Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Về Luật Dương Gia
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh 3 miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Văn bản
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ Luật sư
    • Luật sư gọi lại tư vấn
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Văn bản pháp luật

Thông tư 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014

  • 28/08/202028/08/2020
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    28/08/2020
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Thông tư 162/2014/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập...

      THÔNG TƯ

      QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, TÍNH HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP VÀ CÁC TỔ CHỨC CÓ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

      Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

      Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;

      Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

      Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

      Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản,

      Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước.

      Chương I

      QUY ĐỊNH CHUNG

      Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

      1. Thông tư này quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước.

      2. Căn cứ quy định tại Thông tư này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định tại đơn vị vũ trang nhân dân cho phù hợp.

      Điều 2. Đối tượng áp dụng

      Việc quản lý, tính hao mòn tài sản cố định quy định tại Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị).

      Chương II

      QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

      Điều 3. Quy định tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định

      Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình

      Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn dưới đây:

      a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;

      b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

      Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình

      Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản như: Quyền sử dụng đất; phần mềm ứng dụng; quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ, thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này.

      Điều 4. Tài sản cố định đặc thù

      Những tài sản (trừ tài sản là nhà, vật kiến trúc) có nguyên giá từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng và có thời gian sử dụng trên một năm được quy định là tài sản cố định đặc thù.

      Tài sản là trang thiết bị dễ hỏng, dễ vỡ (như thủy tinh, gốm, sành, sứ…) phục vụ nghiên cứu khoa học, thí nghiệm có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên được quy định là tài sản cố định đặc thù.

      Căn cứ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này và đặc điểm tài sản sử dụng thực tế của ngành, lĩnh vực; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Danh mục tài sản cố định đặc thù (theo Mẫu tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này) thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương cho phù hợp để thống nhất quản lý.

      Điều 5. Tài sản cố định đặc biệt

      Tài sản không thể đánh giá được giá trị thực nhưng đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về hiện vật như: các cổ vật; hiện vật trưng bày trong bảo tàng; lăng tẩm; di tích lịch sử được xếp hạng.v.v. được quy định là tài sản cố định đặc biệt.

      Căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu quản lý đối với những tài sản quy định tại Khoản 1 Điều này; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Danh mục và giá quy ước tài sản cố định đặc biệt (theo Mẫu tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này) thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương để thống nhất quản lý.

      Nguyên giá tài sản cố định đặc biệt: Được xác định theo giá quy ước theo quy định tại Khoản 2 Điều này để ghi sổ kế toán.

      Điều 6. Phân loại tài sản cố định

      Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản, bao gồm:

      a) Tài sản cố định hữu hình

      – Loại 1: Nhà, gồm: Nhà làm việc, nhà kho, nhà hội trường, nhà câu lạc bộ nhà văn hóa, nhà tập luyện và thi đấu thể thao, nhà bảo tồn bảo tàng, nhà trẻ, nhà mẫu giáo, nhà xưởng, phòng học, nhà giảng đường, nhà ký túc xá, nhà khám bệnh, nhà an dưỡng, nhà khách, nhà ở, nhà công vụ, nhà công thự, nhà khác.

      – Loại 2: Vật kiến trúc, gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân chơi thể thao, sân vận động, bể bơi, trường bắn, kè, đập, đê, cống, kênh, mương máng, bến cảng, ụ tàu, giếng khoan, giếng đào, tường rào, vật kiến trúc khác.

      – Loại 3: Phương tiện vận tải, gồm:

      + Phương tiện vận tải đường bộ (xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện vận tải đường bộ khác);

      + Phương tiện vận tải đường thủy, gồm: Tàu biển chở hàng hóa; tàu biển chở khách; tàu tuần tra, cứu hộ, cứu nạn đường thủy; tàu chở hàng đường thủy nội địa; tàu chở khách đường thủy nội địa; phà đường thủy các loại; ca nô, xuồng máy các loại; ghe, thuyền các loại; phương tiện vận tải đường thủy khác.

      + Phương tiện vận tải đường không (máy bay);

      + Phương tiện vận tải đường sắt;

      + Phương tiện vận tải khác.

      – Loại 4: Máy móc, thiết bị văn phòng, gồm: Máy vi tính để bàn; máy vi tính xách tay; máy in các loại; máy chiếu các loại; máy fax; máy hủy tài liệu; máy Photocopy; thiết bị lọc nước các loại; máy hút ẩm, hút bụi các loại; ti vi, đầu Video, các loại đầu thu phát tín hiệu kỹ thuật số khác; máy ghi âm; máy ảnh; thiết bị âm thanh các loại; tổng đài điện thoại, điện thoại cố định, máy bộ đàm, điện thoại di động; thiết bị thông tin liên lạc khác; tủ lạnh, máy làm mát; máy giặt; máy điều hòa không khí; máy bơm nước; két sắt các loại; bộ bàn ghế ngồi làm việc; bộ bàn ghế tiếp khách; bàn ghế phòng họp, hội trường, lớp học; tủ, giá kệ đựng tài liệu hoặc trưng bày hiện vật; thiết bị mạng, truyền thông; thiết bị điện văn phòng các loại; thiết bị điện tử phục vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu; các loại thiết bị văn phòng khác.

      – Loại 5: Thiết bị truyền dẫn, gồm: phương tiện truyền dẫn khí đốt, phương tiện truyền dẫn điện, phương tiện truyền dẫn nước, phương tiện truyền dẫn các loại khác.

      – Loại 6: Máy móc, thiết bị động lực.

      – Loại 7: Máy móc, thiết bị chuyên dùng.

      – Loại 8: Thiết bị đo lường, thí nghiệm.

      – Loại 9: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.

      – Loại 10: Tài sản cố định hữu hình khác.

      b) Tài sản cố định vô hình

      – Loại 1: Quyền sử dụng đất.

      – Loại 2: Quyền tác giả.

      – Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.

      – Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.

      – Loại 5: Phần mềm ứng dụng.

      – Loại 6: Tài sản cố định vô hình khác.

      Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản, bao gồm:

      a) Tài sản cố định hình thành do mua sắm;

      b) Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng;

      c) Tài sản cố định được điều chuyển đến;

      d) Tài sản cố định được tặng cho;

      đ) Tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác.

      Danh mục tài sản cố định hữu hình tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

      Điều 7. Đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định

      Tài sản sử dụng độc lập được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.

      Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được thì được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.

      Một hệ thống gồm có nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ, liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và có chức năng hoạt động độc lập, đồng thời có sự đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.

      Súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm thì từng con súc vật có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.

      Vườn cây thuộc khuôn viên đất độc lập, có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên (không tính giá trị quyền sử dụng đất); hoặc từng cây lâu năm có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.

      Điều 8. Xác định nguyên giá của tài sản cố định

      Việc xác định nguyên giá tài sản cố định quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này như sau:

      Tài sản cố định hữu hình

      a) Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm được xác định bằng công thức:

      Nguyên giá TSCĐ do mua sắm=Giá trị ghi trên hóa đơn–Các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá (nếu có)+Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử–Các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử+Các khoản thuế, phí, lệ phí (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại+Chi phí khác (nếu có)

      b) Nguyên giá của tài sản cố định hình thành từ đầu tư xây dựng là giá trị quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng hiện hành.

      – Trường hợp tài sản đã đưa vào sử dụng (do đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng) nhưng chưa có quyết toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện ghi sổ và hạch toán kế toán tài sản cố định kể từ ngày có Biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng. Nguyên giá ghi sổ hạch toán là nguyên giá tạm tính. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau:

      + Giá trị đề nghị quyết toán;

      + Giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B;

      + Giá trị dự toán Dự án đã được phê duyệt.

      – Khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, đơn vị thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá tạm tính trên sổ kế toán theo giá trị quyết toán được duyệt.

      c) Nguyên giá tài sản cố định được điều chuyển đến được xác định như sau:

      Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến=Giá trị ghi trên Biên bản bàn giao tài sản điều chuyển+Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử–Các khoản thu hồi về sản phẩm phế liệu do chạy thử+Các khoản thuế, phí, lệ phí (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại)+Chi phí khác (nếu có)

      d) Nguyên giá tài sản cố định được tặng cho được xác định như sau:

      Nguyên giá TSCĐ được tặng cho=Giá trị của tài sản do cơ quan tài chính xác định+Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử–Các khoản thu hồi về sản phẩm phế liệu do chạy thử+Các khoản thuế, phí, lệ phí (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại)+Chi phí khác (nếu có)

      Nguyên giá tài sản cố định vô hình

      a) Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất

      Đối với đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất; đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp; đất thuê đã trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đất thì nguyên giá được xác định là tiền sử dụng đất đã nộp để được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, hoặc số tiền đã trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, hoặc số tiền thuê đất đã trả cho cả thời gian thuê đất cộng (+) với các khoản thuế, phí, lệ phí (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại).

      Đối với đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất thì nguyên giá được xác định theo quy định của Chính phủ về xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cộng (+) các khoản thuế, phí, lệ phí (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại).

      b) Nguyên giá của tài sản cố định vô hình (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ) là toàn bộ các chi phí mà cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi ra để có được quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

      c) Nguyên giá tài sản cố định vô hình (phần mềm ứng dụng) là toàn bộ các chi phí mà cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi ra để có được phần mềm ứng dụng.

      d) Nguyên giá tài sản cố định vô hình khác là toàn bộ các chi phí mà cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi ra để có được tài sản cố định vô hình đó.

      Điều 9. Thay đổi nguyên giá tài sản cố định

      Nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong các trường hợp sau:

      a) Đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

      b) Thực hiện nâng cấp tài sản cố định theo dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

      c) Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản cố định.

      Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định, cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện lập Biên bản ghi rõ căn cứ thay đổi nguyên giá; đồng thời xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện hạch toán kế toán theo quy định hiện hành.

      Điều 10. Quản lý tài sản cố định

      Mọi tài sản cố định hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được quản lý chặt chẽ về hiện vật và giá trị theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

      Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lập thẻ tài sản cố định, hạch toán kế toán đối với toàn bộ tài sản cố định hiện có của đơn vị theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành; thực hiện kiểm kê định kỳ hàng năm về tài sản cố định hiện có thực tế; báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp để thống nhất hạch toán điều chỉnh số liệu giữa kết quả kiểm kê và sổ kế toán (nếu có); thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

      Tài sản cố định đã tính hao mòn đủ nhưng vẫn còn sử dụng được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật.

      Chương III

      QUY ĐỊNH VỀ TÍNH HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

      Điều 11. Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định

      Các loại tài sản cố định sau đây không phải tính hao mòn:

      a) Tài sản cố định là quyền sử dụng đất;

      b) Tài sản cố định đặc biệt được quy định tại Điều 5 Thông tư này;

      c) Tài sản cố định đơn vị đang thuê sử dụng;

      d) Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất trữ hộ Nhà nước;

      đ) Các tài sản cố định đã tính hao mòn đủ nhưng vẫn còn sử dụng được;

      e) Các tài sản cố định chưa tính hết hao mòn nhưng đã hỏng không tiếp tục sử dụng đượ

      Việc tính hao mòn tài sản cố định thực hiện mỗi năm 1 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán hoặc bất thường. Phạm vi tài sản cố định phải tính hao mòn là tất cả tài sản cố định hiện có (trừ các tài sản cố định quy định tại Khoản 1 Điều này) tính đến ngày 31 tháng 12 của năm tính hao mòn.

      Riêng các tài sản cố định tham gia toàn bộ thời gian vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ hoặc vừa sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, vừa sử dụng vào hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị thì việc tính hao mòn và trích khấu hao tài sản cố định thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.

      Trường hợp bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc tổng kiểm kê đánh giá lại tài sản cố định theo chủ trương của Nhà nước thì hao mòn tài sản cố định được tính tại thời điểm có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

      Điều 12. Xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn tài sản cố định

      Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định hữu hình thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

      Trường hợp cần thiết phải quy định thời gian sử dụng xe ô tô là 10 năm để phù hợp với tình hình thực tế xe ô tô hoạt động ở địa bàn khó khăn, thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.

      Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quy định:

      a) Danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương (theo Mẫu tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này).

