Vào cửa hàng bán điện thoại cướp bị xử lý thế nào? Cướp giật điện thoại bị truy cứu theo khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự.
Tóm tắt câu hỏi:
A và B rủ nhau đi giật điện thoại. Đến một tiệm điện thoại, A vờ hỏi mua điện thoại và B đứng ở ngoài xe chờ, lợi dụng sơ hở A cầm chiếc điện thoại chạy ra và phóng lên xe B. Tuy nhiên, chưa kịp chạy đã bị người dân vây bắt. A và B là lần đầu phạm tội; B có ông ngoại là thương binh liệt sĩ. Vậy xin hỏi với trường hợp này A và B phải chịu mức án là bao nhiêu năm? Điện thoại trị giá là 4.600.000 đồng.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, A ở đây có hành nhanh chóng chiếm đoạt tài sản của của hàng một cách công khai rồi tẩu thoát, B là người giúp sức cho A (chờ A để cùng tẩu thoát). Hành vi của A và B đã phạm vào tội cướp giật tài sản quy định tại điều 136 “Bộ luật hình sự năm 2015” (sửa đổi, bổ sung năm 2009); tuy chưa kịp chạy đã bị người dân vây bắt, những do đây là tội phạm có cấu thành hình thức nên tội phạm ở đây đã hoàn thành :
Điều 136. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai, về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
– Đây là lần đầu A và B phạm tội, tài sản là điện thoại ở đây có giá trị 4.600.000 đồng thì có thể coi đây là trường hợp phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng. A và B có thể được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm h khoản 1 Điều 46 “Bộ luật hình sự năm 2015” (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
– B có ông ngoại là thương binh liệt sĩ tùy từng trường hợp mà tòa xem xét có phải tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 2 Điều 46 “Bộ luật hình sự 2015” (sửa đổi, bổ sung năm 2009) hay không.
Thứ ba, về mức án. Với giá trị tài sản là 4.600.000 đồng thì A và B có thể bị phạt tù từ 1 đến 5 năm. Tuy nhiên để xác định được mức án với hành vi của A và B là bao nhiêu thì do
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Trách nhiệm hình sự với tội cướp tài sản
Mục lục bài viết
– Xử lí hình sự trường hợp người dưới 18 tuổi cướp giật tài sản
– Hình phạt đối với tội cướp tài sản
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hình sự miễn phí