Vai trò của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng? Đề xuất một số giải pháp phòng, chống tham nhũng?
Công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), lãng phí luôn được cấp ủy, UBND các cấp chỉ đạo quyết liệt, với bước tiến mạnh và tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội. Từ đó, đã từng bước kiềm chế, ngăn chặn tình hình tham nhũng, lãng phí trên địa bàn tỉnh và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, niềm tin vững chắc cho cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Vậy để hiểu thêm về vai trò của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
1. Vai trò của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng:
2. Đề xuất một số giải pháp phòng, chống tham nhũng:
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, thông qua đó để khẳng định rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước về công tác đấu tranh PCTN, lãng phí. Nội dung tuyên truyền cần chú trọng đến nâng cao nhận thức của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức trong công tác kiểm tra, tự kiểm tra tại địa phương, lĩnh vực, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng, chính quyền mình quản lý.
Hai là, phát huy và đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền đối với công tác kiểm tra, tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền cần tuân thủ công tác này theo quy định của Luật PCTN với tinh thần kiên quyết, kiên trì, hiệu quả.
Ba là, thực hiện tốt chế độ nêu gương. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, đúng với phương châm: “Cán bộ phải gương mẫu hơn nhân viên, cấp ủy viên phải gương mẫu hơn đảng viên, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu”(3).
Người đứng đầu cần nêu cao trách nhiệm, gương mẫu, quyết liệt, đi đầu, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN; chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng và các hành vi bao che, dung túng, cản trở việc chống tham nhũng theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Người đứng đầu tổ chức đảng, chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tình hình khiếu nại, tố cáo và công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi địa bàn, lĩnh vực phụ trách theo quy định tại Chỉ thị số 35/CT-TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Đối với người đứng đầu cấp ủy các cấp, phải thực hiện nghiêm túc Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Đây là kênh thông tin rất quan trọng giúp người đứng đầu cấp ủy kịp thời nắm bắt các thông tin liên quan đến tiêu cực, tham nhũng để xem xét, xử lý.
Bốn là, tập trung chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về PCTN theo Nghị quyết Trung ương 4, Trung ương 6 và Trung ương 7 (khóa XII), nhất là hoàn thiện các quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm người đứng đầu khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giải trình, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; quy định về việc ngăn chặn những người có chức, quyền lợi dụng cương vị công tác để trục lợi; cơ chế khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung…
Năm là, tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới. Tiếp tục làm tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ vụ lợi, “lợi ích nhóm”. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy nhà nước. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng, chính quyền cần tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, đảng viên, nhất là tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra để kịp thời phát hiện, giải quyết từ sớm, ngăn chặn từ đầu sai phạm; tiến hành mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn công tác kiểm tra, tự kiểm tra, thanh tra, giám sát để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi tham nhũng. Đề nghị Trung ương sớm bổ sung, hoàn thiện quy định về xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhưng không phát hiện được sai phạm, sau đó sai phạm này lại được phát hiện bởi các đoàn kiểm tra, thanh tra, kiểm toán khác. Quy định cụ thể về xử lý trách nhiệm người đứng đầu buông lỏng công tác kiểm tra, tự kiểm tra tại cơ quan, đơn vị do mình phụ trách, đặc biệt đối với các trường hợp để xảy ra tham nhũng.
Hiện nay, vấn đề kiểm tra, giám sát người đứng đầu là một trong những nội dung còn nhiều khó khăn, phức tạp và nhạy cảm. Có thể khẳng định rằng, hầu hết những hiện tượng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tha hóa quyền lực, lạm quyền, suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống… suy cho cùng là do thiếu kiểm tra, giám sát, trước hết là đối với người đứng đầu. Do vậy, Đại hội XIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ: “Tập trung kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt ở những nơi dễ xảy ra vi phạm, nơi có nhiều bức xúc, nổi cộm, dư luận quan tâm; xử lý kịp thời, kiên quyết, triệt để, đồng bộ, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm”