Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
  • Văn bản pháp luật
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Vật chia được là gì? Vật không chia được là gì? Lấy ví dụ chi tiết?

Tư vấn pháp luật

Vật chia được là gì? Vật không chia được là gì? Lấy ví dụ chi tiết?

  • 02/08/202202/08/2022
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    02/08/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Vật chia được là gì, vật không chia được là gì? Phân loại vật theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015?

    Vật chia được và vật không chia được là những khái niệm được pháp luật dân sự quy định. Tuy nó là hai khái niệm với đặc điểm khác nhau nhưng vẫn có nét tương đồng đó chính là đều là những tài sản có giá trị và có tính năng sử dụng và có thể chia được giá trị của tài sản đó.

    Cơ sở pháp lý:

    Bộ luật dân sự 2015

    Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Vật chia được là gì, Vật không chia được là gì?
    • 2 2. Phân loại vật theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015:
      • 2.1 2.1. Vật chính và vật phụ:
      • 2.2 2.2. Vật chia được và vật không chia được:
      • 2.3 2.3. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao:
      • 2.4 2.4. Vật cùng loại và vật đặc định:
      • 2.5 2.5. Vật đồng bộ:

    1. Vật chia được là gì, Vật không chia được là gì?

    Khi nói tới vật trên phương diện  pháp lý thì vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Ví dụ như Xăng, dầu, gạo có thể phân chia thành nhiều phần khác nhau nhưng vẫn giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng. Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Ví dụ: Giường tủ, đồng hồ, xe máy, xe đạp… Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia.

    Căn cứ theo quy định tại điều 111 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về vật chia được và vật không chia được xuất phát từ đời sống thực tế. Một trong hai nhóm đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự là các quan hệ về tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền tệ. Vật là tài sản theo quy định tại Điều 105 Bộ Luật dân sự năm 2015.

    Trên thực tế khi nhắc tới vật là chúng ta có thể hình dung ra một bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại khách quan và vật được xác định là tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự. Vật tồn tại khách quan dưới một trong ba trạng thái, xét về mặt vật lý là trạng thái rắn, lỏng và khí. Quy định về vật chia được và vật không chia được có ý nghĩa về mặt thực tế và nhằm phục vụ cho những trường hợp phân chia vật trong các quan hệ pháp luật dân sự.

    Theo đó, có thể thấy việc phân chia vật giữa các chủ thể trong quan hệ tài sản như phân chia lợi nhuận giữa các bên hay phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn, phân chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, phân chia di sản thừa kế, phân chia tài sản trong quan hệ sở hữu chung khi quan hệ này chấm dứt…Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật dân sự 2015 thì vật phân chia được là vật khi phân chia không làm thay đổi tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Như vậy, đối tượng phân chia là vật cùng loại hoặc vật đặc định. Xét theo tính chất thì vật là bất động sản và động sản nếu phân chia được thì phân chia khi có yêu cầu của chủ thể.

    Như vậy nếu trong trường hợp đối tượng phân chia là động sản, phân chia vật cùng loại như lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng và tiền. Tiền không phải là vật, tuy nhiên, trong trường hợp phân chia tiền thì được hiểu là phân chia tài sản mà không phải là phân chia vật. Phân chia bất động sản như phân chia một diện tích nhà, diện tích đất, phân chia rừng, vườn cây… trong các trường hợp diện tích nhà, diện tích đất, diện tích rừng, vườn cây trong trường hợp phải phân chia và phân chia được. Tuy nhiên, có những bất động sản và quyền sử dụng đất theo tính chất là có thể phân chia được, nhưng trong những hoàn cảnh cụ thể lại không thể phân chia. Theo quy định tại khoản 2 Điều 111, vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.

    Thực tế cho thấy khi cần chia một diện tích nhà, hay chia diện tích đất trong trường hợp chia tài sản chung hợp nhất của vợ chồng khi ly hôn, chia di sản thừa kế là nhà, diện tích đất cho nhiều người thừa kế, nhưng diện tích nhà hay diện tích đất quá nhỏ, nếu chia ra thành nhiều phần thì không thể sử dụng được. Ví dụ, di sản thừa kế có 50 mỏ đất, chia ra 10 suất thừa kế cho mười người hưởng thì trong trường hợp này diện tích đất 50 mo coi như không chia được.

    2. Phân loại vật theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015:

    2.1. Vật chính và vật phụ:

    Theo quy định của pháp luật tại điều 110 Bộ luật dân sự 2015 quy định về vật chính và vật phụ như sau:

    + Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.

    + Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.

    + Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Như vậy có thể thấy rằng vật chính có thể là một vật hay có thể là nhiều vật liên kết với nhau thành một vật có công dụng chung. Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng sử dụng của vật. Vật chính được sử dụng mà không cần có vật phụ. Bên cạnh đó thì vật phụ là vật phục vụ trực tiếp cho việc khai thác công dụng của vật chính. Ví dụ: máy ảnh là vật chính, vỏ máy ảnh là vật phụ; máy quạt là vật chính, mô-tơ của quạt là vật phụ,… Khi chuyển giao vật chính thì bắt buộc phải chuyển cả vật phụ nhằm để khai thác công dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Ví dụ: chiếc tivi là vật chính, điều khiển tivi là vật phụ. Tuy nhiên, khi chuyển giao quyền sở hữu chiếc tivi thì các bên có thể thỏa thuận không phải chuyển giao điều khiển tivi.

