Vay tiền đến hạn không có trả phải làm thế nào để đòi nợ? Đứng ra vay tiền giúp bạn nhưng đến hạn bạn không trả phải làm thế nào?
Vay tiền đến hạn không có trả phải làm thế nào để đòi nợ? Đứng ra vay tiền giúp bạn nhưng đến hạn bạn không trả phải làm thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Câu chuyện của em như sau: Em thực tập tại một cơ quan huyện đoàn, gia đình khó khăn nên có nhu cầu vay vốn. Anh phó bí thư huyện đoàn gạ ý nếu muốn anh sẽ giúp làm hồ sơ vay vốn bằng tín chấp lương, người của cơ quan nhà nước nên lãi suất sẽ thấp. Nghe anh nói vậy em đồng ý và làm thủ tục vay vốn. Khi cầm được tiền về tới nhà thì anh ta gọi và bảo chị bí thư không đồng ý làm như vậy yêu cầu em mang tiền lên ngay để anh ta trả ngân hàng. Cũng không nghi ngờ gì em cầm số tiền 60 triệu vừa lấy từ ngân hàng mang nên đưa cho anh ta. Và anh ta bảo sẽ gửi lại ngân hàng giúp em. Một tháng sau ngân hàng gọi đóng lãi suất em mới ngớ ra bị anh ta lừa, anh ta không trả ngân hàng mà đã sử dụng số tiền đó. Khi em gọi nói chuyện thì anh ta nói chưa có tiền trả ngay và sẽ viết cho em 1 cái giấy nhờ vay hộ số tiền là 60 triệu, và sẽ chịu lãi hàng tháng cho tới khi trả lại số tiền trên, giấy có ghi rõ tên và đóng dấu đỏ tên anh ta và cơ quan huyện đoàn. Theo giấy anh ta hẹn tháng 2 sẽ gửi lại nhưng nay sang tháng 5 vẫn chưa giả và không đóng lãi như trong giấy đã ghi. Em mong muốn công ty tư vấn giúp em. Nếu em mang giấy đó đi kiện có lợi gì cho em hay không, nếu em không có khả năng hoàn trả tiền ngân hàng khi anh ta bỏ trốn thì anh có bị đi tù không ạ. Nếu sử dụng dịch vụ luật sư để đòi lại số tiền trên thì em sẽ chịu phí là bao nhiêu? Cảm ơn quý công ty!?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ pháp luật:
– Điều 463, 464,465 Bộ luật dân sự 2015;
– Điều 139,140 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009;
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Giải quyết vấn đề:
Theo như bạn trình bày thì bạn là người đứng tên trên
+ Nếu bạn có hành vi bỏ trốn hoặc có dấu hiệu lừa đảo dùng thủ đoạn gian dối để tránh khoản nợ, không thực hiện việc trả nợ thì ngân hàng có thể làm đơn tố giác bạn ra cơ quan công an. Và bạn có thể sẽ bị Công an khởi tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 Bộ Luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.
+ Trong trường hợp, bạn không có dấu hiệu vi phạm hình sự thì bên ngân hàng có quyền làm đơn khởi kiện bạn ra Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự và buộc bạn phải trả toàn bộ số tiền nợ và lãi vay đối với só tiền mà bạn chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Nếu sau khi Tòa án giải quyết mà bạn vẫn không có khả năng trả nợ, ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án xác minh tài sản thuộc sở hữu của bạn để thanh lý bán đấu giá thu hồi nợ.
Bạn có nêu là anh phó huyện đoàn viết cho bạn 1 cái giấy nhờ vay hộ số tiền là 60 triệu, và sẽ chịu lãi hàng tháng cho tới khi trả lại số tiền trên, giấy có ghi rõ tên và đóng dấu đỏ tên anh ta và cơ quan huyện đoàn. Theo quy định của pháp luật thì vay tài sản không nhất thiết phải lập thành văn bản có công chứng chứng thực. Do đó, giấy anh phó huyện đoàn viết cho bạn về việc cam kết thực hiện việc thanh toán trả nợ là có giá trị. Và bạn hoàn toàn có thể yêu cầu anh phó huyện đoàn hoàn trả lại số tiền trong nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng mà bạn đã thanh toán.
Nếu anh phó huyện đoàn không thực hiện việc trả nợ thì bạn có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân quận, huyện nơi người đó cư trú. Hồ sơ khởi kiện gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn khởi kiện;
+ Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện. Cụ thể, trong trường hợp của bạn gồm:
+ Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (bản sao có công chứng). Ngoài ra, bạn phải cung cấp cho Tòa chính xác địa chỉ của anh Phó huyện đoàn.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến về vấn đề vay vốn tín chấp: 1900.6568
Ngoài ra, nếu đến thời hạn trả nợ mà anh phó huyện đoàn vẫn không chịu hoàn trả cho bạn đồng thời dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn thì hành vi của anh phó huyện đoàn có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự. Theo đó, một trong những dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là phải có hành vi sử dụng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói; xuất trình giấy tờ giả mạo; giả danh cán bộ; giả danh tổ chức ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó là phải xét đến giá trị số tiền lừa đảo là từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiệm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Xét trong trường hợp của bạn thì anh phó huyện đoàn có hành vi sử dụng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản, cụ thể anh kia đã đưa những thông tin không đúng sự thật đối với bạn như sẽ giúp bạn làm hồ sơ vay vốn bằng tín chấp lương, người của cơ quan nhà nước sẽ được trả lãi suất sẽ thấp. Khi bạn cầm được tiền về tới nhà thì anh ta gọi và bảo chị bí thư không đồng ý làm như vậy yêu cầu bạn mang tiền lên ngay để anh ta trả ngân hàng. Và anh phó huyện đoàn cũng bảo sẽ gửi lại ngân hàng giúp bạn. Về số tiền chiếm đoạt: thì luật quy định số tiền của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải từ 2 triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng. Ở đây, số tiền mà anh phó huyện Đoàn chiếm đoạt của bạn là 60 triệu đồng.
Như vậy, với các hành vi của anh phó huyện đoàn bạn có thể tới cơ quan công an cấp quận, huyện để trình báo, khi tới bạn có thể mang các giấy tờ liên quan đến vụ việc của mình để cơ quan công an xác minh.