Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được cho là xuất hiện vào khoảng năm 2879 TCN, một thời kỳ cổ đại rất sớm theo lịch sử Việt Nam. Với sự xuất hiện của Văn Lang - Âu Lạc, nó được coi là nhà nước đầu tiên của Việt Nam. Vậy văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên cơ sở xã hội nào sau đây?
Mục lục bài viết
1. Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên cơ sở xã hội nào sau đây?
A. Sự phân hoá giữa các tầng lớp xã hội.
B. Sự xuất hiện tầng lớp quý tộc mới giàu có và nhiều thể lực.
C. Của cải dư thừa, xuất hiện giai cấp phong kiến.
D. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân tự do và nô tì.
Đáp án đúng: A.
Nền kinh tế nông nghiệp chuyển từ dùng cuốc sang dùng cày đã góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, tạo ra nhiều của cải dư thừa, từ đó xuất hiện sự phân hóa giữa các tầng lớp xã hội.
2. Tình hình kinh tế – xã hội của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc:
2.1. Về kinh tế:
Thời Hùng Vương, kỹ thuật luyện kim ngày càng phát triển, công cụ lao động bằng đồng thau ngày càng chiếm ưu thế. Sự tiến bộ của công cụ bằng sắt đã thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển.
Nông nghiệp lúa nước đóng vai trò chủ đạo, phổ biến từ trung du đến đồng bằng. Với việc chế tạo ra lưỡi cày, nông nghiệp dùng cày đã thay thế cho nông nghiệp dùng cuốc trước đó, đánh dấu bước tiến trong nông nghiệp. Sự xuất hiện của các công cụ bằng đồng còn chứng tỏ bước tiến về kỹ thuật canh tác của cư dân Việt cổ lúc bấy giờ.
Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp lúa nước đòi hỏi ngày càng bức thiết công tác trị thủy, thủy lợi, khai khẩn đất đai, mở rộng diện tích canh tác. Đã có một số tài liệu cho thấy, cư dân lúc bấy giờ đã biết sử dụng biện pháp tưới tiêu “tưới ruộng theo nước triều lên xuống”. Họ còn biết trồng lúa trên các loại ruộng nước, bãi và nương rẫy với những hình thức canh tác phù hợp. Ngoài trồng lúa là chính, cư dân lúc bấy giờ còn biết nghề làm vườn, trồng rau củ, cây ăn quả.
Cùng với nông nghiệp còn có chăn nuôi, đánh cá và thủ công nghiệp cũng phát triển. Để phục vụ nông nghiệp, cư dân lúc bấy giờ đã biết chăn nuôi trâu bò. Nhiều di tích văn hóa Đông Sơn có nhiều xương trâu bò. Các gia súc, gia cầm được nhân dân chăn nuôi rộng rãi. Nghề thủ công cũng có những bước tiến quan trọng. Trong đó, kĩ thuật luyện kim đạt đến trình độ điêu luyện khiến các học giả nước ngoài kinh ngạc và phủ nhận tính bản địa của nó. Trống đồng, thạp đồng là những hiện vật tiêu biểu cho trí tuệ, thẩm mĩ và tài năng của người thợ thủ công lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, nghề làm đồ gốm cũng phát triển thêm một bước. Nghệ thuật nặn gốm bằng bàn xoay được cải tiến, chất lượng gốm ngày càng tăng. Hình thức trang trí ngày càng phong phú, đa dạng như: nồi (đáy tròn, đáy bằng, đáy lồi), hoa văn (hình chữ S, dấu thừng, hình ô van)…
Chính sự phát triển của kinh tế trên nhiều lĩnh vực đã tạo điều kiện mở rộng trao đổi hàng hóa với nước ngoài, chủ yếu với các nước trong khu vực. Hiện tượng một số trống đồng loại 1 Hegơ của nước Văn Lang ở Thái Lan, Malaixia đã chứng tỏ điều đó.
2.2. Về xã hội:
Sự phát triển của kinh tế đã tạo điều kiện tăng thêm nhiều của cải, sản phẩm dư thừa ngày càng nhiều, tạo nên cơ sở cho sự phân hóa xã hội. Chế độ tư hữu tài sản ra đời và ngày càng phát triển, xã hội phân hóa giàu nghèo. Ngay từ thời Phùng Nguyên, hiện tượng phân hóa xã hội đã xuất hiện. Trong số 12 ngôi mộ khai quật ở Lũng Hòa (Vĩnh Phú) có 2 mộ chỉ có 2 hiện vật chôn theo người chết, 2 mộ có tới 20 hiện vật và 14 hiện vật, một số mộ còn lại có phổ biến từ 3 – 13 hiện vật. Đồ tùy táng giống nhau gồm: công cụ, đồ dùng bằng đá, gốm6. Điều đó chứng tỏ ở thời kỳ này xã hội đã có sự phân hóa. Sự phân hóa đó diễn ra từ từ, ngày càng rõ nét và trải qua quá trình lâu dài. Tuy nhiên, sự phân hóa chưa sâu sắc và gắn liền với phân hóa tài sản, trong xã hội lúc bấy giờ đã xuất hiện các tầng lớp xã hội khác nhau:
Quý tộc: gồm các Tộc trưởng, Tù trưởng bộ lạc, Thủ lĩnh liên minh bộ lạc và những người giàu có khác.
Dân tự do: là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, giữ vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu.
Nô tì: là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.
3. Bài tập tự luyện kèm đáp án:
Câu 1: Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
A. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ.
B. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm.
C. Sự phân hóa giàu nghèo trở nên phổ biến.
D. Kinh tế có bước chuyển biến rõ nét.
Đáp án: Sự chuyển biến về mặt kinh tế – xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phải có các hoạt động trị thủy, thủy lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này, yêu cầu chống ngoại xâm cũng được đặt ra. Những điều này đã dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
=> Nhân tố quan trọng đưa đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là yêu cầu của hoạt động trị thủy và chống giặc ngoại xâm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau kết hợp công cụ bằng sắt không mang hiệu quả nào sau đây?
A. Vùng đồng bằng các con sông lớn được khai phá.
B. Phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.
C. Phổ biến dùng cày với sức kéo của trâu, bò.
D. Thúc đẩy sự phát triển của ngành gốm
Đáp án: Sự xuất hiện công cụ bằng đồng thau, bằng sắt khiến cho vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả được khai phá thành những cánh đồng màu mỡ, có nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày với sức kéo của trâu bò khá phát triển.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Nhân dân Âu Lạc có thể nhiều lần đánh bại các cuộc xâm lược của quân Triệu Đà là do
A. Lãnh thổ mở rộng, hoàn chỉnh về tổ chức.
B. Được sự giúp đỡ của các nước láng giềng.
C. Có vũ khí tối tân, hiện đại bậc nhất.
D. Có sự giúp đỡ của thần Kim Quy.
Đáp án: Nhà nước Âu Lạc được mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về tổ chức so với nhà nước Văn Lang (có quân đội mạnh, vũ khí tốt, đặc biệt có thành Cô Loa kiên cố, vững chắc). Đây là lí do quan trọng làm nên chiến thắng của nhân dan Âu Lạc trước nhiều lần xâm lược của Triệu Đà.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Ý nào sau đây không phản ánh đặc điểm đời sống của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?
A. Lúa gạo là lương thực chính.
B. Ở nhà sàn, nhuộn răng đen, ăn trầu.
C. Sùng bái tự nhiên và có tục phồn thực.
D. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn.
Đáp án:
Đáp án A, B, C: đều thuộc đặc điểm đời sống của cư dân Văn Lang – Âu Lạc.
Đáp án D: là đặc điểm về văn hóa của cư dân Cham-pa.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Nguồn gốc của một số tục lệ ma chay cưới xin và phổ biến của lễ hội trong quốc gia Văn Lang – Âu Lạc là
A. Tín ngường thời cúng tổ tiên, biết ơn anh hùng dân tộc.
B. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Cham-pa, Phù Nam.
C. Ảnh hưởng của Hinđu giáo và Phật giáo.
D. Sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật.
Đáp án: Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt trời, thần sông, thần Núi và tục phồn thực. Tín ngưỡng thờ cùng tổ tiên và súng kính các vị anh hùng dân tộc là nét đặc sắc của người Việt cổ. => Dần dần hình thành tục lệ cưới xin, ma chay, lễ hội trở nên phổ biến.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Đến giai đoạn nào các công cụ bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt ở Việt Nam?
A. Đầu văn hóa Phùng Nguyên.
B. Đầu văn hóa Đồng Đậu.
C. Đầu văn hóa Gò Mun.
D. Đầu văn hóa Đông Sơn.
Đáp án: Vào thời gian đầu của văn hóa Đông Sơn (tồn tại từ đầu thiên niên kỉ I TCN đến thế kỉ I SCN), các công cụ bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Hoạt động săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm một số nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm của cư dân thời kì Đông Sơn đã minh chứng
A. Kinh tế nông nghiệp được thúc đẩy phát triển.
B. Đồ sắt ngày càng được sử dụng phổ biến.
C. Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
D. Tạo ra sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc trong xã hội.
Đáp án: Cùng với nghề nông, cư dân văn hóa Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm => Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Nguồn gốc của sự chuyển biến về mặt xã hội trong quốc gia Văn lang – Âu Lạc là
A. Sự chuyển biến về kinh tế.
B. Sự xuất hiện các giai cấp mới.
C. Sự tư hữu hóa trong sản xuất.
D. Sự thay đổi trong gia đình.
Đáp án: Sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến về xã hội. Từ thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có hiện tượng phân hóa xã hội giữa giàu và nghèo. Thời Đông Sơn, mức độ phân hóa xã hội ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên sự phân hóa này chưa thật sâu sắc.
=> Nguồn gốc của sự chuyến biến về mặt xã hội là sự chuyển biến về kinh tế.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Nhận xét nào sau đây là chính xác về tổ chức bộ máy nhà nước Văng Lang – Âu Lạc?
A. Hoàn chỉnh, chặt chẽ.
B. Sơ khai, đơn giản.
C. Chưa khoa học, chưa phù hợp.
D. Phức tạp, rối rắm.
Đáp án: Tổ chức nhà nước Văn Lang – Âu Lạc còn rất đơn giản, sơ khai.
Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, nhà nước Âu Lạc là vua Thục An Dương Vương.
Giúp vua có Lạc Hầu và Lạc Tướng, cả nước chia làm 15 bộ, dưới bộ là các xóm làng do Bồ chính cai quản.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc bao gồm:
A. Vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.
B. Vua, quý tộc, dân tự do, nô lệ.
C. Vua, quý tôc, tư sản, thị dân.
D. Vua, quý tộc, bảo dân, nô lệ.
Đáp án: Trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc có các tầng lớp: vua, quý tộc, dân tự do và nô tì.
Đáp án cần chọn là: A
THAM KHẢO THÊM: