Chính sách công là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Vai trò của chính sách công? Bản chất của chính sách công? Ví dụ về chính sách công?
Chính sách công được ban hành và tổ chức thực hiện trong hoạt động quản lý nhà nước. Trong đó, các chính sách được thực hiện trong mục tiêu và định hướng phát triển chung của nền kinh tế, xã hội. Giai cấp thống trị trong quyền lãnh đạo của mình ban hành, triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách. Từ đó mà cải thiện được chất lượng của xã hội, thúc đẩy điều kiện phát triển kinh tế. Cùng tìm hiểu về vai trò, bản chất cũng như các ý nghĩa của chính sách công.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Chính sách công là gì?
Chính sách công là những chính sách được cơ quan có thẩm quyền xây dựng, triển khai trong hoạt động quản lý nhà nước. Trong đó xác định các hành động, ứng xử có chủ đích mang tính quyền lực của Nhà nước. Từ đó đảm bảo hiệu quả quản lý, tác động nhằm thay đổi chất lượng kinh tế, xã hội, chính trị,…
Chính sách công được ban hành theo những trình tự thủ tục nhất định theo quy định pháp luật. Nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn cuộc sống người dân và toàn xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau. Qua đó mang đến các điều kiện cũng như tiềm năng cải thiện đời sống người dân, thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng đó.
Về bản chất chính sách công thuộc về chính trị, là chính sách của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các chính sách này thường mang tính vĩ mô, nhằm quản lý, thúc đẩy đất nước trên phạm vi lớn. Do đó quá trình ra quyết định chính sách được xác định là một quá trình chính trị.
Các chính sách công cũng được thực hiện theo lộ trình, trong hoạt động phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể.
2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
Chính sách công tiếng Anh là Public policy.
Vai trò của chính sách công tiếng Anh là The role of public policy.
Bản chất của chính sách công tiếng Anh là The essence of public policy.
3. Vai trò của chính sách công?
Qua những đặc điểm trên ta có thể thấy chính sách công được xem là công cụ hữu hiệu của nhà nước. Lực lượng quản lý thực hiện lãnh đạo và thúc đẩy hiệu quả thống trị của mình. Chủ yếu nhất giúp cho nhà nước thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình tỏng việc tạp lập và duy trì sự tồn tại, phát triển của nền kinh tế xã hội.
Các chính sách công hướng đến mục đích phát triển của toàn xã hội. Trong đó nhà nước vừa có nhiệm vụ, quyền hạn và nhu cầu của lực lượng lãnh đạo.
Vì vậy, chính sách công có những vai trò như sau:
– Định hướng mục tiêu cho những chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế – xã hội:
Nội dung trong những chính sách đưa ra đã thể hiện rõ được xu thế tác động của nhà nước lên các chủ thể khác nhau trong xã hội. Các phương diện tiếp cận từ kinh tế đến xã hội. Cũng như ở các lĩnh vực, các ngành nghề, vùng miền cụ thể.
Từ đó mà giúp cho các chủ thể định hướng được và thực hiện đầy đủ những vấn đề mà chính sách công đã đưa ra. Giúp các cơ quan nhà nước ở địa phương phối hợp với trung ương triển khai hiệu quả các chính sách.
– Tạo ra động lực cho các đối tượng tham gia hoạt động kinh tế – xã hội theo mục tiêu chung:
Các chính sách công được ban hành với nhiều tiêu chí khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển với mọi thành phần kinh tế xã hội. Nhà nước giúp các đối tượng, thành phần kinh tế được tiếp cận lợi ích thực tế. Qua đó cũng cộng hưởng, cùng nhà nước thúc đẩy kinh tế quốc gia.
Nó không chỉ mang tính bắt buộc mà còn khuyến khích các chủ thể hành động theo ý chí của nhà nước, tăng cường hoạt động đầu tư kinh tế hoặc ban hành các chính sách khác nhằm khuyến khích các chủ thể trong và ngoài nước. Chính các chính sách công mang đến thuận lợi cho mở cửa thị trường, cho giao thương. Cũng như đảm bảo khả năng vận chuyển, trao đổi. Các quyền lợi được tiếp cận gần hơn với chính những chủ thể, thành phần tư nhân tham gia vào thị trường.
– Phát huy các mặt tích cực, đồng thời khắc phục tối đa các hạn chế của nền kinh tế thị trường:
Các quy
Tuy nhiên việc này sẽ vô hình chung tạo ra sự chênh lệch giàu nghèo và đánh mất sự cân bằng xã hội. Do đó các chính sách công ra đời chính là để giải quyết và làm hạn chế các mặt tiêu cực, mất cân bằng xã hội ấy. Mang đến sự đồng đều về điều kiện thị trường, về hạ tầng và các lợi ích khi tham gia hoạt động trong nền kinh tế.
– Tạo lập ra sự cân đối trong quá trình phát triển:
Các chính sách công mà Nhà nước ban hành góp phần cân đối các mối quan hệ giữa hàng – tiền, cung – cầu, xuất – nhập khẩu, tiết kiệm – tiêu dùng,… Từ đó cân đối các năng lực, nghĩa vụ với lợi ích trực tiếp được nhận.
Đồng thời, nhờ các chính sách công sẽ đảm bảo được sự phát triển cân đối giữa các vùng miền trong phạm vi cả nước. Tạo nên sự đồng đều về các mặt, các lĩnh vực khác nhau. Người dân được tiếp cận các nhu cầu ngày càng cao trong thu nhập của họ.
