Vay hỗ trợ phát triển chính thức là khoản vay được thực hiện bởi chính phủ một quốc gia. Trong đó, các lợi ích được xác định hiệu quả với nghĩa vụ khoản vay đó. Khi hướng đến lợi ích và tiềm năng để quốc gia vay sử dụng. Do đó mà các quy định về sử dụng nguồn vốn hiệu quả là rất quan trọng.
Mục lục bài viết
1. Vay hỗ trợ phát triển chính thức là gì?
Hỗ trợ phát triển chính thức được thực hiện bởi các chủ thể luật quốc tế. Tính chất và ý nghĩa của khoản vay được nhắc đến nhiều hơn. Trong đó quan tâm đến hỗ trợ và hiệu quả đối với sử dụng khoản vay đó. Từ đó mà giúp các nước vay vốn có được hiệu quả với hoạt động của nền kinh tế nói chung.
Là việc các tổ chức quốc tế hoặc chính phủ một nước đầu tư cho các nước đang phát triển. Phải đảm bảo với các điều kiện để được đảm bảo cho lợi ích được thúc đẩy. Vừa mang đến tiềm năng và các cơ hội mới. Khi có các khoản đầu tư, có thể tiến hành nhiều công việc trên thực tế. Mang đến các cơ hội cũng như tiến bước với các quốc gia đang phát triển. Nhằm hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế và xã hội ở nước đó.
Ta còn quen với khoản vay này trong tên viết tắt là ODA. Cùng các nội dung được quy định trong Luật Quản lý nợ công năm 2017. Khi các khoản vay được thực hiện với chính phủ các quốc gia. Dùng trong các mục đích công với đầu tư cho quốc gia. Do đó được xác định là các khoản nợ công. Nghĩa là phải được đảm bảo chi trả với nguồn thu ngân sách nhà nước.
Hỗ trợ phát triển chính thức trong tiếng Anh là Official Development Assistance, viết tắt là ODA.
2. Các hình thức hỗ trợ phát triển chính thức:
Phân biệt theo tính chất sử dụng vốn, và các yếu tố được xác định trong lợi ích. Khi các ràng buộc nghĩa vụ được xác định cho các Chính phủ. ODA bao gồm: ODA không hoàn lại và ODA cho vay ưu đãi.
– ODA không hoàn lại (còn gọi là viện trợ không hoàn lại):
Là vốn do các nhà tài trợ quốc tế đầu tư. Tính chất tài trợ thực hiện các ý nghĩa đối với tìm kiếm các lợi ích và tiềm năng mới trong phát triển kinh tế thế giới. Mang đến các bộ mặt được cải thiện của các quốc gia có tiềm năng. Mang ý nghĩa từ thiện, không cần thực hiện các nghĩa vụ kèm theo. Từ đó mà có được khoản đầu tư để hướng đến các thúc đẩy cho kinh tế, xã hội.
Thực chất giá trị này là quà tặng của một bên cho phía bên kia. Và có gán với mục đích sử dụng của vốn. Cần đảm bảo với các mong muốn về mục đích và hiệu quả sử dụng. Khi bên tài trợ có được các quyền hạn trong thực hiện và sử dụng vốn trong các hạng mục đầu tư nào. Như: viện trợ xoá đói giảm nghèo, viện trợ cho người khuyết tật, viện trợ thực hiện cải thiện môi trường sống,… Đều mang ý nghĩa tích cực đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển. Khi tìm kiếm được các lợi ích hiệu quả hơn.
Hiện nay, dòng vốn viện trợ không hoàn lại chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong các dòng vốn đầu tư quốc tế. Bởi các chủ thể phải nhận được các lợi ích xứng đáng, gắn với nhu cầu thực tế. Cũng như có xu hướng giảm dần khi đời sống xã hội ngày một nâng cao. Những chính sách cải thiện phải được nước đang phát triển xây dựng. Nhờ vào các hỗ trợ của chủ thể khác có khả năng để tiếp cận phát triển tốt hơn.
– ODA ưu đãi.
Là vốn do các chủ đầu tư quốc tế cho chính phủ một nước vay. Việc lựa chọn các chủ thể phải được xác định cụ thể kèm điều kiện. Và có được nguồn vốn với các khoản vay tốt hơn. Thể hiện với lượng vốn lớn, lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường. Thời hạn sử dụng dài, có thể có thời gian ân hạn. Mang đến hiệu quả tiếp cận và triển khai cac hoạt động đầu tư. Vì vậy thực chất là loại tín dụng ưu đãi.
Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất thị trường được gọi là yếu tố viện trợ. Các khác biệt được xác định với lợi thế tạo ra từ nghĩa vụ vay phải thực hiện. Yếu tố viện trợ của ODA càng lớn thì lãi suất cho vay càng nhỏ. Phải đảm bảo thực hiện vốn trong đầu tư phát triển đất nước. Đây là ý nghĩa khi thực hiện các khoản cho vay từ nước phát triển cho nước đang phát triển.
3. Đặc điểm của vay hỗ trợ phát triển chính thức ODA:
– Bản chất của dòng vốn này chứa đựng yếu tố trợ giúp mang tính quốc tế. Các ưu đãi được thể hiện rất hiệu quả. Nên còn gọi là dòng vốn tài trợ quốc tế. Gắn với các ý nghĩa đối với hiệu quả phát triển quốc tế. ODA có yếu tố viện trợ do các điều kiện thể hiện dưới đây:
– Khối lượng vay vốn thường lớn. Để đảm bảo tác động và tìm kiếm hiệu quả ở các hạng mục đầu tư khác nhau. Từ đó mới có thể thay đổi với bộ mặt của quốc gia. Bên cạnh thời hạn vay dài, lãi suất vay thấp. Giúp các quốc gia không áp lực với nghĩa vụ phải thực hiện. Thay vào đó là nghĩ chiến lược tập chung cho các lĩnh vực phát triển.
– Đây là dòng vốn dành cho các quốc gia một cách có lợi. Nên phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ chính trị, xã hội giữa hai bên. Hướng đến các lợi ích của quốc gia khác. Khi các quốc gia có được mối quan hệ, đường lối chính sách tương đồng. Có nhiều tiếng nói chung và có định hướng giúp đỡ lẫn nhau.
– Có sự giám sát của bên đầu tư là bên cho vay. Thực hiện trong định hướng sử dụng hiệu quả với các nước đang phát triển. Trong quá trình vốn được sử dụng ở bên nhận đầu tư.
– Khả năng đáp ứng vốn của dòng vốn này rất chậm. Tồn tại với các cam kết cũng như hứa hẹn. Thường có sự chênh lệch lớn giữa lượng vốn cam kết với vốn được giải ngân trong thực tế. Bởi các lợi ích có tác động đến hiệu quả hoạt động của quốc gia đó hay không.
– Việc di chuyển trên thực tế cũng có các ràng buộc. Khi các hoạt động đầu tư vốn thường kèm theo các ràng buộc đối với bên vay vốn. Đảm bảo thực hiện cam kết và tìm kiếm lợi ích tác động với cả bên cho vay. Như điều kiện về cải thiện chính sách vĩ mô (với ODA đa phương). Điều kiện mua thiết bị tại nước chủ đầu tư, hay đòi hỏi cải thiện môi trường đầu tư… (với ODA song phương).
– Bên đầu tư gọi là nhà tài trợ quốc tế. Có thể là các tổ chức quốc tế hoặc chính phủ các quốc gia. Bao gồm các tổ chức chính phủ như WB, ADB, IMF… (ODA đa phương). Hoặc Chính phủ các nước có điều kiện tài chính tốt. Là quốc gia phát triển trong nhu cầu tìm kiếm hiệu quả của phát triển kinh tế các quốc gia khác. Thúc đẩy hợp tác và tìm kiếm lợi ích hiệu quả trong nền kinh tế của các quốc gia được đầu tư. Như Nhật Bản, Pháp, Canada… (ODA song phương).
– Mục đích của các chủ đầu tư rất da dạng. Có thể xác định trong các lợi ích tìm kiếm trực tiếp hoặc gián tiếp. Không thuần tuý là lợi ích kinh tế được nhìn nhận và đánh giá trực diện. Chủ đầu tư còn có thể ràng buộc bên nhận đầu tư vào các chương trình, dự án có mục đích kinh tế lâu dài hoặc ràng buộc vào mục đích chính trị – xã hội. Mang đến các tác động khai thác trong nền kinh tế phát triển và hợp tác của các quốc gia khác. Hoặc các đảm bảo với tiêu chuẩn và yêu cầu môi trường.
Bên nhận đầu tư
– Bên nhận đầu tư gọi là bên nhận tài trợ quốc tế. Khi nhận các khoản đầu tư và thực hiện các nghĩa vụ tương ứng. Các chủ thể thỏa thuận để xác định với ràng buộc nghĩa vụ trên thực tế. Có thể là thực hiện các công việc hoặc với các lợi nhuận vay. Thường bên nhận đầu tư sẽ là nước đang phát triển. Trong khả năng tương đối với các nhu cầu đa dạng. Việc có thêm nguồn vốn đầu tư có ưu đái được mong chờ.
– Nếu là ODA không hoàn lại, Chính phủ nước nhận tài trợ được sử dụng vốn mà không phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả. Nhưng cần sử dụng đúng mục đích theo các chương trình, dự án được bên tài trợ phê duyệt. Và phải sử dụng có hiệu quả để tạo uy tín với nhà tài trợ.
– Nếu là ODA ưu đãi, Chính phủ sử dụng vốn vay và phải thực hiện nghĩa vụ trong tương lai. Có thể là thực hiện thanh toán gốc và lãi. Cũng như thay bằng thực hiện các nghĩa vụ mà bên cho vay yêu cầu. Từ đó mà thể hiện với các lợi ích hai bên tìm kiếm và nhận được.
4. Liên hệ thực tiễn:
Do các đặc điểm trong lợi ích được xác định. Thể hiện với khối lượng vay vốn lớn, thời hạn vay dài, lãi suất vay thấp (vì có chứa đựng yếu tố viện trợ). Nên Chính phủ các quốc gia đang phát triển có thể sử dụng nguồn vốn này vào các lĩnh vực cần vốn đầu tư lớn và có thời gian thu hồi vốn chậm. Hướng đến các đầu tư cho lâu dài đối với hiệu quả kinh tế, xã hội,… Như:
– Xây dựng hệ thống hạ tầng giao thống. Các cơ sở hạ tầng mang đến thuận lợi cũng như hiệu quả cao hơn cho các hoạt động được thực hiện. Tham gia vào các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ hiệu quả. Từ đó góp phần tiết kiệm thời gian, giảm chi phí vận chuyển. Cũng như mang đến các ý nghĩa tiềm năng và lợi ích khác.
– Hệ thống thuỷ lợi, các chương trình kinh tế lớn,…
Tuy nhiên, nếu không có chiến lược sử dụng vốn có hiệu quả thì Chính phủ nước nhận vốn không tìm kiếm được các phát triển đất nước. Dễ bị trói buộc vào vòng ảnh hưởng của bên đầu tư. Các định hướng trong tiềm năng lâu dài không được triển khai. Đồng thời làm tăng gánh nặng trả nợ trong tương lai.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật Quản lý nợ công năm 2017.