Văn minh Đại Việt được hình thành trên cơ sở kế thừa những thành tựu quan trọng của văn minh Văn Lang - Âu Lạc và truyền thống lao động và đấu tranh hơn nghìn năm chống Bắc thuộc. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, mời các bạn tham khảo bài viết về Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ? dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ?
Câu hỏi: Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ?
A. văn minh Chăm-pa.
B. văn minh Phù Nam.
C. văn minh sông Mã.
D. văn minh Việt cổ.
Đáp án: Chọn D
Hướng dẫn lời giải: Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ văn minh Văn Lang – Âu Lạc (văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn được gọi là văn minh sông Hồng hoặc văn minh Việt cổ).
2. Nguồn gốc của nền Văn minh Đại Việt:
Văn minh Đại Việt, một phần quan trọng trong lịch sử văn hóa của Việt Nam, đã tồn tại và phát triển suốt gần 1000 năm, từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. Nền văn minh này gắn liền với những chính quyền của các dòng họ như họ Khúc, họ Dương, và các triều đại như Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn, và Nguyễn. Văn minh Đại Việt cũng được thường gọi là văn minh Thăng Long, đặc biệt sau khi Thăng Long trở thành thủ đô của Đại Việt.
Văn minh Đại Việt được hình thành trên cơ sở kế thừa những thành tựu quan trọng của văn minh Văn Lang – Âu Lạc và truyền thống lao động và đấu tranh hơn nghìn năm chống Bắc thuộc. Dân tộc Đại Việt đã tận dụng những giá trị này để bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc qua thời gian. Văn minh Đại Việt đã phát triển từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, và trong giai đoạn này, dân tộc Đại Việt trưởng thành trên nhiều mặt: chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, an ninh quốc phòng, và nhiều lĩnh vực khác. Thành tựu văn minh phát triển nhanh chóng và vững chắc qua các giai đoạn biến đổi mạnh mẽ của đất nước.
Kế thừa từ văn minh Văn Lang – Âu Lạc, văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ nền văn minh cổ xưa này, được bảo tồn và phục hưng qua hơn 1,000 năm Bắc thuộc. Những di sản và truyền thống của văn minh Văn Lang – Âu Lạc đã tiếp tục phát triển trong thời kì độc lập và tự chủ, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền văn minh Đại Việt.
Văn minh Đại Việt cũng dựa trên nền độc lập và tự chủ của quốc gia Đại Việt. Năm 905, Khúc Thừa Dụ đã bắt đầu xây dựng quyền tự chủ. Năm 938, sau chiến thắng quan trọng tại sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương, khẳng định độc lập và tự chủ cho dân tộc. Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô thành từ Hoa Lư sang Đại La. Trải qua các triều đại khác nhau, quốc gia độc lập và tự chủ tiếp tục được củng cố vững chắc.
2. Bài tập vận dụng có đáp án:
Câu 1. Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc các thành tựu về: thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử… từ nền văn minh nào dưới đây?
A. Văn minh Ấn Độ.
B. văn minh Trung Hoa.
C. Văn minh Phục hưng.
D. Văn minh Hy Lạp – La Mã.
Đáp án đúng là: B
– Trong quá trình hình thành và phát triển, ngoài việc kế thừa nền văn minh sông Hồng, người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn minh từ bên ngoài, đặc biệt là:
+ Văn minh Trung Hoa (ví dụ: thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử,…)
+ Văn minh Ấn Độ (ví dụ: Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc,…)
=> Các yếu tố văn minh Trung Quốc, Ấn Độ đã góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt.
Câu 2. Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ
A. văn minh Chăm-pa.
B. văn minh Phù Nam.
C. văn minh sông Mã.
D. văn minh Việt cổ.
Đáp án đúng là: D
Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ văn minh Văn Lang – Âu Lạc (văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn được gọi là văn minh sông Hồng hoặc văn minh Việt cổ).
Câu 3. Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc các thành tựu về: tôn giáo (Phật giáo), nghệ thuật, kiến trúc… từ nền văn minh nào dưới đây?
