại căn nhà đó để bạn xử lý.
5. Làm giấy tờ nhà đất giả để vay tiền bị xử phạt thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Vào tháng 2/2015. Vợ chồng em có sử dụng giấy tờ nhà đất giả để đi vay tiền ở ngoài, số tiền là 100 triệu. Người cho vay này không biết đó là số giả ( vì hoàn cảnh lúc đó của chúng em lúc đó cần tiền để trả nợ vay nặng lãi). Vợ chồng em vay 100 triệu, hàng tháng em phải đóng 4,5 triệu tiền lợi cho chủ nợ. Vào tháng 9/2016, vợ chồng em không còn đủ khả năng đóng lãi nữa nên chủ nợ phát hiện là số giả. Sau đó chủ nợ cho vợ chồng em làm ăn trả dần ( không kiện tụi em). Tiền lãi thì bớt xuống lấy 2 triệu 1 tháng. Nhưng thời gian vừa rồi, chủ nợ muốn đòi hết em số tiền đó, em không có để trả đủ 100 triệu ngay 1 lúc, thi chủ nợ làm đơn kiện vợ chồng em lên công an. Xin cho em hỏi, giờ vợ chồng em như vậy là bị Phạm vào tội gì? Và mức hình phạt như thế nào? Có phải đi tù không ạ? Giờ em đang rất hoang mang và lo lắng. Mong giúp em. Giờ em phải như thế nào a?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì vợ chồng bạn đã có hành vi làm giả giấy tờ nhà đất để vay tiền. Căn cứ Điều 267 “Bộ luật hình sự 2015”:
Điều 267. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Làm giả giấy tờ là hành vi của người không có chức vụ, quyền hạn cấp các giấy tờ đó nhưng đã tạo ra các giấy tờ đó giống như thật bằng những thủ đoạn, phương pháp khác nhau. Các giấy này có thể là giả từng phần hoặc giả toàn bộ. Sử dụng giấy tờ giả là hành vi dùng các giấy tờ đó vào một mục đích nhất định. Theo đó, vợ chồng bạn đã làm giả giấy tờ đất đai để vay số tiền 100 triệu đồng thì vợ chồng bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Nếu vợ chồng bạn làm giả giấy tờ sử dụng các giấy tờ giả đó để thực hiện hành vi trái pháp luật mà hành vi đó cấu thành tội độc lập thì vợ chồng bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo nguyên tắc phạm nhiều tội. Nếu các hành vi này được thực hiện nhưng không nhằm để lừa dối thì không bị coi là phạm tội. Do đó, nếu chủ nợ chứng minh được vợ chồng bạn làm giả giấy tờ nhà đất để vay tiền, cố tình chiếm đoạt số tiền đã vay thì vợ chồng bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung năm 2009:
Điều 139: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Thủ đoạn gian dối ở đây chính là việc sử dụng giấy tờ giả. Như vậy ngoài tội danh Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức vợ chồng bạn còn bị truy tố tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đó, trong trường hợp này vợ chồng bạn cần thỏa thuận với chủ nợ về việc vợ chồng bạn sẽ trả nợ dần, tuy nhiên, điều này không làm miễn trừ trách nhiệm hình sự đối với vợ chồng bạn. Nếu người chủ nợ rút đơn tố cáo vì vợ chồng bạn khắc phục hậu quả thì cơ quan tiến hành tố tụng vẫn tiến hành khởi tố vợ chồng bạn và đây chỉ được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho vợ chồng bạn.
Theo thông tin bạn cung cấp thì vợ chồng bạn vay tiền nhưng vẫn thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, do vợ chồng bạn không có khả năng chi trả cho chủ nợ một lần cả khoản vay, do đó vợ chồng bạn có thể thỏa thuận với bên chủ nợ. Căn cứ Điều 474 “Bộ luật dân sự 2015” quy định như sau:
Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Do đó, trường hợp vợ chồng bạn vay có lãi mà khi đến hạn không trả hoặc không trả đầy đủ thì vợ chồng bạn phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi xuất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. Như vậy, nếu vợ chồng bạn thực hiện khả năng chi trả cho chủ nợ mà không có hành vi trốn tránh khoản nợ thì vợ chồng bạn sẽ phải trả nợ theo căn cứ của “Bộ luật dân sự 2015” mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
6. Đập phá tài sản khi người vay tiền không thanh toán nợ
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có vay tiền với lãi cao 20 %. Vay 18 triệu tiền lãi là 3 triệu 1 tháng. Chưa trả hết tiền họ đến nhà tôi đập phá tài sản. Vay được hơn 3 năm rồi. Nay tôi làm ăn không được tốt. Không còn khả năng trả tiền. Họ đập phá cửa hàng của tôi. Tôi muốn tố cáo họ phải làm như thế nào làm ơn tư vấn dùm. ?
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ vào Điều 163 “Bộ luật hình sự năm 2015” về tội cho vay lãi nặng như sau:
“Điều 163. Tội cho vay lãi nặng
1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
– Trong trường hợp của bạn, hành vi cho vay tiền với lãi suất 20% có thể cấu thành tội phạm cho vay lãi nặng quy định tại Điều 163 “Bộ luật hình sự năm 2015”.
– Căn cứ vào Điều 143 “Bộ luật hình sự năm 2015” về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:
“Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưnggây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Để che giấu tội phạm khác;
đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
e) Tái phạm nguy hiểm;
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
Luật sư
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
– Hành vi đập phá tài sản, cửa hàng của bên cho vay lãi nặng sẽ cấu thành tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản tùy theo mức độ gây thiệt hại quy định tại Điều 143 “Bộ luật hình sự năm 2015” nêu trên.
– Trong trường hợp của bạn, để tố cáo về hành vi cho vay lãi nặng và hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản của bên cho vay bạn phải làm đơn tố cáo gửi cho cơ quan công an cấp xã/phường cùng với giấy tờ chứng mình hành vi cho vay lãi nặng hoặc người làm chứng, chứng minh thiệt hại về tài sản do bên cho vay gây ra cho gia đình bạn.