Văn hóa pháp lý hay văn hóa pháp luật là một bộ phận hợp thành của nền văn hóa dân tộc, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện một hệ thống pháp luật, cơ quan nhà nước dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, đồng bộ và khả thi.
Mục lục bài viết
1. Văn hóa pháp lý là gì?
Ở Việt Nam, văn hóa bắt đầu được nhiều nhà khoa học, nhiều học giả nghiên cứu trong những năm gần đây và họ cũng đã cố gắng đưa ra định nghĩa về văn hóa. Cách đây hơn 60 năm, học giả Đào Duy Anh đã đặt viên gạch đầu tiên cho ngành văn hóa học khi cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương” của ông ra đời năm 1938. Ông quan niệm hai tiếng văn hóa chỉ là chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng: Văn hóa tức là sinh hoạt.
Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “văn hóa là thế ứng xử, năng động của một cộng đồng (ứng xử tập thể) hay một cá nhân đứng trước thiên nhiên, xã hội và đứng trước chính mình. Văn hóa là lối sống, nếp sống, tập thể và cá nhân.
UNESCO định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống đã diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.
Hoạt động pháp luật với tính cách là bộ phận, một khâu của hoạt động chính trị-xã hội, tuy không lấy văn hóa làm mục đích trực tiếp, nhưng hoạt động pháp luật lại là phương thức để con người thể hiện và hiện thực hóa những năng lực nhân tính của mình trong lĩnh vực pháp luật. Điều đó đã chứng tỏ rằng, hoạt động pháp luật cũng hiện diện như phương diện đặc thù của văn hóa- đó là văn hóa pháp lý.
Văn hóa pháp lý là sự phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của đời sống pháp luật (của mỗi cá nhân và cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như diễn ra trong hiện tại, nó cấu thành nên một hệ thống các giá tị, truyền thống và lối sống pháp luật của một cộng đồng, một quốc gia, dân tộc.
Cũng có quan điểm cho rằng, văn hóa pháp luật văn hóa pháp luật là “hệ thống các yếu tố, giá trị vật chất và tinh thần thuộc lĩnh vực tác động của pháp luật được thể hiện trong ý thức, tư tưởng và hành vi của con người.
Theo giáo trình lý luận chung nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội, Văn hóa pháp lý là một hệ thống hữu cơ các giá tri vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và ích lũy trên cơ số tri thức pháp luật, lòng tin, tình cảm đời với pháp luật và các mặt hoạt động pháp luật thực tiễn.
Nhìn chung, văn hóa pháp lí có những đặc điểm cơ bản sau:
– Văn hóa pháp lý được hình thành, tổn tại trên nền tảng của quá trình đều chinh pháp luật.
– Văn hóa pháp lý có tính kế thừa, phủ định và đan xen trong quá trình tồn tại và phát triển.
– Văn hóa pháp lý mang tính giai cấp.
– Văn hóa pháp lý có mối quan hệ hữu cơ với các loại hình văn hóa khác.
Như vậy, xét về bản chất, văn hóa pháp lý mang tính xã hội. Tính xã hội xuất hiện bởi vì sự hiện diện của nó là kết quả của những phương thức hoạt động của con người. Xã hội ở đây được hiểu là một tập đoàn người, một dân tộc, một quốc gia, một giai cấp có quan hệ với nhau về mặt pháp luật. bản chất xã hội của văn hóa pháp ly được thể hiện rõ trong tính dân tộc, tính giai cấp và tính nhân loại phổ biến.
Văn hóa pháp lý trong Tiếng anh là “Legal culture”.
2. Vai trò của văn hóa pháp lý:
– Chức năng nhận thức: Đây là chức năng không thể thiếu của bất kỳ hoạt động nào trong lĩnh vực văn hóa, trong đó có văn hóa pháp luật. Bởi lẽ, một bộ luật, đạo luật nào đó, với tư cách một sản phẩm văn hóa pháp luật, trước khi có thể đi vào thực tiễn cuộc sống, phát huy vai trò, hiệu lực trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, thì phải được mọi người nhận thức, nắm bắt nội dung, tinh thần của bộ luật, đạo luật đó.
– Chức năng giáo dục: Nói đến chức năng giáo dục của văn hóa pháp luật là nói đến sự định hướng văn hóa cho hành vi pháp luật của con người. Ý nghĩa giáo dục từ định hướng văn hóa cho hành vi pháp luật nổi bật ở chỗ, nó giáo dục cách xử sự tích cực đối với pháp luật dựa trên tri thức và tình cảm pháp luật đúng đắn, phù hợp với các giá trị văn hóa pháp luật. Bản thân mỗi cá nhân, theo quy luật hướng thiện, không muốn thực hiện các hành vi vi phạm, phá vỡ các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực pháp luật.
– Chức năng thực tiễn: Chức năng thực tiễn của văn hóa pháp luật thể hiện trước hết ở sự vận dụng và phát huy các kết quả nghiên cứu văn hóa pháp luật vào hoạt động thực tiễn hoạch định, xây dựng chính sách pháp luật của Nhà nước. Một khía cạnh quan trọng trong chức năng thực tiễn là dự báo tình hình và xu hướng phát triển của pháp luật
3. Các yếu tố cấu thành của văn hóa pháp lý:
Việc nhận diện, xem xét cầu thành văn hóa pháp lí trên thực tế khá phúc tạp cả về xác định các yếu tố nội dung và lượng hóa từng vấn để cụ thể. Sở dĩ như vậy vì khái niệm văn hóa pháp lí có nội hàm rộng, cầu trúc thực tế có cả vật chất và các yêu tố phi vật chất, trừu tượng. Đã có nhiều ý kiến, quan niệm về văn hóa pháp li, tuy nhiên nhìn chung dưới góc độ tổng quan, cầu thành văn hóa pháp lí thể hiện ở hai phương diện chủ quan và khách quan.
Hai mặt này của văn hóa pháp lí thống nhất hữu cơ và là tiền đề của nhau trong quá trinh tồn tại và phát huy vai trò của mỗi phương diện . Sở dĩ cho rằng như vậy bởi xuất phát từ cấu thành của văn hóa nói chung có các bộ phận cơ bản là yếu tố ý thức, tư duy, yếu tố vật chất (các gia trị vật chất, vật thể hóa do con người sáng tạo) va yếu tố ứng xử của con người. Các yếu tố này tạo nên hệ thống các giá tri truyền thống, lối sống được lưu truyền qua các thế hệ khác. Việc xem xét các bộ phận hợp thành văn hóa nói chung, văn hóa pháp lý nói riêng nếu chỉ nhìn qua bền ngoài của sự biểu đạt khách quan thì khó kiến giải, đánh giá thấu đáo được đầy đủ các đặc tính và sự thống nhất nội tại của hiện tượng này.
Về mặt chủ quan, đó là những yếu tố thuộc về ý thức, tâm lý của con người như nhận thức pháp luật, sự phản án cảm xúc, thái độ tích cực đối với pháp luật; sự tôn trọng các giá trị, nguyên tắc, yêu cầu của pháp luật. Những yếu tố này được coi là nên tảng cho quá trình biểu đạt, phản ánh nội dụng văn hóa pháp lý ra bên ngoài thế giới khách quan của đời sống hiện thực.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến mặc dù thừa nhận ý thức với tính cách là nền tảng chỉ đạo các hoạt động pháp lý thực tiến nhưng không nên coi đó là bộ phận của văn hóa pháp lý. Nó là những yếu tố nằm trong chiều sâu tâm lý của chủ thể, nó như là cái riêng của mỗi con người. Theo cách hiểu này, văn hóa nó chung và văn hóa pháp lý nói riêng chỉ được hình thành từ các yếu tố hiện thực khách quan trong đời sống xã hội. Chỉ có thể nhận biết được trạng thái văn hóa pháp lý từ gốc độ này.
Mặt khách quan của văn hóa pháp lí đó là những yếu tố có thể cảm quan được bằng trực giác như hệ thống pháp luật (ghi nhận, phố biên, bảo vệ các giá trị nhân bản), hành vi hợp pháp, quan hệ pháp luật, kết quả, giá tri pháp luật, trật tự pháp luật, trạng thái môi trường pháp chế và các yêu tổ vật chất..
Bên canh đó, việc tiếp cận, phản tích từng yếu tổ của cấu thành văn hóa pháp lí cản được xem xét trong mối tương quan của các yếu tố khác như đạo đức, truyền thông văn hóa của dân tộc để thấy được tính đặc thù của nó trong sự vận động, phát triển chung của cả đời sống chính trị xã hội
Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý:
Ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý là hai yếu tố có mối quan hệ tương tác hữu cơ với nhau hết sức chặt chẽ:
– Ý thức pháp luật là nền tảng thiết yếu đối với quá trình truyền tải, phản ánh, hiện thực hóa các loại hình, nội dung, giá trị của văn hóa pháp lý. Không thể có đời sống văn hóa pháp lý nếu thiếu đi ý thức pháp luật của các chủ thể pháp luật. Điều này được lý giải bởi ý thức pháp luật là yếu tố bên trọng thuộc về chủ quan của chủ thể còn văn hóa pháp lý là yếu tố đòi hỏi được bộc lộ ra bên ngoài thông qua hành vi; các vật thể hoặc phi vật thể.
Khi văn hóa là yếu tố thuộc về con người và con người với tư cách là chủ thể của các hoạt động pháp lý thực tiễn thì ý thức pháp luật được coi là bộ phận của văn hóa pháp lý.
– Văn hóa pháp lý có tính độc lập tương đối với ý thức pháp luật. Theo đó, văn hóa pháp lý vừa là kết quả phản ánh trạng thái ý thức pháp luật đồng thời là thước do ý thức pháp luật đối với các loại chủ thể trên thực tế.
– Văn hóa pháp lý với tính đa dạng của nó về hình thức thể hiện, giá trị xã hội lại chính là môi trường tác động trực tiếp đến cấu trúc, nội dung của ý thức pháp luật. Bên canh đó, cũng như các yếu tố khác của đời sống xã hội, văn hóa pháp lý cũng hàm chứa tính đan xe, giao thoa, tiếp nhận hoặc phủ định giữa các quan niệm hoặc loại hình văn hóa khác.