A. Văn minh Ấn Độ.
B. văn minh Lưỡng Hà.
C. Văn minh Phục hưng.
D. Văn minh Hy Lạp – La Mã.
Đáp án đúng là: A
– Trong quá trình hình thành và phát triển, ngoài việc kế thừa nền văn minh sông Hồng, người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn minh từ bên ngoài, đặc biệt là:
+ Văn minh Trung Hoa (ví dụ: thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử,…)
+ Văn minh Ấn Độ (ví dụ: Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc,…)
=> Các yếu tố văn minh Trung Quốc, Ấn Độ đã góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt.
Câu 4. Ở thế kỉ X, văn minh Đại Việt
A. bước đầu được định hình.
B. phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
C. có sự giao lưu với văn minh phương Tây.
D. có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu.
Đáp án đúng là: A
Thế kỉ X, gắn liền với chính quyền họ Khúc, họ Dương và các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê. Đây là giai đoạn văn minh Đại Việt bước đầu được định hình, thông qua công cuộc củng cố chính quyền, phát triển kinh tế và văn hóa.
Câu 5. Từ thế kỉ XI – XV, văn minh Đại Việt
A. bước đầu được định hình.
B. phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
C. có sự giao lưu với văn minh phương Tây.
D. có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu.
Đáp án đúng là: B
Từ thế kỉ XI – XV, văn minh Đại Việt phát triển mạnh mẽ và toàn diện, tính dân tộc được thể hiện rõ nét, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo phát triển hài hòa.
Câu 6. Văn minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt, với kinh đô chủ yếu là
A. Thăng Long (Hà Nội).
B. Phú Xuân (Huế).
C. Hoa Lư (Ninh Bình).
D. Thiên Trường (Nam Định).
Đáp án đúng là: A
Văn minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt, với kinh đô chủ yếu là Thăng Long (Hà Nội). Vì vậy, văn minh Đại Việt còn được gọi là Việt Nam Thăng Long.
Câu 7. Văn minh Đại Việt còn được gọi là
A. văn minh sông Hồng.
B. văn minh Việt cổ.
C. văn minh Thăng Long.
D. văn minh sông Mã.
Đáp án đúng là: C
Văn minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt, với kinh đô chủ yếu là Thăng Long (Hà Nội). Vì vậy, văn minh Đại Việt còn được gọi là Việt Nam Thăng Long.
Câu 8. Văn minh Đại Việt bộc lộ những dấu hiệu của sự trì trệ và lạc hậu vào thời điểm nào?
A. Thế kỉ X.
B. Thế kỉ XI – XV.
C. Thế kỉ XVI – XVII.
D. Thế kỉ XVIII – XIX.
Đáp án đúng là: D
Thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX gắn liền với sự tồn tại của các vương triều Lê Trung hưng (giai đoạn hậu kì), Tây Sơn, Nguyễn. Xã hội Đại Việt từng bước rơi vào khủng hoảng với nhiều biến động về chính trị. Văn minh Đại Việt có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu. Mặc dù vậy, một số lĩnh vực văn minh Đại Việt vẫn đạt được những thành tựu nổi bật.
Câu 9. Thời kì phát triển của nền văn minh Đại Việt chấm dứt khi
A. vua Bảo Đại thoái vị (1945), chế độ quân chủ ở Việt Nam sụp đổ.
B. thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chế độ cai trị ở Việt Nam.
C. nhà Minh xâm lược và thiết lập ách cai trị, đô hộ ở Đại Ngu.
D. nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945).
Đáp án đúng là: B
Từ giữa thế kỉ XIX, việc thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chế độ cai trị ở Việt Nam đã chấm dứt thời kì phát triển của nền văn minh Đại Việt.
Câu 10. Văn minh Phương Tây du nhập vào Đại Việt từ khoảng
A. thế kỉ X.
B. thế kỉ XIII.
C. thế kỉ XVI.
D. thế kỉ XX.
Đáp án đúng là: C
Từ khoảng thế kỉ XVI, một số yếu tố của văn minh phương Tây như: tôn giáo (Thiên Chúa giáo), chữ viết,… đã được du nhập vào Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: