Để có được như ngày hôm nay, đã có biết bao nhiêu nỗ lực của ông cha ta trong công cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Cũng chính vì vậy, thế hệ trẻ của chúng ta cần phải cố gắng học tập và rèn luyện để góp phần phát triển đất nước. Dưới đây là bài viết về vai trò, trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
Mục lục bài viết
1. Vai trò, trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng LLVTND:
LLVTND là các tổ chức vũ trang và bán vũ trang của nhân dân Việt Nam,do Đảng Cộng Sản lãnh đạo, Nhà nước quản lý; có nhiệm vụ chiến đấu giành và giữ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa và những thành quả cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước. Là lực lượng xung kích trong khởi nghĩa giành chính quyền, lực lượng nòng cốt của QPTD, ANND và CTND.
Nội dung chủ yếu của khái niệm được hiểu là:
– Lược lượng vũ trang nhân dân là các tổ chức vũ trang và bán vũ trang của nhân dân Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước XHCN Việt Nam quản lí.
– Với nhiệm vụ:
+ Chiến đấu giành và giữ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
+ Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ và những thành quả cách mạng.
+ Cùng toàn dân xây dựng đất nước.
+ Là là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vững mạnh, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tham gia xây dựng đất nước. Nhà nước thống nhất quản lý đối với Quân đội, Công an và sự nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
Xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân đó là nội dung cơ bản trong đường lối quốc phòng, an ninh,
đường lối quân sự của Đảng. Trong tình hình quốc tế, khu vực đang diễn biến phức
tạp, sự nghiệp xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân đang đặt ra những yêu cầu mới cao hơn. Trên cơ
sở quán triệt các quan điểm, nguyên tắc xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân, cần tập trung nâng cao
chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của Lực lượng vũ trang nhân dân, bảo đảm cho Lực lượng vũ trang nhân dân luôn xứng đáng là lực lượng chính trị tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân tong
bât kỳ hoàn cảnh nào.
Sinh viên là thế hệ trẻ chúng ta phải cố gắng học tập tốt trên mọi lĩnh vực và phải biết giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; phải biết trân trọng những thành quả đấu tranh giữ nước của các thế hệ đi trước. Sinh viên là chủ nhân tương lai của đất nước cần phải nắm vững quan điểm, phương châm xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng góp phần xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam phải biết trân trọng những thế hệ đi trước; phải có ý thức trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước. Luôn rèn luyện và phấn đấu dưới ngọn cờ của tổ quốc.
2. Những nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kì mới:
Thứ nhất: Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang nhân dân.
Đây có thể được coi là nguyên tắc cơ bản nhất trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng đối với các lực lượng vũ trang sẽ quyết định bản chất cách mạng, mục tiêu, phương hướng chiến đấu, đường lối tổ chức và cơ chế hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, bảo đảm nắm chắc quân đội trong mọi tình huống.
Thứ hai: Tự lực tự cường xây dựng lực lượng lực lượng vũ trang.
– Dựa vào sức mình để thực hiện việc xây dựng, để giữ vững tính độc lập tự chủ, chủ động không bị chi phối ràng buộc.
– Nâng cao tinh thần và trách nhiệm, thúc đẩy khắc phục mọi khó khăn xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
– Triệt để đối với những điều kiện quốc tế thuận lợi về khoa học – công nghệ để xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân. Tập trung từng bước hiện đại hóa trang bị kĩ thuật quản lí khai thác bảo quản có hiệu quả trang bị hiện có
– Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân lấy chất lượng là nòng cốt, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở.
Thứ ba: Nắm vững và giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng.
– Nâng cao chất lượng làm nòng cốt; đồng thời phải có số lượng phù hợp với tình hình nhiệm vụ và đối với khả năng về kinh tế của đất nước. Phải có cơ cấu hợp lí giữa các thứ quân; giữa lực lượng thường trực với lực lượng dự bị động viên.
– Thường xuyên làm tốt đối với các công tác huấn luyện; diễn tập để nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân.
– Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân có chất lượng toàn diện cả về chính trị; tư tưởng; tổ chức. Về chính trị phải thường xuyên làm tốt công tác quán triệt; giáo dục cho cán bộ; chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân; tin tưởng vào đường lối quan điểm của Đảng; chính sách của Nhà nước.
– Tin tưởng tuyệt đối đối với chính sách của Đảng; tự giác chấp hành nghiêm mọi đường lối; chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
– Chăm lo xây dựng, phát triển và củng cố các tổ chức chính trị trong lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh đối với tổ chức Đảng, đoàn thanh niên, hội đồng quân nhân.
– Chăm lo xây dựng đối với cơ quan chính trị vững mạnh; đội ngũ cán bộ chính trị; đảng viên phải có phẩm chất năng lực tốt; đủ sức lãnh đạo đơn vị.
Thứ tư: Bảo đảm lực lượng vũ trang nhân dân luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi
Lực lượng vũ trang nhân dân phải luôn trong tư thế sẵn sàng để chiến đấu; đánh địch một cách kịp thời; bảo vệ được mình; hoàn thành tốt được các nhiệm vụ trong mọi tình huống; không để bất ngờ về chiến lược; chiến dịch; chiến thuật.
– Thường xuyên nêu cao tinh thần và cảnh giác cách mạng. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh về mọi mặt; duy trì và chấp hành nghiêm chỉnh đối với các chế độ; quy định về sẵn sàng chiến đấu; trực ban; trực chiến; trực chỉ huy.
3. Cơ cấu tổ chức của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam:
Lực lượng vũ trang nhân dân đó là các tổ chức vũ trang và bán vũ trang của nhân dân Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý.
Cơ cấu tổ chức của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam được chia gồm 2 lực lượng là:
– Lực lượng vũ trang thường trực hay còn gọi là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;
– Lực lượng vũ trang quần chúng hay còn gọi là Dân quân tự vệ và Dự bị động viên.
Quân đội nhân dân trong đó bao gồm:
– Bộ đội chủ lực: Bao gồm các quân đoàn, các binh chủng kỹ thuật, các nhà trường, nhà trường trong toàn quân.
– Bộ đội địa phương: Bao gồm các quân khu, Ban chỉ huy quân sự huyện (quận, thị xã).
– Bộ đội biên phòng: Là các đơn vị biên phòng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia.
Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang đó là: Chiến đấu để giành và giữ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; Bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; Bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả cách mạng, cùng toàn dân xây dựng thực hiện bảo vệ đất nước; Là lực lượng xung kích trong việc khởi nghĩa toàn dân giành chính quyền, là lực lượng nòng cốt của quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân.
THAM KHẢO THÊM: