Thế chấp tài sản là gì? Thế chấp tài sản tiếng Anh là gì? Ví dụ thế chấp tài sản? Bàn về Thế chấp tài sản? Quy định về tài sản thế chấp?
Thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện trong các giao dịch dân sự. Đây cũng là biện pháp được thực hiện phổ biến khi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên được đảm bảo thực hiện hiệu quả. Quy định liên quan đến biện pháp thế chấp tài sản được thể hiện chi tiết trong
Căn cứ pháp lý:
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
1. Thế chấp tài sản là gì?
Tại khoản 1, Điều 317 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”
Khái niệm thế chấp tài sản:
Trong quan hệ thế chấp tài sản có sự tham gia chủ yếu của hai nhóm chủ thể. Đó là bên thế chấp và bên nhận thế chấp. Ngoài ra còn có thể có bên thứ ba giữ tài sản thế chấp trong từng trường hợp giao dịch thực tế. Khái niệm đã được quy định cụ thể trong khoản 1 của Điều 317.
Bên thế chấp tài sản thực hiện công việc thế chấp tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp. Tính chất bảo đảm của thế chấp được quy định trong quan hệ dân sự, được pháp luật thừa nhận. Bên thế chấp không phải chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Tức là trong khoảng thời gian đó, họ vẫn được sử dụng, khai thác công dụng, định đoạt tài sản thế chấp trong phạm vi quyền hạn được pháp luật trao.
Thế chấp tài sản có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của bên nhận thế chấp khi có sự vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm của bên thế chấp. Bởi tài sản thế chấp có thể được sử dụng, định đoạt để đảm bảo quyền lợi cho bên bị vi phạm nghĩa vụ.
Đặc điểm riêng của thế chấp tài sản:
Bên cạnh các đặc điểm chung của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, thế chấp tài sản còn mang những đặc điểm riêng sau đây:
– Là một biện pháp bảo đảm đối vật, nhưng quyền của bên nhận thế chấp đa phần mang tính đối nhân. Bởi tài sản thế chấp không được chuyển cho bên nhận thế chấp quản lý. Tính không chuyển giao tài sản mang đến đặc trưng của biện pháp thế chấp trong quá trình thực hiện giao dịch.
– Không có sự chuyển giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp. Tài sản chỉ được xử lý nếu có sự vi phạm nghĩa vụ.
– Một tài sản có thể thế chấp trước nhiều bên nhận thế chấp để bảo đảm nhiều nghĩa vụ dân sự. Tùy thuộc vào giá trị lớn hay nhỏ của tài sản để căn cứ cho quyền này được bảo đảm.
Chủ thể thế chấp tài sản:
Thế chấp tài sản bao gồm hai bên chủ thể được xác định như sau:
– Bên nhận thế chấp: Là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp thế chấp. Họ nhận thế chấp, do đó có thể an tâm trong giá trị nhận được từ nghĩa vụ của bên còn lại.
– Bên thế chấp: là bên bằng tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trước bên nhận thế chấp. Tài sản này được đảm bảo, có căn cứ hơn để bên thế chấp thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Nếu không, tài sản sẽ bị xử lý theo thỏa thuận thế chấp.
– Ngoài ra trong một số giao dịch, có sự tham gia của bên thứ ba giữ tài sản thế chấp. Bên này là bên trung gian, thực hiện quản lý tài sản trong thời gian thế chấp thực hiện giao dịch của các bên. Căn cứ trên sự tuân thủ hợp đồng để quyết định đối với hướng xử lý tài sản thế chấp.
Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ thế chấp tài sản được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó:
– Nghĩa vụ của bên thế chấp (Điều 320).
– Quyền của bên thế chấp (Điều 321).
– Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp (Điều 322).
– Quyền của bên nhận thế chấp (Điều 323).
– Quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp (Điều 324).
– Trường hợp chấm dứt việc thế chấp tài sản (Điều 327).
Các quy định pháp luật cung cấp thông tin xác định quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng của các bên.
2. Thế chấp tài sản tiếng Anh là gì?
Thế chấp tài sản tiếng Anh là Mortgage property.
3. Ví dụ về thế chấp tài sản:
Ông Nguyễn Thanh An có căn nhà ba tầng đứng tên ông, vì ông An đang rất cần một khoản tiền tương đối lớn nhưng ông lại không có và không có khả năng xoay sở nên ông đã thế chấp căn nhà này cho Ngân hàng để ông có tiền. Trong trường hợp này, việc thế chấp được thực hiện với ngân hàng. Tuy nhiên trên thực tế, có thể thực hiện thế chấp giữa các chủ thể khác của pháp luật Dân sự.
Việc ông thế chấp căn nhà này bằng cách ông sẽ chuyển giấy tờ đứng tên ông (sổ đỏ) cho Ngân hàng để đảm bảo về mặt pháp lý rằng nếu ông An không có khả năng thanh toán khoản tiền mà ông đã vay tại ngân hàng trong một khoảng thời gian đã được quy định thì Ngân hàng sẽ tiến hành phát mãi tài sản đó.
Để đảm bảo rằng việc thế chấp tài sản làm căn cứ, cơ sở thực hiện nghĩa vụ. Nếu ông An đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đúng nhu thỏa thuận, ông sẽ được nhận lại tài sản nguyên vẹn. Trong khi nếu vi phạm nghĩa vụ, tài sản của ông sẽ bị xử lý theo thỏa thuận.
4. Bàn về Thế chấp tài sản:
– Đối với các tài sản thế chấp có đăng ký quyền sở hữu:
Do tài sản thế chấp đều có đăng ký quyền sở hữu nên người nhận thế chấp không thể xác lập quyền sở hữu đối với tài sản này. Việc xử lý tài sản phải được thực hiện để nhận về giá trị tương ứng. Người nhận thế chấp phải yêu cầu bán đấu giá tài sản để đảm bảo nghĩa vụ dân sự được thực hiện. Từ đó, tiền nhận về sẽ chi trả, bù đắp tương ứng đối với phần nghĩa vụ không được bảo đảm thực hiện.
Nhưng trên thực tế thì việc xử lý tài sản phải được tiến hành trong trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật. Người nhận thế chấp phải trải qua giai đoạn khởi kiện và thi hành bản án mới có thể bán được tài sản thế chấp. Tức là chỉ dựa vào thỏa thuận phạt vi phạm của các bên thì bên nhận thế chấp không có quyền tự tiến hành bán tài sản thế chấp. Phải có sự phân xử của
Thực trạng này làm cho người nhận thế chấp tốn nhiều thời gian và chi phí. Bởi lẽ các cơ quan bán đấu giá tài sản không dám nhận bán đấu giá các tài sản chưa có bản án và quyết định bán đấu giá của cơ quan thi hành án.
– Khi người thế chấp không có khả năng thực hiện nghĩa vụ để nhận lại tài sản thế chấp:
Biện pháp bảo đảm mang ý nghĩa bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chính. Do đó, thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp mang đến kết quả mới là mục đích bên nhận thế chấp cần. Việc xử lý tài sản chỉ nhằm bồi thường, không mang đến ý nghĩa tốt nhất khi thực hiện giao dịch giữa các bên.
Trong trường hợp này sẽ gây nhiều khó khăn cho bên nhận thế chấp. Trong thực tế đã có không ít những trường hợp mà bên thế chấp không có khả năng thực hiện nghĩa vụ dẫn đến bên nhận thế chấp phải giải quyết tài sản đó theo quy định của pháp luật. Đây chỉ là hướng giải quyết cuối cùng để bảo đảm quyền lợi cho bên nhận thế chấp.
4. Quy định về tài sản thế chấp:
Quy định về tài sản thế chấp (Điều 318 Bộ luật Dân sự năm 2015):
– Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Các vật phụ này gắn liền với quản lý, sử dụng và khai thác động sản, bất động sản. Quy định pháp luật nhằm giúp các bên xác định được tài sản thế chấp dễ dàng, không bị nhầm lẫn, tranh chấp.
– Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
– Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Các tài sản này gắn liền với đất nên cũng được xác định là tài sản thế chấp.
– Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải
– Trường hợp bên nhận thế chấp không
Tất cả các quy định này xác định trường hợp thực tế xảy ra. Việc xác định đâu là tài sản thế chấp giúp đảm bảo ý nghĩa thế chấp thực hiện nghĩa vụ. Bởi giá trị của tài sản thế chấp là căn cứ đồng ý cho biện pháp thế chấp tài sản được tiến hành.
Về hiệu lực của thế chấp tài sản (Quy định tại Điều 319 Bộ luật Dân sự năm 2015):
– Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Tức là các bên có thể quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trên thực tế. Hoặc nếu pháp luật có quy định xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì phải thực hiện theo luật.
– Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.