    2.2. Vật chia được và vật không chia được:

    Căn cứ theo quy định tại điều 111 Bộ luật dân sự 2015 quy định về vật chia được và vật không chia được như sau:

    Ví dụ: gạo, xăng, dầu,… là những vật có thể phân chia thành nhiều phần mà vẫn giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu của nó. Đối với vật chia được thì có thể phân chia thành những phần bằng nhau hay theo những tỷ lệ do các bên thỏa thuận. Dù phân chia theo cách nào thì các phần đã phân chia đều sử dụng đúng các tính năng và công dụng ban đầu của vật.

    + Vật chia được (ví dụ như bàn, ghế, xe máy, tivi,…). Trường hợp phân chia tài sản là vật không chia được thì định giá thành tiến để phân chia.

    2.3. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao:

    Căn cứ theo quy định tại điều 112 Bộ luật dân sự 2015 quy định về vật tiêu hao và vật không tiêu hao như sau:

    + Vật tiêu hao được hiểu là những vật qua sử dụng mà mất đi hoặc không còn giữ nguyên được hình dáng, tính chất và tính năng sử dụng ban đầu (vật có thể bị giảm về số lượng, chất lượng, trọng lượng khác) thì gọi là vật tiêu hao. Ví dụ: xà phòng qua một lần sử dụng bị giảm trọng lượng; xi măng, vôi qua sử dụng sẽ biến thành vật khác hay thực phẩm qua sử dụng sẽ mất đi,…

    + Ngược lại với vật tiêu hao thì vật không tiêu hao là vật đó là khi đã qua nhiều lần sử dụng mà vẫn giữ được tính chất và hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Ví dụ: ngôi nhà, xe máy, ô tô,… Về phương diện vật lý, mọi vật khi sử dụng đều bị hao mòn. Chính vì vậy, việc phân chia vật tiêu hao và vật không tiêu hao mang tính chất tương đối, có ý nghĩa trong giao dịch dân sự, thương mại.

    2.4. Vật cùng loại và vật đặc định:

    Theo quy định tại điều 113 Bộ luật dân sự 2015 quy định về vật cùng loại và vật đặc định như sau:

    + Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường.

    Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.

    + Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.

    Theo đó, trong trường hợp các bên thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó. Trong pháp luật dân sự, việc phân chia vật cùng loại và vật đặc định dựa vào hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng của vật. Nếu vật có cùng hình dạng, tính chất, cùng tính năng sử dụng và xác định được bằng đơn bị đo lường (kg, m, lít…). Ví dụ: gạo, muối, xăng là vật cùng loại, xi măng của một nhà máy sản xuất có cùng chất lượng…

    Vật đặc định được hiểu là những vật có đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. Những đặc điểm này để phân biệt với vật khác kể cả vật cùng loại. Vật đặc định có thể là vật độc nhất (không có vật thứ hai). Ví dụ: các loại đồ cổ quý hiếm, bức tranh cổ của danh họa nổi tiếng,… Còn vật được đặc định hóa là các vật cùng loại mà có dấu hiệu riêng hoặc dấu hiệu do con người tạo ra như đánh dấu đồ đạc bằng những ký hiệu riêng biệt, thực phẩm được để ở những dụng cụ riêng…

    Khi thực hiện các giao dịch dân sự thì đối với việc phân loại tài sản thành vật cùng loại và vật đặc định có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định đúng đối tượng của nghĩa vụ dân sự. Trong trường hợp mà vật cùng loại thì có thể thay thế cho nhau như mất vật này dùng vật khác thay thế. Tuy nhiên, đối với vật đặc định thì khi chuyển giao vật đặc định, người có nghĩa vụ phải chuyển giao đúng vật đó cho người có quyền như đã thỏa thuận. Trường hợp vật đặc định không còn thì phải bồi thường thiệt hại.

    2.5. Vật đồng bộ:

    “Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút ( Điêu 114 Bộ luật dân sự 2015)

    Đối với vật đồng bộ thì sựa vào quy định nêu trên có thể thấy việc thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”Theo đó, vật đồng bộ được hiểu là tập hợp các vật có mối liên hệ với nhau để khi sử dụng có đầy đủ chức năng công dụng, giá trị thẩm mỹ… Ví dụ: bộ tranh tứ quý, bộ quần áo, bộ bàn ghế…

    Bài viết được thực hiện bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

    Chức vụ: Trưởng phòng Pháp lý

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Đất đai, Hôn nhân

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật kinh tế

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 07 năm

    Tổng số bài viết: 13.720 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết mới nhất

    Lao động chưa thành niên là gì? Quy định về việc sử dụng lao động chưa thành niên?

    Lao động chưa thành niên là gì? Quy định về việc sử dụng lao động chưa thành niên?

