Viện kiểm sát có vai trò rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nói chung và trong hoạt động hỏi cung bị can nói riêng. Viện kiểm sát là cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Mục lục bài viết
1. Bảo vệ pháp luật, pháp chế, bảo vệ quyền con người:
Trên thế giới, quyền con người được thể hiện rõ qua các văn kiện quốc tế: Hiến chương Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1945; Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế, 1948; Tuyên bố Viên và Chương trình Hành động năm 1993; Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc năm 2000. Tại Việt Nam, việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay. Để hiện thực hóa mục tiêu đó,
Hoạt động tố tụng hình sự bao gồm các hoạt động: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, là quá trình giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Tố tụng hình sự ghi nhận về mặt pháp lý các quyền con người và bảo vệ, thực thi các quyền đó trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Viện kiểm sát là một cơ quan hiến định, là một bộ phận, một mắt xích hợp thành bộ máy nhà nước. Do vậy, Viện kiểm sát có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật, pháp chế, bảo vệ quyền con người.
Tại khoản 3 Điều 107
Trong giai đoạn khởi tố, để bảo đảm việc khởi tố của Cơ quan điều tra, các Cơ quan được giao nhiệm thực hiện một số hoạt động điều tra được đúng người, đúng tội và đúng pháp luật thì cần phải có các quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát. Trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm các hoạt động điều tra, các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người bị bắt, bị can, bị cáo được tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Viện kiểm sát vừa là cơ quan có quyền quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn đồng thời cũng là cơ quan kiểm sát việc áp dụng các quyết định của các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn để bảo vệ quyền con người.Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát truy tố bị can đúng người, đúng tội, đúng pháp luật góp phần bảo vệ quyền con người khi họ bị xâm phạm trái pháp luật. Tuy nhiên, nếu không đủ căn cứ thì vụ án phải đình chỉ, quy định này nhằm bảo vệ quyền của bị can, hạn chế oan, sai. Trong giai đoạn xét xử, việc Tòa án có ra bản án đúng pháp luật cần phụ thuộc vào công tác thực hiện quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát trước, trong và sau phiên tòa hình sự.
2. Đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội:
Hỏi cung bị can đó là một biện pháp điều tra công khai, trực diện đối với người có dấu hiệu tội phạm, nhằm xác định toàn bộ sự thật về hành vi phạm tội của họ và của đồng phạm, cũng như những vấn đề cần thiết khác mà bị can biết, là biện pháp nghiệp vụ không thể thiếu được trong công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng; đồng thời, là một khâu rất quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự.Thông qua hoạt động hỏi cung bị can, Viện kiểm sát bằng nghiệp vụ của mình bảo đảm điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật.
3. Vai trò kiểm sát hoạt động hỏi cung bị can của Viện kiểm sát:
Viện kiểm sát có vai trò thực hành quyền công tố và kiểm sát giai đoạn điều tra. Hoạt động hỏi cung bị can đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều tra vụ án hình sự. Hoạt động này cần phải đảm bảo khách quan, thực hiện đúng quy trình, thủ tục pháp luật để không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Để đảm bảo thực hiện quyền này Viện kiểm sát có quyền yêu cầu điều tra làm rõ các tài liệu, chứng cứ thu thập được. Ngay khi vụ án được khởi tố, Viện kiểm sát có thể đề ra yêu cầu điều tra cho cơ quan điều tra để mở rộng điều tra vụ án hoặc xác định chứng cứ về hành vi phạm tội của bị can. Pháp luật cũng có quy định: KSV phải đề ra yêu cầu điều tra vụ án ngay từ khi có quyết định khởi tố vụ án và được phân công tiến hành tố tụng. Những yêu cầu điều tra cần thực hiện đó là yêu cầu điều tra phải được quy định toàn diện, cụ thể để nhằm làm rõ các chứng cứ định tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của bị can.
Nhằm bảo đảm VKS thực hiện tốt chức năng kiểm sát hoạt động hỏi cung bị can, nắm rõ toàn bộ quá trình hỏi cung một cách cụ thể, kịp thời kiểm tra, củng cố chứng cứ phục vụ việc thực hiện chức năng của mình trong quá trình điều tra cần thực hiện:
Để làm rõ những vấn đề liên quan đến tội phạm đã khởi tố, ngay sau khi khởi tố bị can, Kiểm sát viên (KSV) cần chủ động bàn với Điều tra viên (ĐTV) kế hoạch và đề ra yêu cầu hỏi cung bị can. Nếu có vấn đề mới phát sinh hoặc nhận thấy việc hỏi cung chưa đạt yêu cầu thì KSV tiếp tục yêu cầu để ĐTV hỏi cung làm rõ. KSV kiểm sát chặt chẽ việc hỏi cung, lập biên bản hỏi cung bị can của ĐTV để bảo đảm việc hoạt động hỏi cung bị can được thực hiện đúng thủ tục, trình tự của pháp luật.
Trong giai đoạn điều tra, để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục hoặc trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết định việc truy tố thì Kiểm sát viên trực tiếp tiến hành hỏi cung bị can và các hoạt động tố tụng khác như: lấy lời khai người bị tạm giữ, người bị bắt, bị hại, đương sự, người làm chứng, người chứng kiến, đối chất, thực nghiệm điều tra và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Trước khi tiến hành hỏi cung bị can, KSV
Khi trực tiếp kiểm sát việc hỏi cung của điều tra viên đối với bị can, Kiểm sát viên phải xác định rõ vị trí, vai trò của mình tránh trường hợp làm thay nhiệm vụ của điều tra viên. Kiểm sát viên chỉ hỏi bị can về những nội dung của vụ án cần làm sáng tỏ, những nội dung còn mâu thuẫn chưa phù hợp với những tình tiết đã thu thập được; do đó, để kiểm sát chặt chẽ việc hỏi cung bị can, kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án cũng như phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội và che giấu tội phạm của bị can trong vụ án. Những thông tin về lai lịch, mối quan hệ gia đình, xã hội của bị can với các đối tượng khác và các thông tin khác có ý nghĩa trong việc điều tra mở rộng vụ án.
Trước khi tiến hành kiểm sát việc hỏi cung, Kiểm sát viên chủ động trao đổi với Điều tra viên về kế hoạch, nội dung, phương pháp tiến hành, nhất là trong những trường hợp có bị can chối tội, kêu oan…; các tình huống khi có Luật sư tham gia và đặt câu hỏi đối với bị can cũng như việc mời người phiên dịch, người giám hộ tham gia hỏi cung trong những trường hợp pháp luật tố tụng bắt buộc phải có sự tham gia của họ.
Trong khi tiến hành việc hỏi cung các bị can, Kiểm sát viên phải chú ý quan sát phòng hỏi cung, lựa chọn vị trí phù hợp để ngồi quan sát toàn bộ quá trình hỏi cung của Điều tra viên. Kiểm sát việc Điều tra viên kiểm tra lý lịch, giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can theo quy định. Đồng thời Kiểm sát viên cũng phải chú ý đến tình trạng sức khỏe của bị can trước khi hỏi cung và giải quyết các đề nghị của bị can (nếu bị can có đặt ra). Bên cạnh đó, Kiểm sát viên cũng phải quan sát thái độ của Điều tra viên, phương pháp hỏi cung, cách đặt câu hỏi nhằm tránh những trường hợp mớm cung, ép cung hoặc dụ cung đối với bị can; nội dung câu hỏi cần phải tập trung làm rõ những vấn đề cần làm sáng tỏ trong vụ án.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật TTHS việc thực hành quyền công tố trong hỏi cung bị can là việc Viện kiểm sát thực hiện hoạt động nhằm thu thập tình tiết về nội dung vụ án, hành vi phạm tội của bị can và các tình tiết khác có ý nghĩa cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Kiểm sát việc hỏi cung bị can chính là thực hiện các hoạt động giám sát với mục đích nhằm bảo đảm các hoạt động hỏi cung được tiến hành một cách đầy đủ, đúng đắn, khách quan theo đúng nội dung, thủ tục, trình tự của pháp luật, không trực tiếp ra quyết định, chỉ ra kiến nghị khi có dấu hiệu vi phạm trong quá trình hỏi cung. Hai lĩnh vực này tuy độc lập về chức năng, nhưng có tác động qua lại lẫn nhau, song song tồn tại từ khi khởi tố cho đến khi kết thúc việc hỏi cung. Thực hành quyền công tố làm tốt sẽ hỗ trợ đắc lực cho kiểm sát hỏi cung.
Như vậy, hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động hỏi cung bị can phải được tiến hành song song và hỗ trợ lẫn nhau nhằm không để bất kỳ người nào bị hỏi cung trái pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và đảm bảo cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự thực hiện đúng pháp luật, quá trình điều tra được tiến hành một cách toàn diện, khách quan, chính xác và đúng pháp luật; những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra được phát hiện và khắc phục kịp thời.