– Kiểm soát và phân bổ nguồn lực của xã hội:
Sự ra đời của các chính sách công đã giúp phát triển bền vững nhiều thành phần kinh tế. Và cũng giúp gia tăng số lượng, cải thiện chất lượng trong hiện tại và tương lai, đặc biệt là các nguồn tài nguyên tự nhiên của đất nước. Đưa ra lộ trình và cách thức tổ chức hoạt động nhà nước.
Các lực lượng lãnh đạo phải cho thấy tầm nhìn và các tính toán về sử dụng, tiết kiệm, cải tạo xung quanh.
Các chính sách công thường áp dụng chủ yếu là:
+ Những chính sách xây dựng vùng kinh tế mới.
+ Chính sách xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, chính sách thuế, chính sách đất đai, môi trường,….
Chính các chính sách này đã giúp tạo ra môi trường hội nhập hóa.
4. Bản chất của chính sách công?
– Phục vụ cho mục đích của giai cấp, của đảng cầm quyền:
Chính sách công là chính sách của nhà nước đối với khu vực công cộng. Trong đó các nhu cầu tiếp cận, quản lý và điều chỉnh xã hội được triển khai trên diện rộng. Phản ánh bản chất, tính chất của nhà nước và chế độ chính trị trong đó nhà nước tồn tại.
Đồng thời phản ánh ý chí, quan điểm, thái độ, cách xử sự của đảng chính trị. Ở đó, các chính sách được giai cấp lãnh đạo thống nhất thực hiện. Phục vụ cho mục đích của đảng, lợi ích và nhu cầu của nhân dân. Cũng như tạo động cơ thúc đẩy chung các điều kiện của cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng.
Nhà nước dựa trên nền tảng nhân dân, là chủ thể đại diện cho quyền lực của nhân dân ban hành Chính sách công. Các nội dung thực hiện chính sách hướng đến lợi ích, quyền lợi của nhân dân. Bên cạnh đó đảm bảo quyền lực và lợi ích chung cho giai cấp thống trị.
– Mưu cầu lợi ích cho người dân và xã hội.
Chính sách công được hoạch định bởi đảng chính trị. Tuy nhiên nội dung lại do chính phủ xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện. Nhằm gắn với sự thiết thực cần tác động lên nền kinh tế, các điều kiện của xã hội.
Bản chất của Chính sách công là công cụ để nhà nước can thiệp vào hành vi xã hội trong quá trình phát triển. Để điều chỉnh và hướng đến các điều kiện nhà nước xây dựng.
– Chính sách công là ý chí chính trị của đảng cầm quyền:
Được thể hiện cụ thể là các quyết sách, quyết định chính trị của nhà nước. Do đó các ý chí được thể hiện sâu sắc, đạt được mục đích đề ra của giai cấp này. Các quyết định nhằm duy trì tình trạng xã hội hoặc giải quyết các vấn để xã hội, đáp ứng nhu cầu của người dân. Hướng đến mục tiêu chung của đời sống xã hội, cũng như vì quyền lợi và sức mạnh của giai cấp họ.
Ý chí chính trị của đảng cầm quyển được cụ thể hóa thành chính sách. Khác với các yếu tố tư, chính sách công phản ánh nhu cầu, mục tiêu chung mang tính vĩ mô. Thông qua đó thiết lập mối quan hệ giữa đảng, nhà nước với người dân. Phục vụ lợi ích chi tiết của các giai cấp trong hiệu quả quản lý nhà nước.
Thông qua Chính sách công đảng cầm quyền dẫn dắt các quan hệ trong xã hội theo định hướng của đảng. Tập thể lãnh đạo, hướng đến ý nghĩa chung trong tinh thần của quốc gia. Các cá nhân trong xã hội là những đối tượng trực tiếp thụ hưởng và thực hiện chính sách. Gián tiếp nhận được các quyền lợi này là lực lượng lãnh đạo.
– Đặc điểm áp dụng chính sách công:
Chính sách chỉ có hiệu lực, hiệu quả thực sự khi được các cá nhân trong xã hội tiếp nhận và thực hiện. Nó phải phù hợp với các nhu cầu, định hướng và quyền lợi chung của người dân. Hướng đến sự phát triển của kinh tế, xã hội, mang lại thành tựu trong sự nghiệp đất nước.
Để đạt được điều đó thì điều kiện tối thiểu là Chính sách công phải minh bạch, ổn định, dễ hiểu. Lực lượng lãnh đạo phải cho thấy vai trò triển khai Chính sách công. Cùng với đó, lực lượng trực tiếp thực hiện phải là công chúng.
5. Ví dụ về chính sách công:
Các chính sách công do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện. Do đó được cụ thể hóa qua các văn bản quy phạm pháp luật. Việc xây dựng luật nhằm tạo ra hành lang pháp lý thuật lợi, tạo cơ sở triển khai chính sách công ở từng giai đoạn khác nhau. Các chính sách này giúp nhà nước thực hiện các chức năng điều tiết và phát triển kinh tế xã hội.
Ví dụ về chính sách cụ thể như sau:
+ Chính sách xây dựng vùng kinh tế mới, chính sách xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất.
+ Chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất,…
+ Chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành.
+ Chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường,…