Vận tải đường biển là một trong những phương thức vận tải hàng hóa quan trọng, đặc biệt là với hàng hóa có khối lượng và kích thức lớn. Phương thức vận tải này cũng sẽ có một số đặc trưng khác biệt với phương thức vận tải khác. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Vận tải biển là gì?
Vận tải đường biển hay vận tải biển là một phương thức vận chuyển hàng hóa thông qua việc sử dụng cơ sở vật chất, hạ tầng đường biển. Tùy vào tuyến đường vận tải, loại hàng hóa vận chuyển, phương tiện vận chuyển là các tàu thuyền và phương thiện phục vụ cho quá trình xếp, tháo gỡ hàng hóa như xe cần cẩu, xe contener,.. và một số phương tiện cấu trúc cơ sở hạ tầng để phục vụ cho vận tải đường biển bao gồm các cảng biển, các cảng trung chuyển hàng hóa,…
Hình thức vận tải biển thích hợp với các chuyến hàng giao thương quốc tế hoặc nội địa tại khu vực gần biển và các khu vực lân cận, thêm nữa, chúng cũng phù hợp với những hàng hóa có quy mô và trọng tải lớn nên thông thường hình thức vận tải đường biển được áp dụng nhiều cho ngành xuất nhập khẩu để chở số lượng hàng hóa có khối lượng lớn và cồng kềnh.
Dựa theo tình hình địa lý tự nhiên, Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển khá dài nên hình thức vận tải biển rất có điều kiện phát triển và được nhà nước đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, phương tiện và hệ thống cơ sở hạ tầng, từ đây hệ thống hoạt động thương mại, xuất – nhập khẩu hàng hóa trong nước, dịch vụ logistics trong nước cũng được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ.
2. Vai trò của vận tải đường biển:
Trong thời đại hội nhập quốc tế như hiện nay, phương thức giao thông vận tải đường biển đóng góp một vai trò quan trọng. Theo những cuộc điều tra và nghiên cứu, phương thức vận tải đường biển là giải pháp vận chuyển hàng hóa xuyên quốc gia hữu hiệu nhất hiện nay, giúp cho các quốc giá dễ dàng kết nối với nhau trong việc trao đổi hàng hóa, đặc biệt với hàng hóa có khối lượng lớn. Đây cũng được coi là phương thức vận tải chính dùng để cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và phân phối sản phẩm đi khắp các khu vực trong & ngoài nước. Do vậy, loại hình vận tải biển là nền tảng để thúc đẩy phát triển sản xuất của nhiều ngành kinh tế và góp phần tạo mọi điều kiện thuận lợi hơn để hình thành và phát triển cho nhiều ngành công nghiệp quốc gia.
Đối với một số lĩnh vực cụ thể như sau:
– Vai trò với xã hội, vận tải biển mở ra nhiều cơ hội việc làm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tìm việc của một lượng lớn lao động nước ta, từ đó, có thể thấy rằng, ngành vận tải biển đã giải quyết được các vấn đề “nhức nhối” của xã hội như đói nghèo, thất nghiệp,….
– Đối với kinh tế: Vận tải biển là phương thức vận tải chủ yếu có thể cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất, thậm chí vận chuyển hàng hóa đi buôn bán với khu vực khác. Đây là nền tảng quan trọng giúp phát triển, thúc đẩy sản xuất của các ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, vận tải này còn thúc đẩy việc hình thành và phát triển thêm những ngành nghề mới, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho ngân khố mỗi quốc gia nhờ thu chi phí khi tàu hàng đi vào phạm vi lãnh hải quốc gia.
– Đối với chính trị: Vận tải đường biển được coi là cầu nối chính trị giữa các nước trên thế giới và là phương tiện đánh giá, thăm dò hiệu quả động thái của các quốc gia khác với nhau.
– Đối với lĩnh vực đối ngoại – đối nội: Góp phần to lớn vào quá trình mở ra con đường giao thương thuận lợi với các nước trên thế giới nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường và mối quan hệ để tăng cường sự hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt với quốc gia lân cận hoặc quốc gia có nhiều biển. Hơn thế nữa, xét về đối nội, vận tải nội địa cũng góp phần quan trọng thúc đẩy phương thức vận tải hàng hóa của nước ta phát triển.
3. Đặc điểm của ngành vận tải đường biển:
Phương thức vận tải đường thủy được chia thành 2 loại: loại luân chuyển sản phẩm (chủ yếu ở nước ta) & hàng hóa và luân chuyển người.
Tuy nhiên, tùy vào mỗi loại hàng sẽ có những phương pháp luân chuyển riêng cho phù hợp, ví dụ: Các loại sản phẩm ướp đông sẽ được luân chuyển bằng những loại tàu có lắp ráp thiết bị máy lạnh và thường vận động và di chuyển nhanh để bảo vệ sản phẩm và hàng hóa đến tay người nhận một cách nhanh nhất, tránh hiện tượng hàng hóa bị hỏng, mốc,… Hay việc vận chuyển một số loại hàng container phải sử dụng các loại tàu chuyên chở container đảm nhận và thường có kích thước lớn chịu được tải trọng lớn, cồng kiềnh. Còn các loại hàng chất lỏng, chất hóa học sẽ được vận chuyển theo các vận tải chuyên dụng có thể chứa và bảo quản chất lỏng, chất dễ bay hơn hay cháy nổ.
* Ưu nhược điểm của giao thông vận tải đường biển
Là một trong những phương thức quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và giao thương quốc tế, đối với phương thức vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển còn có những ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm
– Vận chuyển biển chuyên dùng để vận được khối lượng hàng hóa lớn từ số lượng đến kích thước mà các hình thức vận tải khác khó làm được với chi phí rẻ hơn.
– Hầu như không có bị hạn chế về số lượng công cụ hỗ trợ vận chuyển cũng như số lượng phương tiện hỗ trợ giúp quá trình vận chuyển nhanh hơn
– Đây là phương thức vận tải thích hợp với hàng hóa lớn và giá thành rẻ hơn so với các phương thức khác.
– Các tuyến đường biển hầu như có sự giao thông với nhau tự nhiên, ít gặp trở ngại và tắc nghẽn như giao thông thường bộ.
– Hạn chế các hiện tượng tai nạn giao thông và hạn chế va chạm giữa các tàu hàng nên đảm bảo an toàn khi vận chuyển hàng hóa quốc tế.
– Góp phần mở rộng giao thương quốc tế phát triển nhanh và mạnh hơn.
Nhược điểm
– Đây là phương thức giao hàng không độc lập, nghĩa là, nó chỉ là một giai đoạn trong quá trình giao, cần kết hợp với các công cụ vận tải đường bộ khác để hàng hóa đến được tay người nhận.
– Mất nhiều thời gian vận chuyển hơn, nên chỉ thích hợp với hàng hóa có số lượng lớn, nên nếu hành hóa ít và gọn, nên chọn chuyển phát nhanh qua đường hàng không, đường bộ sẽ nhanh hơn.
4. Các loại phí trong vận tải đường biển:
Trong lĩnh vực vận tải đường biển, có nhiều loại phí đa dạng và có ý nghĩa quan trọng. Dưới đây là danh sách các loại phí thường gặp:
– Cước đường biển (Ocean Freight): Là phí được tính dựa trên hành trình vận tải từ một cảng đến cảng khác, còn được gọi là Ocean Freight (O/F).
– Phí chứng từ (Documentation Fee): Đây là khoản phí liên quan đến việc xử lý và làm thủ tục tài liệu, vận đơn và giấy tờ liên quan cho lô hàng.
– Phí xử lý tại cảng (Terminal Handling Charge – THC): Phí này áp dụng cho mỗi container và bao gồm các hoạt động xếp dỡ hàng hóa, tập kết container tại cảng.
– Phí CFS (Container Freight Station Fee): Được tính cho việc xử lý và vận chuyển lô hàng lẻ tại cơ sở kho container (CFS) cho các lô hàng xuất nhập khẩu.
– Phí cân đối container (Container Imbalance Charge – CIC): Là phí được tính khi có sự mất cân đối về số lượng container vào và ra khỏi cảng.
– Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): Được tính để đối phó với biến động giá xăng dầu và ảnh hưởng đến các tuyến hàng giao nhận, đặc biệt là tới các nước Châu Á.
– Phí theo dõi và xử lý hàng hóa (Handling Fee): Là phí được tính cho việc theo dõi và xử lý quá trình vận tải hàng hóa, bao gồm cả việc khai báo Manifest với cơ quan chức năng.
– Phụ phí tắc nghẽn cảng (Port Congestion Surcharge – PCS): Phụ phí này áp dụng khi cảng gặp tình trạng tắc nghẽn, gây trễ tàu và phát sinh nhiều chi phí liên quan.
– Phụ phí mùa cao điểm (Peak Season Surcharge – PSS): Là khoản phí áp dụng trong mùa cao điểm khi nhu cầu vận chuyển tăng mạnh, đồng thời áp lực tăng lên trên hệ thống vận tải.
5. Quy trình vận tải đường biển:
Dưới đây là qua trình cụ thể về vận tải đường biển:
Bước 1: Chủ sở hữu hàng hóa tìm kiếm và liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải đường biển để được tư vấn dịch vụ, cũng như cung cấp thông tin giao nhận hàng chi tiết và làm hợp đồng cho quá trình vận chuyển.
Bước 2: Tiến hành khai báo hải quan để được cấp chứng nhận thông quan, chủ hàng doanh nghiệp phải cung cấp đủ các giấy tờ cần thiết, xin giấy phép lưu hành theo đúng quy định của phạp luật.
Bước 3: Hàng hóa sẽ tiến hành được lưu kho đến bến cảng để tiếp tục kiểm tra hải quan và sau đó được xếp dỡ lên boong tàu theo lịch trình vận chuyển.
Bước 4: Kết hợp với các phương tiện khác để xếp hàng lên tàu và tiến hành vận chuyển.
Bước 5: Sau khi tàu cập bến đích, hàng hóa sẽ được xếp dỡ và kết hợp với phương tiện khác, để giao đến người nhận như trong hợp đồng đã ký kết.