Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, là công cụ hữu hiệu để công dân bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Vậy khiếu nại có vai trò như thế nào trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước?
Mục lục bài viết
1. Vai trò của khiếu nại trong quản lý hành chính nhà nước:
Khiếu nại của công dân là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp năm quy định tại điều. Đó là phương tiện, công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền tự do, lợi ích hợp pháp của mình khi có sự xâm hại. Thông qua việc thực hiện quyền khiếu nại, công dân có điều kiện thực hiện quyền làm chủ và giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước một cách chủ động, tích cực, góp phần hoàn thiện cơ chế, làm trong sạch bộ máy Nhà nước. Theo đó, khiếu nại hành chính là việc cá nhân hay tổ chức đề nghị cơ quan hành chính nhà nước xem xét, sửa chữa một hành vi hay quyết định hành chính mà họ cho là hành vi và quyết định đó không đúng pháp luật, gây thiệt hại hoặc sẽ gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Các cơ quan hành chính Nhà nước gồm: Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp … Các cơ quan này thực hiện quyền quản lý của mình chủ yếu bằng việc ban hành các quyết định hay qua hoạt động của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Các quyết định hay hành vi đó là trái pháp luật, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì họ yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại, khi đó phát sinh khiếu nại hành chính.
Nhìn chung thì có thể nói, khiếu nại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với pháp luật, việc giải quyết khiếu nại kịp thời, chính xác có một ý nghĩa rất to lớn đối với mục đích phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức. Việc giải quyết khiếu nại không những có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa đảng, nhà nước và nhân dân. Kết quả giải quyết khiếu nại góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh, chính trị, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian qua.
Thứ hai, đối với các cá nhân, cơ quan và tổ chức, thì thủ tục giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính càng đơn giản, rõ ràng, nhanh gọn càng tạo điều kiện cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có cơ hội đáng của mình. Thực hiện quyền khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích chính.
Thứ ba, đối với người giải quyết khiếu nại, thủ tục rõ ràng, dễ áp dụng, thuận tiện, hợp lý sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ giải quyết khiếu nại, không để tồn đọng các vụ việc gây bức xúc trong dư luận. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại để mọi người dân đều có thể hiểu và tự nguyện chấp hành các quyết định giải quyết khiếu nại.
2. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước:
Dựa vào những nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước và thực tiễn hoạt động giải quyết khiếu nại, thì việc giải quyết khiếu nại phải tuân thủ các nguyên tắc:
Thứ nhất, nguyên tắc pháp chế. Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi trước hết là mọi quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được xây dựng và ban hành theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục nhất định. Việc giải quyết khiếu nại phải do chủ thể có thẩm quyền thực hiện, theo đúng trình tự, thủ tục và thời hạn do pháp luật quy định. Mọi vi phạm trong quá trình giải quyết khiếu nại, bất kể là do người khiếu nại hay giải quyết khiếu nại gây ra đều phải xử lý nghiêm minh. Không một cơ quan, tổ chức nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động giải quyết khiếu nại. Bên cạnh đó quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật phải được mọi cá nhân, tổ chức chấp hành nghiêm chỉnh.
Thứ hai, nguyên tắc khách quan. Để đảm bảo nguyên tắc khách quan, việc ban hành các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại và hoạt động giải quyết khiếu nại phải xuất phát từ chính nhu cầu thực tiễn của hoạt động giải quyết khiếu nại. Nguyên tắc khách quan đòi hỏi hoạt động giải quyết khiếu nại phải dựa trên các căn cứ pháp lý đã được pháp luật quy định. Các quyết định giải quyết khiếu nại được chủ thể có thẩm quyền ban hành phải đảm bảo cả tính hợp pháp và hợp lý, phải được thi hành nghiêm chỉnh trên thực tế.
Thứ ba, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật. Bình đẳng trước pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản, được thể chế hóa trong nhiều văn kiện quốc tế và quốc gia. Trong hoạt động quản lý nhà nước thì quan hệ giữa hai chủ thể này là bất bình đẳng, nhưng trước pháp luật hai chủ thể này bình đăng như nhau. Cả hai bên đều có quyền đưa ra những căn cứ pháp lý, các tài liệu chứng cứ để chứng minh trong quá trình giải quyết khiếu nại.
Thứ ba, nguyên tắc công khai và minh bạch. Giải quyết khiếu nại bao gồm các khâu: Xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại. Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại (chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương; giám đốc sở và cấp tương đương; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ). Vì thế, công khai và minh bạch trong quá trình giải quyết khiếu nại chính là nguyên tắc quan trọng.
3. Trình tự giải quyết khiếu nại trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước:
Quá trình xem xét, giải quyết khiếu nại bao gồm nhiều khâu khá phức tạp, phải được tiến hành theo thủ tục pháp luật quy định. Những công việc của các giai đoạn này nối tiếp nhau trong một mối quan hệ hữu cơ và là điều kiện của nhau trong một mục tiêu thống nhất của việc giải quyết khiếu nại hành chính. Tuy nhiên, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính có những đặc thù riêng, những đặc thù này là cơ sở để giải quyết vụ việc khiếu nại được bảo đảm một cách chính xác, khách quan, đúng quy định của pháp luật. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại là các bước để giải quyết một khiếu nại hành chính, được sắp xếp theo một nguyên tắc nhất định nhằm bảo đảm việc giải quyết khiếu nại khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời. Trong trường hợp người khiếu nại không khởi kiện vụ việc ra Tòa án hành chính mà lựa chọn khiếu nại theo con đường hành chính, việc giải quyết khiếu nại tại các cơ quan hành chính được thực hiện qua hai cấp. Về cơ bản, cả hai lần giải quyết khiếu nại đều tuân theo các bước:
Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại.
Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại.
Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại.
Bước 4: Chuẩn bị ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Bước 5: Quyết định giải quyết khiếu nại, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại.
Thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại cho thấy rất nhiều các vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài tưởng chừng như không thể giải quyết được nhưng thông qua đối thoại các vấn đề dần được làm sáng tỏ, người khiếu nại được giải thích cặn kẽ và hiểu được những đòi hỏi vô lý của mình hoặc những người bị khiếu nại thấy được sai sót của mình để khắc phục, sửa chữa. Với ý nghĩa như vậy, trong thời gian tới, cần đẩy mạnh việc tổ chức có hiệu quả các đối thoại, góp phần quan trọng trong việc giải quyết các vụ việc khiếu kiện, đặc biệt là các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp hiện nay.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–