Nền văn minh Âu Lạc Văn Lang được cho là xuất hiện vào khoảng năm 2879 TCN, một thời kì cổ đại rất sớm theo lịch sử Việt Nam. Với sự xuất hiện của Văn Lang - Âu Lạc thì nó được coi là nhà nước đầu tiên tại Việt Nam. Vậy Văn học thời kì Văn Lang - Âu Lạc là nền văn học? Mời các bạn theo dõi bài viết nhé.
Mục lục bài viết
1. Văn học thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc là nền văn học?
A. Chữ viết
B. Chữ Hán
C. Truyền miệng
D. Chữ Quốc ngữ
Đáp án đúng là C
Văn học thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc là nền văn học truyền miệng với nhiều truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng, sự tích như Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Thánh gióng, Bánh chưng bánh giày,… (SGK – Trang 92).
2. Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc:
2.1. Đời sống vật chất:
- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Họ dùng lưỡi cày, lưỡi hái, rìu, cuốc,… bằng đồng làm công cụ sản xuất, cùng với đồ dùng phục vụ trong cuộc sống sinh hoạt như thạp đồng, thau chậu, bình gốm,… Ngoài ra, học còn biết trồng dâu nuôi tằm, trồng hoa màu, chăn nuôi, đánh bắt cá,..
- Các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, làm nhà, đóng thuyền phát triển. Nghề luyện kim phát triển cao, nhiều người chỉ chuyên làm nghề đúc đồng, rèn sắt. Do nghề dệt phát triển, cư dân Âu Lạc đã mặc nhiều loại vải may từ sợi đay, tơ tằm,…
- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc sử dụng thạp đồng và muôi đồng để đựng gạo.
2.2. Đời sống tinh thần:
- Cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên. Thờ các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời,… Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền,…
- Là đất nước nông nghiệp nên việc thờ cúng, sùng bái các vị thần tự nhiên là điều dễ hiểu. Điều đặc biệt là tín ngưỡng đa thần và âm tính (trọng tình cảm, trọng nữ giới). Các vị thần ở Việt Nam chủ yếu là nữ giới, do ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực đó là các bà mẹ, các Mẫu.
- Tục thờ cúng ông bà, tổ tiên đã qua nhiều đời của nhiều dân tộc châu Á, văn hóa Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên,…Đại đa số các gia đinhg người Việt đều có cho mình một bàn thờ tổ tiên trong nhà, ít nhất là có treo di ảnh một cách trang trọng, nhưng không phải là một tôn giáo mà do lòng thành kính của người Việt với cha mẹ, ông bà, cụ kị. Đây là một tín ngưỡng quan trọng và gần như không thể thiếu trong phong tục Việt Nam.
- Họ có khiếu thẩm mỹ như nhuộm răng, xăm mình. Họ có xăm mình không chỉ để tránh thủy quái làm hại mà còn lại là một cách làm đẹp, phong tục này còn được duy trì đến ngày nay. Theo nhiều tài liệu thì tục nhuộm răng đen của người Việt có từ thời sơ sử (cách đây 4000 năm), giai đoạn hình thành nhà nước sơ khai Văn Lang – Âu Lạc. Theo quan niệm xưa, nhuộm răng đen được coi là chuẩn mực của cái đẹp không chỉ riêng đối với phụ nữ mà ngay cả nam giớ cũng vậy, tuy ở nam giới ít hơn. Do đó, vẻ đẹp của hàm răng đen đã dần được đưa vào ca dao, thi ca. Được xếp thứ 4 trong 10 chuẩn mực đo nét duyên của con gái. Không chỉ là chuẩn mực của cái đẹp, tục nhuộm răng trở nên phổ biến được coi là chuẩn mực đạo đức. Trong xã hội bấy giờ, người ta cho rằng người nào răng trắng là người không tử tế. Tục nhuộm răng thời bấy giờ phổ biến đến mức được ưa chuộng để trở thành một nghề kiếm sống.
- Xăm mình là một trong những tập tục của người Việt cổ. Về nguyên nhân xuất hiện của tục này, sách Lĩnh Nam chích quái (phần Hồng Bàng thị truyện) chép: Bấy giờ, dân trên núi xuống nước đánh cá thường bị thuồng luồng gây tổn thương, bèn cùng nhau tâu việc ấy với vua Hùng. Vua nói: “Các giống ở trên núi khác với các loài dưới nước. Các loài dưới nước chỉ ưa nhìn những gì giống với mình và ghét những gì khác mình, vì vậy ta mới bị gây hại”. Thế rồi, nhà vua bèn ra lệnh cho ai nấy cũng phải lấy màu xăm thủy quái vào người. Từ đó, người dân không bị thuồng luồng gâu thương tích nữa. Tục xăm mình là một trong những biểu hiện cho quá trình sống thích ứng và chế ngự thiên nhiên của người Việt cổ. Như vậy, thì phong tục xăm mình là phong tục chung của cộng đồng Việt tộc, được khởi nguồn từ thời kì Hồng Bàng, sau đó phong tục này được kế thừa trong các vùng có cư dân tộc Việt sinh sống.
=> Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc giản dị, chất phác, hòa hợp với thiên nhiên. Trong nhũng ngày lễ hội họ thường tổ chức vui chơi, đấu vật, đua thuyền, cưỡi ngựa, …
3. Một số câu hỏi trắn nghiệm liên quan kèm đáp án:
Câu 1: Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc ra đời vào khoảng thế kỷ VII TCN, gắn với nền văn hóa nào dưới đây?
A. Văn hóa Sa Huỳnh
B. Văn hóa Óc Eo
C. Văn hóa Đông Sơn
D. Văn hóa Đông Sơn
=> Đáp án đúng là D
Câu 2: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là:
A. Sản xuất thủ công nghiệp
B. Trao đổi, buôn bán qua đường biển
C. Sản xuất nông nghiệp
D. Trao đổi, buôn bán qua đường bộ
=> Đáp án đúng là C
Câu 3: Về mặt tín ngưỡng thì cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tục:
A. Thờ cúng tổ tiên
B. Thờ thần – vua
C. Ứơp xác
D. Thờ phụng chúa Giê – su
=> Đáp án đúng là A
Câu 4: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng cơ sở xã hội dẫn đến sự hình thành của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc?
A. Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội
B. Xã hội phân hóa thành hai tầng lớp: chủ nô và nô lệ
C. Qúy tộc là những người giàu có và có thế lực
D. Nông dân tự do chiếm đại đa số dân cư
=> Đáp án đúng là B
Câu 5: Nhà nước Âu Lạc ra đời trên cơ sở thắng lợi từ cuộc kháng chiến:
A. Chống quân Hán xâm lược của nhân dân huyện Tượng Lâm
B. Chống quân Tần xâm lược của người Âu Việt và Lạc Việt
C. Chống quân Nam Hán xâm lược của người Việt
D. Chống quân Đường xâm lược của người Việt
=> Đáp án đúng là B
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng phong tục, tập quán của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Xăm mình
B. Làm bánh chưng, bánh giày
C. Nhuộm răng đen
D. Tục thờ thần – vua
=> Đáp án đúng là D
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Cư dân chủ yếu ở nhà sàn, dựng bằng tre, nứa, gỗ,..
B. Thức ăn chính là: lúa mì, lúa mạch, thịt bò, rượu vang.
C. Để tóc ngang vai, búi tóc và tết tóc kiểu đuôi sam
D. Phương tiện đi lại chủ yếu trên sông bằng: ghe, thuyền.
=> Đáp án đúng là B
Câu 8: Nội dung nào sau đây không đúng về nước Văn Lang?
A. Tổ chức nhà nước còn sơ khai
B. Đã có luật pháp thành văn và chữ viết
C. Địa bàn hoạt động chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
D. Chưa có quân đội, luật pháp
=> Đáp án đúng là B
Câu 9: Nội dung nào sau đây không đúng về nước Âu Lạc:
A. Kinh đô đặt tại Phong Châu (Phú Thọ)
B. Có quân đội mạnh, vũ khí tốt
C. Địa bàn chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
D. Xây dựng được thành Cổ Loa kiên cố
=> Đáp án đúng là A
Câu 10: Điều kiện tự nhiên nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc?
A. Vị trí thuận lợi cho giao lưu, tiếp xúc các thể loại văn minh
B. Đất đai phì nhiêu, máu tử, có nhiều sông lớn
C. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi
D. Địa hình chủ yếu là núi với nhiều cảnh quan
=> Đáp án đúng là D
Câu 11: Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỷ VII TCN
B. Thế kỷ III TCN
C. Thế kỷ I
D. Thế kỷ V
=> Đáp án đúng là A
THAM KHẢO THÊM: