Bài viết Văn minh Tây Âu thời Phục hưng SGK Lịch sử 10 Bài 10 được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10 sách Chân trời sáng tạo. Mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo tài liệu dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Bối cảnh lịch sử:
* Về kinh tế
Trong thời kỳ hậu kì trung đại ở Tây Âu, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã dần hình thành do sự ra đời và phát triển của thành thị, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế hàng hoá và mở rộng thị trường. Kỹ thuật tiến bộ vào thế kỷ XIV – XV đã mang lại nhiều cải tiến, đặc biệt là trong công nghiệp tư bản chủ nghĩa, khiến nền sản xuất được mở rộng và tập trung hơn. Đồng thời, các cuộc khám phá địa lí cũng đã tạo điều kiện cho sự biến đổi sâu sắc trong kinh tế – xã hội của Tây Âu.
* Về chính trị – xã hội
Trong lịch sử chính trị – xã hội của Tây Âu, thời kỳ trung đại đánh dấu sự thống trị của thần quyền và vương quyền, khiến cho xã hội chìm trong bóng tối của đế chế trung cổ.
Tuy nhiên, tầng lớp tư sản đã xuất hiện và dần dần phản kháng lại tư tưởng bảo thủ của Giáo hội và giai cấp phong kiến, những yếu tố đang cản trở sự tiến bộ và phát triển của xã hội.
Phong trào Văn hóa Phục hưng nổi lên như một biểu hiện của sự thay đổi đa chiều trong xã hội Tây Âu. Bắt đầu từ Ý vào thế kỷ XIV, phong trào này đã lan rộng ra các quốc gia khác ở Tây Âu, kéo dài đến cuối thế kỷ XVI. Đây là một phong trào quan trọng, đánh dấu sự bùng nổ của ý thức cộng đồng và sự tiến bộ văn hóa trong lịch sử châu Âu.
2. Thành tựu tiêu biểu:
* Văn học
– Thơ: Thần khúc , Cuộc đời mới của Đan-tê .
– Tiểu thuyết: Mười ngày (G. Bô-ca-xiô), Đôn Ki-hô-tê (M. Xét-van-tét),…
– Kịch: Rô-mê-ô và Giu-li-ét , Hăm-lét , Ô-ten-lô (W. Sếch-xpia)
– Nội dung: truyền bá tư tưởng nhân đạo, ca ngợi tình yêu, sự tự do, vạch trần và đấu tranh chống chế độ phong kiến lạc hậu.
* Nghệ thuật
– Hội họa:
+ Lê-ô-na đơ Vanh-xi với những tuyệt tác như La Giô-công-đơ , Bữa ăn tối cuối cùng , Đức mẹ đồng trinh trong hang đá ,…
+ Mi-ken-lăng-giơ với các tác phẩm nổi tiếng như: Thiên chúa sáng thế , Cuộc phán xét cuối cùng ,… tượng Đa-vít, tượng Đức Mẹ sầu bi.
+ Ra-pha-en với các tác phẩm như Trường học A-ten , Chúa Ki-tô bị đóng đinh , Khu vườn xinh đẹp ,…
– Kiến trúc: được phục hồi theo trường phái kiến trúc cổ điển với các giáo đường, dinh thự, lâu đài lộng lẫy được xây dựng.
– Nội dung: Hội họa và điêu khắc thường chủ đề tôn giáo nhưng mang tính hiện thực; thể hiện các đường nét trên cơ thể nhân vật hoàn chỉnh, chính xác, cân đối về tỉ lệ.
* Khoa học, kĩ thuật
Toán học, vật lí, y học
– Nhiều thành tựu toán học, vật lí, y học xuất sắc ra đời như:
+ Thuyết hình học giải tích của R. Đề-các-tơ,
+ Nghiên cứu về áp suất khí quyển của E. Tô-ri-xe-li;
+ Thuật giải phẫu của nhà y học Vê-da-lơ,
+ Sự tuần hoàn máu của Ha-vi,…
Thiên văn học
– Thiên văn học có nhiều thành tựu quan trọng, đặt nền móng cho thiên văn học hiện đại.
– Tiêu biểu là:
+ N. Cô-péc-ních với thuyết Nhật tâm khẳng định Trái Đất tự quay xung quanh nó và quay xung quanh Mặt Trời;
+ G. Bru-nô phát triển thêm với nhận thức Mặt Trời là trung tâm của Thái dương hệ;
+ G. Ga-li-lê với thành tựu cải tiến kính thiên văn, cải tiến la bàn, nghiên cứu về chuyển động học,…
Kĩ thuật
– Thời kì này có những tiến bộ trong lĩnh vực dệt, khai khoáng, luyện kim, chế tạo vũ khí, hàng hải,…
– Đặc biệt, sự cải tiến guồng nước đã tác động tới sự phát triển nhiều ngành sản xuất.
* Triết học, tư tưởng
Triết học
– Các triết gia theo trường phái duy vật công kích triết học kinh viện, chủ nghĩa duy tâm, hướng tới tách triết học ra khỏi thần học. Người mở đầu cho trường phái này là Ph-ran-xít Bây-cơn.
Tư tưởng
3. Ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng
– Phong trào Văn hóa Phục hưng không chỉ kế thừa và phát triển những giá trị nhân bản từ các nền văn minh tiền bối, mà còn đặt nền móng về văn hóa và tinh thần, đồng thời đóng góp vào sự biến đổi của xã hội, chuẩn bị cho sự thăng tiến và phát triển của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ gần đại.
– Di sản văn hóa của thời kỳ Phục hưng là một phần quan trọng của kho tàng văn minh nhân loại, mang lại những giá trị to lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong triết học, văn học, nghệ thuật và khoa học tự nhiên. Điều này đã tạo ra sự đa dạng và phong phú cho bản sắc văn hoá châu Âu hiện đại.
4. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 10:
Câu 1. Đôn Ki-hô-tê là tác phẩm văn học nổi tiếng của tác giả nào?
A. Ra-bơ-le.
B. Xéc-van-téc.
C. Bô-ca-xi-ô.
Pê-trác-ca.
Đáp án: B
Giải thích: Đôn Ki-hô-tê là một tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Mi-quen-đơ Xéc-van-téc (Tây Ban Nha). Tác phẩm có tên gọi đầy đủ là Don Quijote, đại kị sĩ tài hoa xứ Mancha . (SGK – Trang 62)
Câu 2. Ai là tác giả của tác phẩm kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét?
A. Đan-tê A-li-ghê-ri.
B. Uy-li-am Sếch-xpia.
C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.
D. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.
Đáp án: B
Giải thích: Trong thể loại kịch, tác giả kiệt xuất nhất của thời kì Phục hưng là Uy-li-am Sếch-xpia với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Ham-lét, Ô-ten-lô, Rô-mê-ô và Giu-li-ét,… (SGK – Trang 62)
Câu 3. Một trong những danh hoạ kiệt xuất của thời kì Phục hưng ở Tây Âu là
A. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.
B. Ga-li-lê-ô Ga-li-lê.
C. Ni-cô-lai Cô-péc-ních.
D. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.
Đáp án: A
Giải thích: Nghệ thuật Phục hưng đạt đến đỉnh cao với tên tuổi của nhiều danh họa và nhà điêu khắc nổi tiếng như Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ, Ra-pha-en,… (SGK – Trang 62)
Câu 4. Nhà Thiên văn học thời kì Phục hưng nổi tiếng với thuyết Nhật tâm là
A.G. Bô-ca-xi-ô.
B.Ph. Ra-bơ-le.
C.Ph. Pê-trác-ca.
D.N. Cô-péc-ních.
Đáp án: D
Giải thích: Nhà Thiên văn học thời kì Phục hưng nổi tiếng với thuyết Nhật tâm là Ni-cô-lai Cô-péc-ních. Ông cho rằng Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ, Trái Đất tự quay quanh trục của nó và quay xung quanh Mặt Trời. (SGK – Trang 63)
Câu 5. Một trong những học giả tiêu biểu của triết học duy vật thời kì Phục hưng ở Tây Âu là
A.Phran-xít Bây-cơn.
B.Mi-ken-lăng-giơ.
C.Đan-tê A-li-ghê-ri.
D.Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.
Đáp án: A
Giải thích: Phran-xít Bây-cơn là người mở đầu cho trường phái triết học duy vật thời kì Phục hưng ở Tây Âu. (SGK – Trang 64)
Câu 6. Một trong những nội dung tư tưởng của phong trào Văn hóa Phục hưng ở Tây Âu thời trung đại là
A.đề cao Cơ Đốc giáo và Giáo hoàng.
B.đề cao con người và quyền tự do cá nhân.
C.ủng hộ sự tồn tại của chế độ phong kiến.
D.ủng hộ triết học kinh việc của Giáo hội.
Đáp án: B
Giải thích: Trào lưu tư tưởng nổi bật của phong trào Văn hóa Phục hưng là chủ nghĩa nhân văn. Tính chất cách mạng của hệ tư tưởng mới thể hiện ở việc lên án, đả kích giai cấp phong kiến, chống các quan điểm phản khoa học; đề cao tự do cá nhân và giá trị chân chính của con người; bày tỏ tinh thần dân tộc,… (SGK – Trang 64)
Câu 7. Một trong những ý nghĩa quan trọng của phong trào Văn hóa Phục hưng là
A.đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
B.mở đường cho văn minh Tây Âu phát triển.
C.củng cố quyền lực của Giáo hội Cơ Đốc giáo.
D.đưa giai cấp tư sản Tây Âu lên nắm chính quyền.
Đáp án: B
Giải thích: Phong trào Văn hóa Phục hưng được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời, mở đường cho văn minh Tây Âu phát triển trong những thế kỉ tiếp theo.
Câu 8. Phong trào Văn hóa Phục hưng ở Tây Âu thời trung đại ra đời trong bối cảnh nào sau đây?
A.Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu.
B.Hin-đu giáo lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng ở các nước Tây Âu.
C.Những thành tựu văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại được đề cao.
D.Giai cấp tư sản đã nắm chính quyền ở hầu hết các nước châu Âu.
Đáp án: A
Giải thích: Bối cảnh ra đời phong trào Văn hóa Phục hưng:
– Về kinh tế: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành ở các nước Tây Âu.
– Về xã hội: mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với giai cấp phong kiến và Giáo hội ngày càng sâu sắc.
– Về văn hóa: thế giới quan, ý thức hệ phong kiến và Giáo hội Cơ Đốc giáo đang lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng ở Tây Âu. Do đó, tầng lớp tư sản mới ra đời cần có một nền văn hóa mới phù hợp với họ. Trong bối cảnh ấy, tư sản đã tìm kiếm, tiếp thu và phục hưng lại những giá trị và thành tựu rực rỡ của văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại để tạo nên nền văn hóa cho riêng mình.
Câu 9. Phong trào Văn hóa Phục hưng khởi đầu ở quốc gia nào?
A.Pháp.
B.Hà Lan.
C.I-ta-li-a.
D.Anh.
Đáp án: C
Giải thích: Phong trào Văn hóa Phục hưng khởi đầu ở I-ta-li-a vào thế kỉ XIV, sau đó lan rộng ra các nước khác ở Tây Âu cho đến cuối thế kỉ XVI. (SGK – Trang 62)
Câu 10. Phong trào Văn hóa Phục hưng do giai cấp nào khởi xướng?
A.Tư sản.
B.Vô sản.
C.Quý tộc.
D.Tăng lữ.
Đáp án: A
Giải thích: Giai cấp tư sản trong xã hội phong kiến là giai cấp có nhiều tiền của, giàu có nhưng họ lại bị phong kiến, tăng lữ, quý tộc chèn ép, bóc lột. Vì vậy, họ đã đứng lên đấu tranh chống lại chế độ phong kiến, cuộc đấu tranh đầu tiên là đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa, mà cụ thể là phong trào Văn hóa Phục hưng.