    Khái niệm lãnh thổ quốc tế là gì? Lãnh thổ và biên giới quốc gia theo Luật quốc tế?

    Lãnh thổ quốc tế là gì? Lãnh thổ quốc gia trong Luật Quốc tế? Biên giới quốc gia theo Luật Quốc tế?

     

    Liên hiệp hợp tác xã là gì? Quy định của pháp luật về liên hiệp hợp tác xã?

    Liên hiệp hợp tác xã là gì? Quy định của pháp luật về liên hiệp hợp tác xã?

    Liên đoàn lao động là gì? Chức năng nhiệm vụ cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh?

    Liên đoàn lao động là gì? Chức năng, nhiệm vụ cơ quan Liên đoàn lao động tỉnh?

    Tội loạn luân là gì? Tội loạn luận theo quy định Bộ luật hình sự?

    Loạn luân là gì? Tội loạn luân là gì? Quy định về tội loạn luân theo quy định Bộ luật hình sự? Tội loạn luân trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới? Thực trạng về tội loạn luân?

    Nội chính là gì? Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam?

    Nội chính là gì? Cơ quan nội chính là gì? Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? Các quy định về Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam?

    Niêm yết chứng khoán là gì? Trình tự thủ tục niêm yết chứng khoán tại Việt Nam?

    Niêm yết chứng khoán (Listing of Securities) là gì? Niêm yết chứng khoán tiếng Anh là gì? Phân loại niêm yết chứng khoán? Mục đích của việc niêm yết chứng khoán? Trình tự thủ tục niêm yết chứng khoán tại Việt Nam?

    Miễn trừ ngoại giao là gì? Quy định về quyền miễn trừ và ưu đãi ngoại giao?

    Miễn trừ ngoại giao là gì? Quy định về quyền miễn trừ và ưu đãi ngoại giao?

    Khái niệm pháp luật quốc gia là gì? Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia?

    Pháp luật quốc gia là gì? Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia? Pháp luật Việt Nam trong mối quan hệ với luật quốc tế?

    Phạt là gì? Xử phạt là gì? Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính?

    Phạt là gì? Xử phạt là gì? Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính?

    Phê chuẩn là gì? Phê duyệt là gì? So sánh phê chuẩn và phê duyệt điều ước quốc tế?

    Phê chuẩn (Ratify) là gì? Phê duyệt (Approval) là gì? Phê chuẩn, phê duyệt trong Tiếng Anh là gì? So sánh phê chuẩn và phê duyệt điều ước quốc tế? Ý nghĩa của thủ tục phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế?

    Phiên họp của Ủy ban nhân dân là gì? Tiến hành phiên họp thường kỳ của UBND?

    Phiên họp của Ủy ban nhân dân là gì? Phiên họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân? Bình luận quy định của pháp luật về phiên họp của Ủy ban nhân dân?

    Phiên họp của Chính phủ là gì? Quy định về phiên họp thường kỳ của Chính phủ?

    Phiên họp của Chính phủ là gì? Quy định về phiên họp của Chính phủ?

    Phong tục là gì? Vai trò của phong tục, tập quán trong đời sống xã hội?

    Phong tục là gì? Vai trò của phong tục, tập quán trong đời sống xã hội?

    Phong tỏa tài sản là gì? Trường hợp tòa án được áp dụng phong tỏa tài sản?

    Phong tỏa tài sản là gì? Trường hợp Tòa án được áp dụng phong tỏa tài sản? Trách nhiệm do áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản không đúng? Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản?

    Phòng ngừa hành chính là gì? Quy định về các biện pháp phòng ngừa hành chính?

    Phòng ngừa hành chính là gì? Quy định về các biện pháp phòng ngừa hành chính? Vai trò của phòng ngừa hành chính? Giới hạn áp dụng biện pháp phòng ngừa hành chính?

    Hình sự hóa là gì? Quy định về hình sự hóa quan hệ, giao dịch dân sự?

    Hình sự hóa là gì? Quy định về hình sự hóa quan hệ, giao dịch dân sự? Thực tiễn vấn đề hình sự hóa trong các vụ án lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

    Niêm phong là gì? Niêm phong và mở niêm phong vật chứng trong tố tụng hình sự?

    Niêm phong là gì? Niêm phong vật chứng là gì? Mở niêm phong là gì? Niêm phong và mở niêm phong vật chứng trong tố tụng hình sự?

    Nuôi dưỡng là gì? Nghĩa vụ nuôi dưỡng của con cái đối với cha mẹ?

    Nuôi dưỡng (Alimentation) là gì? Nuôi dưỡng tiếng Anh là gì? Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng của con cái đối với cha mẹ? Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đới với con cái? Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?

    Nội luật hóa là gì? Khái niệm về cách thức nội luật hóa điều ước quốc tế?

    Nội luật hóa là gì? Nội luật hóa điều ước quốc tế là gì? Cách thức nội luật hóa điều ước quốc tế? Đặc điểm của nộ luật hóa điều ước quốc tế? Tình hình nội luật hóa pháp luật quốc tế trong một số lĩnh vực tại Việt Nam?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá