Chắc hẳn chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của du lịch hiện nay đây là một trong các lĩnh vực phát triển và đem lại thu nhập và giá trị về kinh tế rất cao. Loại hình du lịch bản địa cũng rất được quan tâm và phát triển vì nó giúp cho đất nước chúng ta phát triển các giá trị kinh tế.
Mục lục bài viết
1. Văn hóa bản địa là gì?
Nếu “văn hóa là tất cả những gì không phải từ thiên nhiên mà từ con người tạo ra” thì văn hóa bản địa được hiểu là văn hóa của một cộng đồng, dân tộc trong một địa phương, khu vực, vùng, miền nhất định – được chính cộng đồng sinh sống tại đó sáng tạo, tích lũy và đúc kết nên – có bản sắc riêng đặc trưng và dễ phân biệt với văn hóa bản địa ở địa phương, khu vực, vùng, miền khác.
Văn hóa bản địa không chỉ tác động đến nếp sống và phong tục của vùng, miền, địa phương mà còn ảnh hưởng đáng kể đến kiến trúc thiết kế của nhiều công trình. Tuy nhiên, chính tư tưởng hội nhập để hiện đại mà những xu thế kiến trúc ngày càng xa rời với truyền thống, văn hóa bản địa. “Châu Âu trong lòng Thủ đô”, “Sự kết hợp tinh tế văn hóa Á-Âu”… là những dự án biến thể ẩn dưới những tên gọi hoa mỹ.
Ví dụ như theo nhu cầu cuộc sống, cư dân bản địa với sự công phu, tỉ mỉ, cùng đôi tay khéo léo và óc sáng tạo đã dệt nên những bộ trang phục truyền thống ấn tượng, mang đậm dấu ấn văn hóa và bản sắc của dân tộc mình. Qua các họa tiết, hoa văn được dệt, thêu trên những bộ trang phục truyền thống, các nghệ nhân thể hiện nhân sinh quan cũng như biểu đạt các ý niệm văn hóa tộc người đặc trưng. Bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn, cư dân bản địa nơi đây còn có các nghề thủ công được truyền từ đời này sang đời khác ngày một phát triển. Những sản phẩm thủ công của cư dân bản địa ngoài chức năng phục vụ đời sống lao động sản xuất còn có tính mỹ thuật rất cao, cho thấy tài hoa của người nghệ nhân. Từ đó thu hút được rất nhiều khách du lịch.
Văn hóa bản địa tiếng anh là ” The local culture”.
2. Giá trị của văn hóa bản địa trong du lịch:
Có thể khẳng định mối quan hệ giữa văn hóa bản địa với kiến trúc công trình du lịch – nghỉ dưỡng là mối quan hệ biện chứng, cộng sinh, qua lại bổ sung và hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Nếu kiến trúc công trình du lịch – nghỉ dưỡng chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa bản địa, tạo cảm hứng sáng tạo nên các thiết kế kiến trúc, nội thất, họa tiết, cảnh quan, tổ chức không gian công trình… thì văn hóa bản địa theo thời gian và sự phát triển, thay đổi của xã hội và con người sẽ làm thay đổi phần nào văn hóa bản địa tại nơi đó, theo chiều hướng tích cực hơn, để kiến trúc du lịch – nghỉ dưỡng phát triển mạnh mẽ, phù hợp với nhu cầu về hoạt động nghỉ dưỡng của xã hội, như đa dạng về quy mô, chức năng, phong cách…
Các công trình du lịch – nghỉ dưỡng không chỉ mang đến giá trị về mặt nghỉ ngơi, lưu trú mà còn là sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa bản địa đặc trưng của một địa phương, trở thành điểm nhấn thu hút khách du lịch tìm đến. Mặt khác, những đặc trưng, khác biệt của văn hóa bản địa của các địa phương, khu vực, vùng, miền khác nhau góp phần tạo nên những kiến trúc công trình du lịch – nghỉ dưỡng độc đáo, ấn tượng.
Ở ý nghĩa xa hơn, khi kiến trúc công trình du lịch – nghỉ dưỡng khai thác tốt những đặc trưng văn hóa bản địa sẽ đóng góp đáng kể vào mục đích giới thiệu, quảng bá các giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa địa phương, từ đó góp phần vào việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa bản địa đó.
Như vậy, một sự kết hợp tốt và hiệu quả giữa văn hóa bản địa với kiến trúc công trình du lịch – nghỉ dưỡng sẽ tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đích thực, mang dấu ấn, cá tính riêng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển tốt lên của xã hội.
Trên thực tế, việc tận dụng và khai thác tốt các di sản văn hóa, biến các di sản văn hóa trở thành tài nguyên du lịch không những làm cho cư dân bản địa có trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn, quản lý di sản văn hóa, còn góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng du lịch – dịch vụ, tạo sinh kế cho cộng đồng dân cư để phát triển bền vững. Thông qua du lịch, cộng đồng dân cư hiểu đúng hơn những giá trị di sản, vốn rất khó nhận ra trong đời sống thường nhật. Nhờ vậy, nhiều di sản văn hóa đã được phục dựng, nhiều làng nghề truyền thống dần hồi sinh, các sản phẩm văn hóa đặc thù cũng được tạo ra nhiều hơn.
Bên cạnh ý thức của cộng đồng dân cư bản địa, thời gian gần đây, tỉnh Lâm Đồng thường xuyên chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa
3. Tại sao phải bảo tồn và gìn giữ trong phát triển du lịch?
Rõ ràng, khi mà ngày càng nhiều công trình kiến trúc du lịch mọc lên để đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách thập phương thì cũng đồng nghĩa với việc sẽ tồn tại đa dạng những thiết kế thuần bản địa hay phá cách, pha trộn giữa nhiều nền văn hóa. Có kiến trúc công trình đẹp mắt và ấn tượng, cũng sẽ có kiến trúc công trình kì dị và khó hiểu… Việc tiếp cận những cái mới và hay của thế giới ngoài kia luôn được khuyến khích nhưng cần có sự chọn lọc. Phải làm sao để những giá trị tốt đẹp và đặc trưng của văn hóa bản địa vẫn còn hiện hữu rõ nét trong kiến trúc công trình du lịch – nghỉ dưỡng của một địa phương, khu vực, vùng, miền. Có như vậy mới có thể quảng bá và bảo tồn nét đẹp văn hóa của cộng đồng, dân tộc; tạo sản phẩm, dịch vụ du lịch – nghỉ dưỡng đặc trưng hấp dẫn khách; mặt khác để tuyên truyền và giáo dục con cháu đời sau phát huy lợi thế văn hóa và tiếp tục “sứ mệnh” của cha ông.
Nhận thức sự cần thiết phải bảo tồn và gìn giữ giá trị văn hóa bản địa gắn liền với sáng tạo và quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương, mới đây, những đơn vị kinh doanh hoạt động du lịch, lữ hành của tỉnh Quảng Nam đã cho ra mắt Câu lạc bộ “Điểm đến Quảng Nam – gìn giữ giá trị bản địa” và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo doanh nghiệp trong tỉnh cũng như sự tán dương, ủng hộ của lãnh đạo du lịch địa phương; được kỳ vọng sẽ là 1 trong những tổ chức nòng cốt, sáng tạo nên những sản phẩm du lịch đặc trưng hấp dẫn khách trong bối cảnh tỉnh nhà đang thí điểm mở cửa đón khách sau dịch.
Hiện nay có thể kể tới nền du lịch đang nằm trong một trong bối cảnh ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, nhiều ý tưởng tìm cách vực dậy thương hiệu du lịch Quảng Nam trong thời gian qua đều không thể triển khai thực hiện được. Việc ra đời CLB lúc này là rất phù hợp tình hình, điều kiện mới; vừa góp phần tôn vinh, gìn giữ giá trị bản địa của một vùng đất giàu tiềm năng văn hoá và thiên nhiên, vừa kết nối, tựa lưng vào nhau để khuếch trương, giới thiệu những sản phẩm du lịch bản địa – một đối tượng mà gần như khách du lịch nào cũng đều có nhu cầu tiếp cận, thưởng thức trải nghiệm. Đây cũng là lý do cho ý tưởng thành lập Câu lạc bộ điểm đến Quảng Nam gìn giữ giá trị bản địa”.