Văn bản hợp nhất 11/2014/VBHN-BCT ngày 23 tháng 01 năm 2014 về phát triển và quản lý chợ.
NGHỊ ĐỊNH
VỀ PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ CHỢ
Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 3 năm 2003, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2010.
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về phát triển và quản lý chợ,
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về phát triển và quản lý chợ, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động về chợ, bao gồm các lĩnh vực: quy hoạch phát triển mạng lưới chợ; đầu tư xây dựng mới và sửa chữa, cải tạo nâng cấp chợ; hoạt động kinh doanh khai thác và quản lý chợ; kinh doanh mua bán hàng hóa tại chợ,
2. Chợ được điều chỉnh trong Nghị định này là loại chợ mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư.
3. Các loại: siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm giao dịch mua bán hàng hóa bao gồm cả siêu thị, trung tâm thương mại có vốn đầu tư nước ngoài, không thuộc đối tượng điều chỉnh Nghị định này.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Một số từ ngữ sử dụng trong Nghị định này được hiểu như sau:
1. Phạm vi chợ: là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ, bao gồm diện tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (như: bãi để xe, kho hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đường bao quanh chợ.
2. Chợ đầu mối: là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hóa lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác.
3. Chợ kiên cố: là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng trên 10 năm.
4. Chợ bán kiên cố: là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng từ 5 đến 10 năm.
5. Điểm kinh doanh tại chợ: bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có diện tích quy chuẩn tối thiểu là 3m2/ điểm.
6. Chợ chuyên doanh: là chợ kinh doanh chuyên biệt một ngành hàng hoặc một số ngành hàng có đặc thù và tính chất riêng.
7. Chợ tổng hợp: là chợ kinh doanh nhiều ngành hàng.
8 Chợ dân sinh: là chợ hạng 3 (do xã, phường quản lý) kinh doanh những mặt hàng thông dụng và thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của người dân.
9. Chợ biên giới: là chợ nằm trong khu vực biên giới trên đất liền (gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền) hoặc khu vực biên giới trên biển (tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo).
10. Chợ tạm: là chợ nằm trong quy hoạch nhưng chưa được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.
11. Chợ nông thôn: là chợ xã của các huyện và ở khu vực ngoại thành, ngoại thị.
12. Chợ miền núi: là chợ xã thuộc các huyện miền núi.
13. Chợ cửa khẩu: là chợ được lập ra trong khu vực biên giới trên đất liền hoặc trên biển gần các cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nhưng không thuộc khu kinh tế cửa khẩu.
14. Chợ trong khu kinh tế cửa khẩu: là chợ lập ra trong khu kinh tế cửa khẩu theo các điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số
15. Doanh nghiệp kinh doanh, quản lý chợ: là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của pháp luật được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc trúng thầu về kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.
16. Hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ: là hợp tác xã được thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của pháp luật được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc trúng thầu về kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.
Điều 3. Phân hạng chợ
1. Tất cả các chợ đều phải được phân hạng theo tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tiêu chuẩn phân hạng chợ:
a) Chợ hạng 1:
– Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch;
– Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên;
– Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.
b) Chợ hạng 2:
– Là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch;
– Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên;
– Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, vệ sinh công cộng.
c) Chợ hạng 3
– Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.
– Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568