Khái quát về hiện tượng dẫn chiếu trong tư pháp quốc tế? Vấn đề dẫn chiếu tới pháp luật của nước chưa được công nhận? Áp dụng pháp luật khi gặp hiện tượng dẫn chiếu?
Nhắc tới tư pháp quốc tế là nhắc tới vấn đề về áp dụng các quy phạm xung đột trong việc giải quyết các tranh chấp pháp luật. Vấn đề dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước chưa được công nhận là một trong những vấn đề rất phức tạp trong việc áp dụng quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế. Trên thực tế có thể thấy dẫn chiếu là một vấn đề rất quan trọng và phổ biến nhưng đây cũng là một ván đề rất khó, rất phức tạp trong tư pháp quốc tế. Với sự phát triển và ngày càng hoàn thiện của hệ thông pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật các quốc gia nói chung thì khi các Điều ước quốc tế ngày một gia tăng sẽ dẫn tới việc thiết lập các quy phạm xung đột thống nhất trong các Điều ước này sẽ làm mất đi những điều kiện tồn tại của dẫn chiếu, theo đó có thể hiện tượng dẫn chiếu tới pháp luật không cần phải đặt ra trong tư pháp quốc tế nữa. Tuy nhiên hiện nay, dẫn chiếu vẫn được áp dụng một cách thường xuyên và phổ biến tại các quốc gia. Vậy vấn đề dẫn chiếu tới pháp luật của nước chưa được công nhận hiện nay như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát về hiện tượng dẫn chiếu trong tư pháp quốc tế
1.1. Dẫn chiếu
Dẫn chiếu pháp luật được hiểu là Dẫn chiếu đến pháp luật của nước khác về một hình thức áp dụng pháp luật nước ngoài theo quy định của pháp luật; trong trường hợp áp dụng pháp luật của nước ngoài mà pháp luật nước đó dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì sẽ áp dụng pháp luật của nước thứ ba.
Dẫn chiếu đến pháp luật của nước chua được công nhận được hiểu là hiện tượng khi cơ quan có thẩm quyền của một nước áp dụng quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài theo quy định của tư pháp quốc tế, nhưng pháp luật của nước được dẫn chiếu lại không được nước còn lại thừa nhận hoặc không thừa nhận cả về sự tồn tại của nước được dẫn chiếu.
Theo Bộ luật dân sự Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài sẽ được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập. Ví dụ Doanh nghiệp A là doanh nghiệp nước ngoài và được thành lập tại Đức. Vậy pháp luật Đức sẽ là pháp luật điều chỉnh năng lực pháp luật dân sự của doanh nghiệp A. Tuy nhiên theo pháp luật Đức, vấn đề này lại được điều chỉnh bởi pháp luật nơi doanh nghiệp A có trụ sở thực tiễn và trong thực tế thì doanh nghiệp A có trụ sở chính tại Bỉ, khi đó pháp luật Đức sẽ dẫn chiếu đến pháp luật Bỉ.
1.2. Nguyên nhân của hiện tượng dẫn chiếu
Nguyên nhân thứ nhất là quy phạm xung đột về pháp luật có hai bộ phận cấu thành bao gồm phần phạm vi và phần hệ thuộc. Hiện tượng dẫn chiếu xuất hiện khi một vấn đề pháp lý thuộc phần phạm vi của hai quy phạm xung đột về pháp luật của hai nước có phần hệ thuộc khác nhau hay là do có sự quy định khác nhau trong các quy phạm xung đột về pháp luật của các nước về nguyên tắc chọn luật áp dụng chung cho cùng một vấn đề pháp lý.
Nguyên nhân thứ hai có khả năng làm phát sinh việc dẫn chiếu đó là việc giải thích các hệ thuộc luật của các nước có thể có sự khác nhau. Từ đó có thể dẫn đến khả năng một vấn đề pháp lý sẽ được hệ thống pháp luật của hai nước đều quy định và sẽ được áp dụng (được gọi là xung đột tích cực), hoặc cả hai nước đều từ chối áp dụng quy định nhất định, cho rằng pháp luật của nước mình không có thẩm quyền áp dụng quy định pháp luật đó (được gọi là xung đột tiêu cực).
2. Vấn đề dẫn chiếu tới pháp luật của nước chưa được công nhận
Việc thực hiện và áp dụng các quy phạm xung đột trong các văn bản pháp luật (trong nước và quốc tế) nhà nước và các cơ quan thực thi pháp luật không được phép phân biệt đối xử trong quan hệ với bất kì quốc gia nào. Điều này là hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và tập quán quốc tế.
Tuy nhiên, trên thực tế tòa án của một số nước phương Tây đã công nhiên vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại và có những hành vi kì thị đối với các hệ thống luật pháp mà quốc gia của họ chưa công nhận. Họ cho rằng khi luật pháp của nước tòa án có thẩm quyền xét xử viện dẫn tới hệ thống pháp luật của nước chưa được công nhận thì sẽ không được áp dụng với lí lễ là đến nhà nước đó còn chưa được công nhận huống hồ ai lại phải công nhận hệ thống pháp luật của nó. Đây là quan điểm phản khoa học, song tòa án các nước phương Tây đã áp dụng và lấy làm cơ sở để gạt bỏ luật pháp của các nước trước đây là thuộc địa mà mới giành độc lập nhằm duy trì sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
Ví dụ: nếu pháp luật của Hoa Kì dẫn chiếu tới pháp luật của quốc gia mà công dân tham gia vào quan hệ tư pháp quốc tế mang quốc tịch, tuy nhiên, nước thứ hai đó lại là nước somaliland hoặc nước Transnistria thì khi giải quyết vụ việc, pháp luật của hai nước này cũng sẽ không được áp dụng bởi Hoa Kì không công nhận sự tồn tại của hai quốc gia này. Hay như pakitstan cũng sẽ không công nhận khi dẫn chiếu tới pháp luật của nước Hoa Kì (Pakitstan không công nhận quốc gia Hoa Kì),…
Ở nước ta, trong
Quá trình đấu tranh để giành lại chủ quyền, độc lập tự do của các dân tộc là một quá trình bền bỉ phức tạp, nước ta luôn ủng hộ quá trình này, nhằm thiết lập một trật tự pháp lý quốc tế bảo đảm công bằng và công lý trên toàn thế giới chống lại mọi sự phân biệt kì thị giữa các dân tộc.n hệ với các nước trên thế giới.
3. Áp dụng pháp luật khi gặp hiện tượng dẫn chiếu
3.1. Chấp nhận dẫn chiếu
Một số quốc gia trên thế giới không chấp nhận dẫn chiếu như Siry, Ai Cập… bởi theo quan điểm của các quốc gia đó thì khi dẫn chiếu tức là chỉ dẫn chiếu tới các quy phạm pháp luật thực chất của nước đó chứ không phải toàn bộ hệ thống pháp luật của nước đó như các quốc gia chấp nhận dẫn chiếu như Anh, Nhật Bản hay Thụy Điển.
Hiện nay, ở Việt Nam về nguyên tắc chung thì dẫn chiếu được chấp nhận theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Bộ luật dân sự 20145 thì nếu pháp luật một nước (pháp luật nước ngoài được quy định hoặc viện dẫn) dẫn chiếu trở lại pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì khi đó sẽ áp dụng pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam chỉ đề cập đến dẫn chiếu ngược trở lại pháp luật của Việt Nam và không quy định dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba có được chấp nhận hay không. Trên thực tế vấn đề dẫn chiếu đến pháp luật của Việt Nam rất hiếm gặp, bởi các quy phạm xung đột về pháp luật cũng có giới hạn và nhìn chung thì các quy phạm xung đột của tư pháp quốc tế là thống nhất. Việc dẫn chiếu đến pháp luật của nước khác đa phần phụ thuộc vào cách giải thích và ý chí của tòa án nơi thụ lý vụ việc.
3.2. Các trường hợp không chấp nhận dẫn chiếu
Việc dẫn chiếu sẽ không được chấp nhận bởi các nguyên nhân sau:
Thứ nhất là trong lĩnh vực hợp đồng, giao dịch, thì hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều không chấp nhận dẫn chiếu trong lĩnh vực này. Theo quy định tại Điều 15 Công Ước Rome 19/6/1980 về quy phạm xung đột thống nhất trong lĩnh vực hợp đồng đối với một số nước châu Âu và theo quy định tại Điều 2 Công Ước Lahaye 7/6/1955 về hợp đồng mua bán quốc tế động sản thì việc dẫn chiếu không được chấp nhận bởi dẫn chiếu sẽ làm đảo lộn những dự tính, đi ngược lại ý chí của các bên khi họ thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng để giải quyết vụ việc cho hợp đồng. Tại Việt nam, theo quy định của pháp luật dân sự thì quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng sẽ được xác định theo pháp luật của nước mà các bên đã thỏa thuận lựa chọn. Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả các trường hợp không chấp nhận dẫn chiếu đều là đương nhiên, tự động mà nó cần dung hòa ý chí các bên và các quy phạm xung đột một cách thống nhất.
Thứ hai là khi có Điều ước quốc tế quy định thì các quốc gia sẽ không chấp nhận dẫn chiếu. Theo quy định tại Điều 39 Hiệp đinh tương trợ tư pháp giữa Nga và Việt Nam thì quan hệ pháp luật về thừa kế động sản sẽ được áp dụng bởi pháp luật của bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm chết điều chỉnh. Ví dụ một công dân mang quốc tịch Nga sinh sống và làm việc ở Việt Nam nhiều năm, và công dân này có vợ là người Việt Nam và có một số động sản cả ở Việt Nam và ở Nga. Nhưng công dân Nga qua đời đột ngột ở Việt Nam do tai nạn và không để lại di chúc. Vậy pháp luật Nga sẽ là pháp luật điều chỉnh quyền thừa kế bởi vì người chết để lại tài sản thừa kế là công dân của Nga mặc dù tại Điều 1224 Khoản 1 Bộ luật dân sự của Nga có quy định: “thừa kế (động sản) được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng”.