      Thời gian sử dụng tối thiểu của một tài sản cố định vô hình không thấp hơn 4 năm và không vượt quá 50 năm.

      Trường hợp cần thiết phải quy định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình dưới 4 năm để phù hợp với tình hình thực tế, thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan.

      b) Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định đặc thù thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương (theo Mẫu tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

      thong-tu-162-2014-TT-BTC%20ngay-06-thang-11-nam-2014

      >> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

      Điều 13. Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định

      Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định được tính theo công thức sau:

      Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định=Nguyên giá của tài sản cố địnhxTỷ lệ tính hao mòn (% năm)

      Hàng năm, trên cơ sở xác định số hao mòn tăng và số hao mòn giảm phát sinh trong năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị tính tổng số hao mòn của tất cả tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cho năm đó theo công thức:

      Số hao mòn tài sản cố định tính đến năm (n)=Số hao mòn tài sản cố định đã tính đến năm (n-1)+Số hao mòn tài sản cố định tăng trong năm (n)–Số hao mòn tài sản cố định giảm trong năm (n)

      Đối với những tài sản cố định có thay đổi về nguyên giá, thì cơ quan, tổ chức, đơn vị xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định đó để ghi sổ kế toán. Căn cứ vào tỷ lệ hao mòn tài sản cố định hữu hình quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định đặc thù theo quy định tại Điều 12 Thông tư này để tiếp tục tính hao mòn tài sản cho các năm còn lại.

      Số hao mòn tài sản cố định cho năm cuối cùng thuộc thời gian sử dụng của tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá và số hao mòn lũy kế đã thực hiện của tài sản cố định đó.

      Điều 14. Quy định về trích khấu hao tài sản cố định

      Tài sản cố định của cơ quan, tổ chức, đơn vị không tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết, thì cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện tính hao mòn tài sản cố định theo quy định tại Thông tư này; không trích khấu hao.

      Mọi tài sản cố định của đơn vị sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật đều phải trích khấu hao tài sản cố định. Việc trích khấu hao tài sản cố định thực hiện như sau:

      a) Đối với tài sản cố định được sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết, đơn vị thực hiện chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp. Trường hợp cần thiết trích khấu hao theo tỷ lệ hao mòn tài sản cố định tương ứng quy định tại Thông tư này, đơn vị sử dụng tài sản báo cáo cơ quản quản lý cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.

      Tỷ lệ khấu hao và số khấu hao trong năm (theo Mẫu tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này), đơn vị gửi cơ quan quản lý thuế trực tiếp trước ngày 01 tháng 01 hàng năm để theo dõi, quản lý.

      b) Đối với những tài sản cố định vừa sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết; vừa sử dụng vào hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị thì thực hiện như sau:

      – Đơn vị tính toán, xác định tổng giá trị hao mòn trong năm của tài sản cố định vừa sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết; vừa sử dụng vào hoạt động theo chức năng nhiệm vụ theo tỷ lệ hao mòn tài sản cố định quy định tại Thông tư này.

      – Căn cứ tình hình sử dụng tài sản (thời gian sử dụng, tần suất sử dụng hoặc khối lượng công việc hoàn thành); đơn vị tính toán phân bổ số khấu hao và số hao mòn trong tổng giá trị hao mòn đã xác định. Lập và gửi cơ quan quản lý thuế trực tiếp thông tin về số khấu hao và số hao mòn tài sản trong năm (theo Mẫu tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này). Thời hạn gửi trước ngày 01 tháng 01 hàng năm để theo dõi, quản lý.

      – Đơn vị thực hiện phân bổ số khấu hao đã đăng ký để hạch toán kế toán vào chi phí cung ứng dịch vụ công, chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê cho phù hợp; thực hiện hạch toán kế toán hao mòn tài sản cố định đối với số hao mòn đã đăng ký.

      c) Việc quản lý, sử dụng số tiền trích khấu hao

      Số tiền trích khấu hao tài sản cố định được đầu tư, mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc ngân sách nhà nước, đơn vị được sử dụng để bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

      Số tiền trích khấu hao tài sản cố định được đầu tư, mua sắm từ nguồn vốn huy động, đơn vị được sử dụng để hoàn trả gốc và lãi; số còn lại để bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

      Chương IV

      TỔ CHỨC THỰC HIỆN

      Điều 15. Xử lý chuyển tiếp

      Việc tính hao mòn tài sản cố định năm 2014, cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện theo quy định của Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

      Việc tính hao mòn tài sản cố định từ năm 2015 trở đi, cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định tính đến hết năm 2014, thực hiện tính hao mòn theo tỷ lệ hao mòn quy định tại Thông tư này.

      Căn cứ tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định quy định tại Thông tư này; cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện rà soát, loại bỏ những tài sản không đủ tiêu chuẩn ra khỏi danh mục tài sản cố định để theo dõi, quản lý, sử dụng như quản lý công cụ, dụng cụ lâu bền.

      Điều 16. Hiệu lực thi hành

      Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

      Thông tư này thay thế Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước.

      3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để phối hợp giải quyết./.

      THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ TÍNH HAO MÒN CÁC LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

      STTDanh mục các nhóm tài sảnThời gian sử dụng (năm)Tỷ lệ hao mòn
      (% năm)
      Loại 1Nhà  
       – Biệt thự801,25
       – Nhà cấp I801,25
       – Nhà cấp II502
       – Nhà cấp III254
       – Nhà cấp IV156,67
      Loại 2Vật kiến trúc  
       – Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân chơi thể thao, sân vận động, bể bơi, trường bắn205
       – Kè, đập, đê, cống, kênh, mương máng, bến cảng, ụ tàu205
       – Giếng khoan, giếng đào, tường rào.1010
       – Các vật kiến trúc khác1010
      Loại 3Phương tiện vận tải  
      1Phương tiện vận tải đường bộ  
      1.1Ô tô  
      a.Xe ôtô phục vụ chức danh  
       – Xe 4 đến 5 chỗ156,67
       – Xe 6 đến 8 chỗ156,67
      b.Xe phục vụ chung  
       – Xe 4 đến 5 chỗ156,67
       – Xe 6 đến 8 chỗ156,67
       – Xe 9 đến 12 chỗ156,67
       – Xe 13 đến 16 chỗ156,67
      c.Xe ôtô chuyên dùng  
       – Xe cứu thương156,67
       – Xe cứu hỏa156,67
       – Xe chở tiền, biên lai, ấn chỉ có giá trị như tiền156,67
       – Xe chở phạm nhân156,67
       – Xe quét đường156,67
       – Xe phun nước156,67
       – Xe chở rác156,67
       – Xe ép rác156,67
       – Xe sửa chữa lưu động156,67
       – Xe trang bị phòng thí nghiệm156,67
       – Xe thu phát điện báo156,67
       – Xe sửa chữa điện156,67
       – Xe kéo, xe cứu hộ, cứu nạn156,67
       – Xe cần cẩu156,67
       – Xe hộ đê156,67
       – Xe tập lái156,67
       – Xe thu phát tín hiệu truyền hình, truyền thông156,67
       – Xe thanh tra giao thông156,67
       – Xe chở diễn viên, vận động viên156,67
       – Xe phòng chống dịch156,67
       – Xe kiểm lâm156,67
       – Xe chống buôn lậu156,67
       – Xe phòng chống lụt bão156,67
       – Xe tải các loại156,67
       – Xe lễ tân nhà nước156,67
       – Xe ca trên 16 chỗ ngồi các loại156,67
       – Xe khám và điều trị bệnh nhân lưu động156,67
       – Xe đưa đón giáo viên, học sinh156,67
       – Xe phát sóng lên vệ tinh156,67
       – Xe văn hóa thông tin lưu động156,67
       – Xe chở chó nghiệp vụ156,67
       – Xe chuyên dùng khác156,67
      1.2Xe mô tô, gắn máy1010
      1.3Phương tiện vận tải đường bộ khác1010
      2Phương tiện vận tải đường sắt1010
      3Phương tiện vận tải đường thủy
       – Tàu biển chở hàng hóa1010
       – Tàu biển chở khách1010
       – Tàu tuần tra, cứu hộ, cứu nạn đường thủy1010
       – Tàu chở hàng đường thủy nội địa1010
       – Tàu chở khách đường thủy nội địa1010
       – Phà đường thủy các loại1010
       – Ca nô, xuồng máy các loại1010
       – Ghe, thuyền các loại1010
       – Phương tiện vận tải đường thủy khác1010
      4Phương tiện vận tải đường không1010
      5Phương tiện vận tải khác1010
      Loại 4Máy móc, thiết bị văn phòng
       – Máy vi tính để bàn520
       – Máy vi tính xách tay520
       – Máy in các loại520
       – Máy chiếu các loại520
       – Máy Fax520
       – Máy hủy tài liệu520
       – Máy Photocopy812,5
       – Thiết bị lọc nước các loại520
       – Máy hút ẩm, hút bụi các loại520
       – Ti vi, đầu Video, các loại đầu thu phát tín hiệu kỹ thuật số khác520
       – Máy ghi âm520
       – Máy ảnh520
       – Thiết bị âm thanh các loại520
       – Tổng đài điện thoại, điện thoại cố định, máy bộ đàm, điện thoại di động520
       – Thiết bị thông tin liên lạc khác520
       – Tủ lạnh, máy làm mát520
       – Máy giặt520
       – Máy điều hòa không khí812,5
       – Máy bơm nước812,5
       – Két sắt các loại812,5
       – Bộ bàn ghế ngồi làm việc812,5
       – Bộ bàn ghế tiếp khách812,5
       – Bàn ghế phòng họp, hội trường, lớp học812,5
       – Tủ, giá kệ đựng tài liệu hoặc trưng bày hiện vật812,5
       – Thiết bị mạng, truyền thông520
       – Thiết bị điện văn phòng các loại520
       – Thiết bị điện tử phục vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu520
       – Các loại thiết bị văn phòng khác812,5
      Loại 5Thiết bị truyền dẫn520
       – Phương tiện truyền dẫn khí đốt520
       – Phương tiện truyền dẫn điện520
       – Phương tiện truyền dẫn nước520
       – Phương tiện truyền dẫn các loại khác520
      Loại 6Máy móc, thiết bị động lực  
       – Máy phát điện các loại812,5
       – Máy phát động lực các loại812,5
       – Máy móc thiết bị động lực khác812,5
      Loại 7Máy móc, thiết bị chuyên dùng  
       – Máy công cụ1010
       – Máy móc thiết bị xây dựng812,5
       – Thiết bị phòng cháy chữa cháy812,5
       – Máy móc thiết bị dùng trong ngành khai khoáng812,5
       – Máy dùng cho nông, lâm nghiệp812,5
       – Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại1010
       – Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hóa chất1010
       – Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành, sứ, thủy tinh812,5
       – Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác128,33
       – Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in, văn phòng phẩm và văn hóa phẩm1010
       – Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt1010
       – Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc812,5
       – Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy1010
       – Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm1010
       – Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế812,5
       – Máy móc, thiết bị viễn thông, truyền hình812,5
       – Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm812,5
       – Máy móc, thiết bị chuyên dùng khác1010
      Loại 8Thiết bị đo lường, thí nghiệm  
       – Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học1010
       – Thiết bị quang học và quang phổ1010
       – Thiết bị điện và điện tử812,5
       – Thiết bị đo và phân tích lý hóa1010
       – Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ1010
       – Thiết bị chuyên ngành đặc biệt812,5
       – Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc520
       – Thiết bị đo lường, thí nghiệm khác1010
      Loại 9Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm  
      1Các loại súc vật812,5
      2Cây lâu năm, vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm.254
      3Thảm cỏ, thảm cây xanh, cây cảnh, vườn cây cảnh812,5
      Loại 10Tài sản cố định hữu hình khác812,5

      Bộ/ Tỉnh ………………………..Phụ lục số 2

      (Ban hành kèm theo Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính)

      QUY ĐỊNH

      THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ TÍNH HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH

      STTDanh mụcThời gian sử dụng
      (năm)
      Tỷ lệ hao mòn
      (% năm)
      Loại 1Quyền tác giả  
       – Tài sản A  
       – Tài sản B  
       ……………………  
      Loại 2Quyền sở hữu công nghiệp  
       – Tài sản A  
       – Tài sản B  
       …………………………  
      Loại 3Quyền đối với giống cây trồng  
       – Tài sản A  
       – Tài sản B  
       ……………………..  
      Loại 4Phần mềm ứng dụng  
       – Cơ sở dữ liệu  
       – Phần mềm kế toán  
       – Phần mềm tin học văn phòng  
       – Phần mềm ứng dụng khác  
      Loại 5Tài sản cố định vô hình khác  

      Bộ/ Tỉnh ………………………..Phụ lục số 3

      (Ban hành kèm theo Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính)

      QUY ĐỊNH

      THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ TÍNH HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐẶC THÙ

      STTDanh mụcThời gian sử dụng
      (năm)
      Tỷ lệ hao mòn
      (% năm)
      Loại 1………………….  
       – Tài sản A  
       – Tài sản B  
       – Tài sản C  
      Loại 2……………………  
       – Tài sản A  
       – Tài sản B  
       – Tài sản C  
      Loại 3   
       – Tài sản A  
       – Tài sản B  
       – Tài sản C  
      ….……………………..  

      Bộ/Tỉnh ………………………..Phụ lục số 4

      (Ban hành kèm theo Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính)

      QUY ĐỊNH

      DANH MỤC VÀ GIÁ QUY ƯỚC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐẶC BIỆT

      STTDanh mụcGiá quy ước
      Loại 1………………..…………………. 
       – Tài sản A 
       – Tài sản B 
       – Tài sản C 
      Loại 2………………..…………………. 
       – Tài sản A 
       – Tài sản B 
       – Tài sản C 
      Loại 3………………..…………………. 
       – Tài sản A 
       – Tài sản B 
       – Tài sản C 
       ………………..…………………. 

      Tên đơn vị: …………………………..

      Mã số thuế: ……………………………

      Cơ quan quản lý cấp trên: …………………………..

      Phụ lục số 5

      (Ban hành kèm theo Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính)

      ĐĂNG KÝ SỐ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH DỊCH VỤ

      Năm ………………………….

      Đơn vị tính: đồng

      SttTài sảnNguyên giáSố hao mòn/khấu hao (năm)
      Tỷ lệ (%)Tổng sốSố khấu hao trong nămSố hao mòn trong năm
      (1)(2)(3)(4)(5) = (6) + (7)(6)(7)
      ANhóm TSCĐ sử dụng toàn bộ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ     
      1– Tài sản A     
      2– Tài sản B     
      …..…………………….     
      BNhóm TSCĐ vừa sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ; vừa sử dụng vào hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị     
      1– Tài sản A     
      2– Tài sản B     
      ….…………………     
       Tổng cộng     

      Người lập biểu
      (Ký, ghi rõ họ tên)

      Kế toán trưởng
      (Ký, ghi rõ họ tên)

      ………., ngày …. tháng …. năm
      THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
      (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

      Tải văn bản tại đây

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google

        Liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ:

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995 về phòng chống cháy nhà
      • Luật phá sản là gì? Nội dung và mục lục Luật phá sản?
      • Mẫu GCN người vào Đảng trong thời gian tổ chức đảng xem xét kết nạp
      • Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-TTCP ngày 18/10/2018
      • Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ
      • Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14 ngày 14/06/2019 của Quốc hội
      • Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/09/2020 của Bộ Giáo dục và đào tạo
      • Nghị định 175/2024/NĐ-CP ngày 30/12/2024 của Chính phủ
      • Thông tư 79/2024/TT-BCA ngày 15/11/2024 của Bộ Công an
      • Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ
      • Nghị định 37/2022/NĐ-CP ngày 06/06/2022 của Chính phủ
      • Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Danh sách 148 xã, phường của Phú Thọ (mới) sau sáp nhập
      • Danh sách 92 xã, phường của Thái Nguyên sau sáp nhập
      • Danh sách 89 xã và 10 phường của Lào Cai sau sáp nhập
      • 117 xã và 07 phường của Tuyên Quang (mới) sau sáp nhập
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận về Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật học sinh, sinh viên?
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư

      VĂN PHÒNG MIỀN BẮC:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu dịch vụ Yêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