Quyền khai sinh đóng vai trò quan trọng đối với Nhà nước và trẻ em. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện quyền khai sinh của trẻ em?
Vai trò của việc khai sinh đối với Nhà nước và trẻ em được thể hiện như sau:
Mục lục bài viết
1. Vai trò đối với trẻ em:
Quyền được khai sinh là quyền đầu tiên khẳng định trẻ em là công dân của một quốc gia, là một công dân bình đẳng như mọi công dân khác và đây là cơ sở phát sinh các quyền và nghĩa vụ của công dân, mà quyền đầu tiên của trẻ em là quyền được bảo vệ, chăm sóc. Điều 11. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định:
“Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch”.
Quyền khai sinh của trẻ em là tiền đề để trẻ em được hưởng các quyền khác của trẻ em, như: quyền được chăm sóc, quyền được học tập, quyền có tài sản,… Đăng kí khai sinh là một hoạt động đăng kí hộ tịch: Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận các sự kiện: Sinh; Kết hôn; Tử; Nuôi con nuôi; Giám hộ; Nhận cha, mẹ con; Thay đổi; Cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; Xác định lại giới tính; Xác định lại dân tộc. Khi đi đăng kí khai sinh thì trẻ em sẽ được cấp Giấy khai sinh, nội dung Giấy khai sinh xác định những thông tin về bản thân trẻ em được đăng kí khai sinh, như: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, nơi sinh, thông tin về cha, mẹ của trẻ em được đăng kí khai sinh. Điều 5, Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, tên, chữ đệm; Ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; Quốc tịch; Quê quán; Quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với giấy khai sinh của người đó”.
Đối với mỗi cá nhân, có Giấy khai sinh- giấy tờ hộ tịch gốc- là có các quyền và nghĩa vụ của công dân theo pháp luật đối với Nhà nước. Có thể nói, Giấy khai sinh là đặc biệt quan trọng, bởi tất cả các giấy tờ khác có kiên quan đến cá nhân đều bắt nguồn từ Giấy khai sinh và các nội dung trong đó đều phải đúng với Giấy khai sinh. Giấy khai sinh là căn cứ để thực hiện các quyền lợi khác của công dân như: đăng ký hộ khẩu, làm thẻ bảo hiểm y tế, đi học, làm Chứng minh nhân dân. Trẻ em không được đăng kí khai sinh thì khó tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu như: chăm sóc y tế, giáo dục, hỗ trợ pháp lí. Không có Giấy khai sinh cũng đồng nghĩa với việc khước từ một số quyền của công dân: quyền bầu cử, ứng cử, quyền học tập,… Trẻ em không được khai sinh cũng rất dễ bị xâm hại và đối xử tệ, trở thành nạn nhân của nạn buôn bán người, mại dâm, cưỡng ép tảo hôn…
Như vậy, quyền khai sinh của trẻ là đặc biệt quan trọng đối với trẻ em bởi trẻ em được khai sinh là được ghi nhận với tư cách công dân của một quốc gia, từ đó được hưởng các quyền của công dân và được Nhà nước bảo vệ với tư cách công dân
2. Vai trò đối với Nhà nước:
Thực hiện quyền khai sinh của trẻ em có vai trò quan trọng trong tiến trình xây dựng xã hội phát triển.
Thực hiện tốt quyền khai sinh của trẻ em tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lí dân cư trên địa bàn địa phương và cả nước để từ đó có các chính sách, biện pháp, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, ổn định dân số, chính sách y tế, giáo dục, an ninh, quốc phòng phù hợp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mỗi cá nhân.
Thực hiện quyền khai sinh của tẻ em giúp cho Nhà nước có căn cứ để xác định tư cách công dân của cá nhân và xác định các điều kiện được hưởng các quyền: xác định tuổi được đi học, xác định tuổi được hưởng những phúc lợi xã hội dành cho trẻ em, phát sinh quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các lĩnh vực đặc biệt: quyền bầu cử, ứng cử của công dân, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước,…
Trên cơ sở thực hiện khai sinh cho trẻ em, Nhà nước quản lí về khai sinh, trên cơ sở đó ổn định trật tự xã hội hướng đến mục tiêu “xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện quyền khai sinh của trẻ em:
“Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em; vận động cha mẹ, người giám hộ khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn” (Khoản 2 Điều 23 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em).
UBND các cấp chỉ đạo cơ quan Tư pháp phối hợp với cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội cùng cấp tuyên truyền để cha, mẹ, người giám hộ, người hoặc tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em đi khai sinh cho trẻ em đúng quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các biện pháp để đăng ký khai sinh cho trẻ em đúng quy định tại những khu vực có điều kiện đi lại khó khăn, người dân còn bị ảnh hưởng bởi những phong tục, tập quán lạc hậu (Khoản 2 Điều 14 Nghị định 71/2011/NĐ-CP).
Thẩm quyền đăng kí khai sinh cho trẻ em
Theo quy định tại Điều 13
Trong một số trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 96 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, thẩm quyền đăng kí khai sinh cho trẻ em được xác định như sau:
“- Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi người mẹ hoặc người cha cư trú trong thời gian ở Việt Nam.
– Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước, còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi cư trú của người là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
– Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi cư trú của người mẹ hoặc người cha. Thẩm quyền đăng ký khai sinh theo nơi cư trú của người mẹ hoặc người cha được xác định như đối với việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha và mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
– Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, người không quốc tịch cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam, còn người kia là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước, được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi cư trú của người là công dân Việt Nam.
– Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam, được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi cư trú của người là công dân Việt Nam”.
Xác định thẩm quyền đăng kí khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước, còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau: Đối với trường hợp đăng kí khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước, còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài mà người đó đã có quốc tịch nước ngoài, thì căn cứ vào Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài để xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh. Trường hợp đương sự xuất trình Hộ chiếu Việt Nam, thì việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện tại UBND cấp xã theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 96 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP; nếu xuất trình Hộ chiếu nước ngoài, thì việc đăng ký khai sinh được thực hiện tại Sở Tư pháp tỉnh (thành phố) theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. Hướng dẫn này cũng được áp dụng đối với trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cả cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi
Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay cho UBND cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó. UBND cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm
Luật sư
Trách nhiệm của UBND cấp xã khi thực hiện đăng kí khai sinh cho trẻ em
Cán bộ hộ tịch yêu cầu người đi đăng kí khai sinh nộp, xuất trình một số giấy tờ và kiểm tra các giấy tờ đó: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch, sổ hộ khẩu, sổ đăng ký tạm trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam), Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn, Tờ khai, Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định). Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh và cấp Bản sao Giấy khai sinh khi người đi khai sinh có yêu cầu.
Trường hợp trong quá trình đăng kí khai sinh cho trẻ mà có người nhận con thì cán bộ Tư pháp hộ tịch giải quyết việc nhận con và đăng kí khai sinh cho trẻ.