Tất nhiên là các doanh nghiệp từ lâu đã rất tích cực trong việc định hình chính sách ngoại giao thương mại. Nhưng bắt đầu từ cuối thập niên 1980, và được tăng tốc suốt thập niên 1990, có ba nhóm hoạt động phi nhà nước mới đã trở nên rất năng động trong chính sách thương mại: các nhóm bảo vệ môi trường, các tổ chức nghiệp đoàn và phong trào chống toàn cầu hóa.
Sự nổi lên gần như đồng thời của họ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Những vấn đề mà mỗi nhóm nêu lên có thể được coi như là “sự tràn bờ” của công cuộc tự do hóa thương mại: những lợi ích liên quan tới thương mại của mỗi nhóm trong các nhóm này tăng lên rõ ràng khi các rào cản thương mại hạ xuống mức thấp nhất kể từ đầu thế kỷ XX. Ở mức độ mà quyền lợi của người lao động trong các tổ chức công đoàn và những người bảo vệ môi trường được thể hiện trong WTO, họ được các quốc gia công nghiệp tiên tiến bênh vực.
Có sự khác nhau quan trọng giữa quyền lợi của các nhóm hoạt động phi nhà nước khác nhau này. Ví dụ, các nhà bảo vệ môi trường và các nghiệp đoàn nói chung thường đưa ra các đề nghị cụ thể cho công cuộc cải cách thủ tục và cải cách trọng yếu của WTO trong khi các nhà hoạt động chống toàn cầu hóa thường chống đối toàn bộ sự di chuyển tự do hơn của cả hàng hóa và tư bản. Hơn thế nữa, xét về bản chất, những vấn đề do các nhà hoạt động mỗi trường nêu lên có gốc rễ trong những vấn đề hợp tác toàn cầu, đòi hỏi các giải pháp mang tính quốc tế trong khi những vấn đề mà các tổ chức nghiệp đoàn đưa ra thì không cần thiết phải có những giải pháp quốc tế. Do đó sẽ rất hữu ích nếu xem xét riêng rẽ các mối quan tâm chủ yếu của từng nhóm và mức độ mà hiện nay WTO xử lý những mối quan tâm này, sau đó sẽ xem xét những lời than phiền có tính thủ tục của các nhóm. Nhưng trước khi tìm hiểu các nhà hoạt động mới này, nhất thiết phải nhìn lại vai trò của doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Doanh nghiệp – Nhà hoạt động phi Nhà nước truyền thống:
Theo truyền thống, doanh nghiệp là nhà hoạt động phi nhà nước trong lĩnh vực ngoại giao thương mại, từ các cuộc tranh cãi trước thời Nội chiến, giữa ngành công nghiệp mang tính bảo hộ ở vùng New England và ngành nông nghiệp mang tính thương mại tự do ở miền Nam. Những mối quan tâm của cuộc xung đột này được phản ánh qua hàng loạt các cơ chế khác nhau: hệ thống chính trị đầu phiếu chính thức, đóng góp vào chiến dịch tranh cử, vận động hành lang và nhận thức của chính phủ về quyền lợi kinh tế quốc gia. Tất nhiên doanh nghiệp cũng là mục tiêu chính của những người phê phán WTO – những người thấy tổ chức này bị thống trị bởi các tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, các nhóm lợi ích của doanh nghiệp không nói cùng một thứ tiếng. Mỗi một cộng đồng doanh nghiệp đặc thù luôn luôn vận động cho những dàn xếp thương mại có tác dụng hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của họ và bảo vệ họ trước làn
Nhưng vẫn có thể có một sự thay đổi lớn từ các liên minh đã đánh dấu những năm tháng đầu tiên của tổ chức GATT. Phải công nhận rằng, tiên đoán những liên minh đàm phán quốc tế thì cũng khó như tiên đoán các liên minh chính trị các nghị trình và thành phần ủng hộ chúng tương lai cùng nhau tiến hóa và cuộc cạnh tranh giữa các vấn đề khác nhau với các thành phần ủng hộ khác nhau thường gây cho ta nhiều nỗi ngạc nhiên. Nhưng vẫn có nhiều lý do để mong chờ một sự thay đổi. Một phần của sự thay đổi sẽ đến từ bản chất của doanh nghiệp – hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp toàn cầu, trái với những doanh nghiệp nội địa trong những năm tháng đầu tiên của GATT. Nói chung những doanh nghiệp toàn cầu này không chỉ tìm kiếm các biện pháp thương mại nhằm mở cửa thị trường cho sản phẩm của họ mà còn tìm kiếm những biện pháp làm giảm nhẹ chi phí bằng cách cho phép lưu chuyển tự do hơn các yếu tố đầu vào – không chỉ có nguyên vật liệu mà cả tư bản và lao động nữa.
Những vấn đề mới (tất nhiên có một phần tiến hóa nội sinh), cũng liên quan tới những liên minh mới; chẳng hạn vai trò của dịch vụ và của thông tin (như sở hữu trí tuệ, sản phẩm thông tin như phim ảnh, Internet và công nghiệp máy điện toán) đã làm nảy sinh một liên minh phương Bắc trong các ngành công nghiệp dựa trên thông tin và tài sản vô hình. Một số vấn đề khác có thể sẽ khó tìm được thành phần ủng hộ thích hợp; chẳng hạn như các cuộc thương thảo về chống độc quyền được một số quốc gia hình dung như là một phần của Vòng Doha có thể sẽ bị một số ngành công nghiệp quan tâm tới thương mại toàn cầu coi là mối đe dọa chứ không phải là lợi ích. Tương tự như vậy, những nỗ lực đưa các mối quan tâm về môi trường vào WTO có thể tỏ ra không hấp dẫn đối với một số ngành công nghiệp mà theo truyền thống đã ủng hộ GATT/WTO. Người tiêu thụ chia sẻ những lợi ích của việc hạ thấp các rào cản thương mại truyền thống vì nói chung giá cả đã hạ xuống và do đó các phong trào bảo vệ người tiêu dùng (ở mức độ mà người tiêu dùng được tổ chức lại) ủng hộ các cuộc đàm phán thương mại. Song tác động đến người tiêu dùng của hiệp định TRIPS thì lại khác hẳn vì thỏa thuận này có xu hướng làm cho giá cả tăng lên (Drache và Ostry 2002).
Cơ cấu của sự liên minh mới dường như sẽ được định hình bởi mối quan hệ đang trở nên quan trọng hơn giữa thế giới đang phát triển và thế giới đã phát triển trong tổ chức WTO. Sở dĩ như vậy là vì một số các chủ đề được thảo luận trong nghị trình của Vòng Doha, chẳng hạn như sở hữu trí tuệ, chống bán phá giá, bảo vệ môi trường… liên quan tới những khác biệt mang tính hệ thống giữa quyền lợi của các nước đã phát triển và các nước đang phát triển. Từ đó WTO đã gọi Vòng Doha là Chương trình nghị sự Phát triển. Các mục tiêu thương mại của Hoa Kỳ, như được thể hiện trong
2. Các tổ chức môi trường:
Các nhà bảo vệ môi trường đã nêu lên ba tập hợp các mối quan tâm chủ yếu liên quan tới thương mại. Một, mối quan tâm bền bỉ nhất của các nhà hoạt động môi trường là các biện pháp bảo vệ môi trường được thực thi một cách khác nhau và ở các cấp độ khác nhau từ nước này sang nước khác có thể dẫn tới một “cuộc đua tới đáy” tầm cỡ quốc tế trong các quy định về môi trường (Stewart 1977; Etsy và Geradin 2001). Logic kinh tế cho thấy, các quyết định đầu tư vào nơi nào đều bị ảnh hưởng bởi tính nghiêm ngặt tương đối của các quy định về môi trường ở các nước khác nhau: nếu như tất cả các điều kiện khác đều như nhau thì nhà sản xuất sẽ thích đặt nhà máy của mình trong một phạm vi tài phán mà họ tốn ít chi phí để tuân thủ các quy định về môi trường. Theo kinh nghiệm, có rất ít chứng cứ cho thấy có sự liên quan giữa mức độ thu hút đầu tư nước ngoài của một quốc gia với tính nghiêm ngặt hoặc sự thực thi các quy định bảo vệ môi trường của quốc gia đó; cũng có ít chứng cứ về một “cuộc đua tới đáy” trong quy định về môi trường (Etsy và Geradin 2001). Tuy nhiên, có một chứng cứ không quan trọng song đáng chú ý là đối với các ngành cực kỳ “bẩn” (chẳng hạn việc tái chế kim loại từ bình điện cũ) quyết định chọn địa điểm đầu tư thường bị ảnh hưởng bởi quy định về môi trường và cái logic kinh tế của lời than phiền này là có sức thuyết phục. Hơn thế nữa, cho dù đúng hay sai thì về mặt chính trị, nhận thức của các nhà bảo vệ môi trường cũng là vấn đề.
Phương pháp mà các nhà bảo vệ môi trường ưa thích khi đề cập vấn đề này là khẩn cầu Ủy ban châu Âu (EC) và Hoa Kỳ áp đặt những hạn chế thương mại chống lại hàng hóa sản xuất ở nước ngoài trừ phí sự sản xuất đó tuân thủ các quy tắc khắt khe về môi trường. Nghiên cứu cho thấy sự phát triển kinh tế, vốn có thể được nuôi dưỡng bằng tự do thương mại, có mối tương quan mật thiết với những quy định chặt chẽ về môi trường nhưng đây là một hiện tượng lâu dài mà các nhà bảo vệ môi trường ít khi thỏa mãn được (Grossman và Krueger 1994). Hơn thế nữa, các nhà bảo vệ môi trường tìm được những đồng minh chính trị tự nhiên trong nỗ lực sử dụng các hạn chế thương mại vì mục tiêu môi trường: các nhà sản xuất đang phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu thường rất sung sướng ủng hộ những chính sách hạn chế này, hình thành một liên minh “giữa thánh thần và người trần thế” giữa các nhà sản xuất với các nhà hoạt động môi trường.
Nhưng những hạn chế thương mại như vậy thường đụng chạm các quy tắc của GATT/WTO. Điều XX(g) loại trừ một số biện pháp thương mại được áp dụng vì “bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể cạn kiệt”. Ví dụ, những quyết định ban đầu của ủy ban dàn xếp tranh chấp của GATT về Điều XX(g) cho rằng nguồn tài nguyên thiên nhiên đang được tranh tụng phải nằm trong lãnh thổ hoặc phạm vi tài phán của quốc gia áp đặt biện pháp thương mại ấy. Nhưng trong vụ Hoa Kỳ – Cấm nhập khẩu một số loại tôm và sản phẩm tôm (2000) – một quyết định mới hơn và có quyền lực hơn của Cơ quan Phúc thẩm có thể được hiểu như là xóa bỏ yêu cầu về phạm vi tài phán đối với việc viện dẫn Điều XX(g), và nó thiết lập nên một mê cung rối rắm những rào cản pháp lý khó vượt qua để duy trì tính phù hợp với quy tắc của WTO đối với bất kỳ biện pháp thương mại nào được áp đặt vì mục tiêu bảo vệ môi trường (Grunbaum 2002). Có lẽ đối với các nhà môi trường, điều làm cho họ bối rối nhất đã được nói rõ trong các trường hợp đầu tiên của GATT và logic của những quyết định này cho rằng các thành viên của WTO là các bên trong một thỏa thuận môi trường đa phương (MEA) chẳng hạn như Công ước về buôn bán quốc tế các động vật có nguy cơ (CITES) sẽ không thể duy trì các hạn chế thương mại được ủy quyền hoặc được cho phép bởi MEA đó chống lại các thành viên WTO không phải là một bên trong MEA.
Hai, các nhà bảo vệ môi trường lo rằng các quy tắc của WTO có thể sẽ ngăn cản các chính phủ trong việc áp đặt các hạn chế nhập khẩu được dự tính chống lại sự đầu độc môi trường quốc nội. GATT có hai ngoại lệ cung cấp cơ sở ban đầu cho việc hạn chế nhập khẩu nhằm bảo vệ môi trường quốc nội: Điều XX(g) mô tả ở trên và Điều XX(b) cho phép áp dụng một số biện pháp thương mại để bảo vệ cuộc sống, sức khỏe hoặc sự an toàn của con người, động vật và thực vật. Trong khi những ngoại lệ này bề ngoài có vẻ rộng rãi song việc viện dẫn chúng sao cho thành công vẫn có những hạn chế đáng kể. Ví dụ trong như đã nói trong vụ Hoa Kỳ – luật tái chế xăng dầu (1996), biện pháp thương mại đang tranh tụng phải cung cấp những phương tiện ít phiền toái nhất để đạt tới những mục tiêu mà Điều XX miêu tả. Để được biện minh theo Điều XX(b) biện pháp thương mại đó phải là “cần thiết” cho việc bảo vệ cuộc sống, sức khỏe và sự an toàn. Gánh nặng của việc chứng minh này được giao cho nước thành viên duy trì biện pháp bị thách thức đó. Hơn thế nữa, một trong các thỏa thuận của WTO dự định khích lệ những ngoại lệ này – chẳng hạn như Hiệp định về Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) đòi hỏi phải có chứng cứ khoa học về tác hại có thể tránh được bằng cách áp dụng biện pháp hạn chế thương mại theo SPS. Yêu cầu này đã được sử dụng trong vụ EC – Các biện pháp liên quan tới Thịt và Sản phẩm Thịt (Hoóc môn) (1998) để thách thức thành công một chỉ thị của EC ngăn cấm việc nhập khẩu thịt bò từ các đàn gia súc được vỗ béo bằng hóc-môn tăng trưởng, gây phẫn nộ cho nhiều nhà hoạt động môi trường và các nhóm người tiêu dùng.
Trong khi những mối quan tâm về môi trường đã trình bày trên đã tồn tại dai dẳng tại GATT/WTO từ cuối thập niên 1980, một tập hợp thứ ba các vấn đề thương mại-môi trường rộng rãi hơn nữa cũng đã được nêu lên. Ví dụ các nhà bảo vệ môi trường ủng hộ việc giảm thuế nhập khẩu và hạn chế thương mại đối với các sản phẩm và dịch vụ có công năng làm lành mạnh môi trường (chẳng hạn các sản phẩm năng lượng mặt trời). Họ cũng ủng hộ những quy định có hiệu lực hơn về việc đánh bắt cá như là một phần các cuộc thương thảo của WTO. Họ đã tuần hành chống lại việc chính phủ trợ cấp cho những cung cách sản xuất không phù hợp với môi trường, chẳng hạn như tố giác về trợ cấp dành cho ngành công nghiệp khai thác gỗ mềm ở Canada. Họ ủng hộ việc đưa ra thương thảo các dự án khai thác lợi nhuận xuyên biên giới quốc gia. Và họ cũng đã đấu tranh làm sáng tỏ các quy tắc thương mại cho phép “gắn nhãn xanh” lên sản phẩm tiêu dùng (Steinberg 2002c).
Trong khi lập trường của những nhà bảo vệ môi trường về những vấn đề này gây ra sự phản đối chính trị mạnh mẽ thì không có đề xuất nào của họ về căn bản là không tương thích với cái mục tiêu chính sách của công cuộc tự do hóa thương mại vốn là tâm điểm của hệ thống WTO. Chỉ có những nhà hoạt động môi trường cực đoan nhất mới lên tiếng chống lại tự do hóa thương mại mà lãng quên những luận cứ rằng thương mại tự do dẫn tới sự sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên và giảm sự xuống cấp của môi trường; thay vì vậy họ chỉ nhấn mạnh rằng thương mại tự do hơn dẫn tới quy mô lớn hơn trong sản xuất toàn cầu và làm môi trường bị xuống cấp.
Cho đến khi Vòng Doha được khởi động năm 2001, GATT/ WTO đã làm được rất ít trong việc tích hợp những mối quan tâm này của các nhà hoạt động môi trường vào nghị trình thương thảo của mình. Những thay đổi vào phút cuối trong các thỏa thuận của Vòng Uruguay cung cấp những cam kết mơ hồ và mang tính cổ vũ cho “sự phát triển bền vững” và môi trường. Nhưng các thương thuyết gia của các nước đang phát triển phản đối bất kỳ cam kết trọng yếu nào thiên về môi trường trong các thỏa thuận đó. Trong khi Vòng Uruguay đã thiết lập một Ủy ban Thương mại và Môi trường (CTE) để tìm hiểu khả năng có những thỏa thuận tương lai về chủ đề này, ủy ban đã bị bế tắc ngay đường ranh phân cách Bắc-Nam (Shaffer 2002). Cuối cùng vào năm 2001, Chương trình Làm việc Doha bao gồm một sự ủy nhiệm đặc biệt đã bắt đầu thương thảo về ba đề tài môi trường liên quan tới thương mại: (1) quan hệ giữa các quy tắc hiện hành của WTO với những nghĩa vụ thương mại đặc thù trong các MEA; (2) các quy trình thủ tục trao đổi thông tin thông thường giữa các ban thư ký MEA và các ủy ban có liên quan của WTO; và (3) việc cắt giảm hoặc xóa bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với các sản phẩm và dịch vụ môi trường.
Một điểm sáng khác cho các nhà bảo vệ môi trường có lẽ là hai bộ quyết định của Cơ quan Phúc thẩm của WTO. Một bộ liên quan tới một điều luật của Hoa Kỳ cấm nhập khẩu tôm từ các quốc gia không sử dụng các thiết bị loại trừ rùa biển trong lưới đánh tôm. Quyết định của Cơ quan Phúc thẩm vừa nói trên không cho là luật của Hoa Kỳ không phù hợp với WTO mà nó lập ra một tiêu chí theo đó điều luật có thể được coi là phù hợp với luật pháp của WTO và có thể được coi là làm suy yếu các quyết định trước đó của một ủy ban dàn xếp tranh chấp đòi hỏi áp đặt những hạn chế nghiêm ngặt về quyền tài phán dựa trên Điều XX(g) đã miêu tả ở trên. Tiếp theo là việc Hoa Kỳ chỉnh sửa các quy định nhằm thực thi điều luật đang có nghi vấn, và các nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm thương thảo một thỏa thuận nhiều bên về đề tài này; năm 2001, trong vụ Hoa Kỳ – Hạn chế nhập khẩu Tôm Rùa – viện dẫn Điều 21.5 của DSU bởi Malaysia (2001) Cơ quan Phúc thẩm đã tuyên bố rằng điều luật tôm-rùa được sửa đổi của Hoa Kỳ là phù hợp với WTO chừng nào mà các cuộc đàm phán nhiều bên vẫn đang diễn ra. Trong một quyết định thứ hai được nhiều nhà hoạt động môi trường ủng hộ, vụ Cộng đồng châu Âu – Các biện pháp ảnh hưởng đến asbestos và sản phẩm có chứa asbestos (2001), Cơ quan Phúc thẩm đã cho rằng lệnh cấm mà nước Pháp áp đặt lên việc nhập khẩu xi măng có chứa asbestos không phải là phân biệt đối xử thiên vị cho loại xi măng đã loại bỏ chất asbestos bởi vì những ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng của asbestos, hàm ý rằng hai loại xi măng này không phải là những “sản phẩm tương tự nhau” theo ý nghĩa của Điều III, thỏa thuận GATT.
3. Lao động:
Các tổ chức công đoàn nêu lên ba mối quan tâm về thương mại. Trước tiên, cũng như các tổ chức bảo vệ môi trường, các nghiệp đoàn quan tâm đến một cuộc đua tới đáy liên quan tới tiêu chuẩn lao động của quốc gia. Cũng như trong bối cảnh về môi trường, cái lô-gic kinh tế xem ra rất thuyết phục: nếu như tất cả mọi điều kiện khác đều như nhau, quyết định địa điểm đầu tư sẽ bị ảnh hưởng bởi tính khắt khe tương đối của các quy định về lao động ở các quốc gia khác nhau và hiện tượng này sẽ gây sức ép kéo thấp tiêu chuẩn lao động ở những nước nào quan tâm tới việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên chứng cứ về một cuộc chạy đua tới đáy trong lĩnh vực tiêu chuẩn lao động thì rất yếu ớt và chỉ có một bằng chứng yếu ớt về bất kỳ mối quan hệ có ý nghĩa nào về mặt thống kê giữa tính khắt khe tương đối của các quy định về lao động với mức độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Flanigan 2002). Cũng giống như các nhà hoạt động môi trường, các nhà hoạt động nghiệp đoàn muốn sử dụng những biện pháp thương mại để đối lại với một cuộc đua tới đáy có thể diễn ra.
Hai là nhiều nhà hoạt động nghiệp đoàn xem “các tiêu chuẩn lao động cốt lõi” như là những quyền căn bản của con người cần phải được thực thi thông qua các biện pháp thương mại. Trong khuôn khổ luật pháp quốc tế có những lý lẽ vững chắc rằng các tiêu chuẩn lao động nào đó giờ đây đã được thừa nhận rộng rãi như là quyền căn bản của con người và có tính phổ quát; những quyền đó bao gồm thuế bù thiệt hại, và các hành động bảo vệ đã được sử dụng để bảo vệ quyền lợi của lao động trong bối cảnh mà những quy chế và thỏa thuận của WTO đã xác định. Trên địa bàn khu vực, Ủy ban Hợp tác Lao động Bắc Mỹ cung cấp một phương tiện mà theo đó các tổ chức nghiệp đoàn và những người khác có thể kiến nghị để khởi sự một quy trình công bố công khai những hành vi chống lại lao động nào đó của bất kỳ chính phủ Bắc Mỹ nào. Tương tự như vậy, tất cả các nước thành viên của Cộng đồng châu Âu và tất cả các quốc gia đang cố gắng gia nhập Cộng đồng châu Âu đều phải tham gia định chế nhân quyền châu Âu – định chế này cung cấp một số sự bảo hộ về pháp lý cho quyền lợi của lao động. Về mặt đối nội, nhiều chương trình quy chế của Hoa Kỳ, chẳng hạn như Hệ thống Ưu đãi Chung (GSP) và Luật về Cơ hội và Tăng trưởng châu Phi, cho phép đình hoãn việc đối xử ưu đãi với hàng hóa từ một số quốc gia đang phát triển nào đó nếu các quốc gia ấy chấm dứt sự tôn trọng các tiêu chuẩn lao động cốt lõi. Tương tự như vậy, quy chế GSP của EC ràng buộc mức độ ưu đãi của EC với sự thực hiện và thực thi của một quốc gia đối với các công ước đặc thù của Tổ chức Lao động Quốc tế mặc dù Ấn Độ đã khởi sự một thách thức đối với biện pháp đó vào tháng 12-2002. Ngoài ra, Quốc hội Hoa Kỳ luôn luôn có thể gia tăng sự hỗ trợ điều chỉnh thương mại để nâng đỡ và tái đào tạo những công nhân bị mất việc do tự do hóa thương mại. Trong khu vực tư nhân, một khi các chương trình hoạt động xã hội có thể được thiết lập và vận dụng, các tập đoàn công ty có thể vận dụng các bộ quy tắc ứng lúc việc này đặt các quyền lực xuyên Đại Tây dương vào thế đối lập với các nước đang phát triển là những nước phản đối việc bao hàm các vấn đề lao động vào nghị trình WTO. Các nước đang phát triển lo ngại rằng các biện pháp thương mại được tuyên bố là dựa trên lao động sẽ được sử dụng cho những mục tiêu bảo hộ. Hơn thế nữa, họ phản đối lập luận dựa trên các lý thuyết về một “cuộc đua tới đáy” và sự bất công được coi là kết quả của lợi thế so sánh bắt nguồn từ các tiêu chuẩn lao động yếu kém. Trong những năm đầu của WTO có vẻ như Hoa Kỳ và châu Âu đã đạt được một số tiến triển trong các vấn đề lao động ở WTO: tháng 12-1996 tại Hội nghị Bộ trưởng ở Singapore, các bộ trưởng WTO tuyên bố nối lại “cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn lao động cốt lõi đã được quốc tế thừa nhận” đồng thời tuyên bố rằng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) là “cơ quan có thẩm quyền thiết lập và xử lý những tiêu chuẩn này”. Điều này đã làm nóng vai trò của ILO, đến năm 1998 thì tổ chức này thông qua Tuyên ngôn về Quyền Lao động Căn bản mà chúng tôi miêu tả ở trên. Nhưng cùng với việc đảng Dân chủ thất cử ở Hoa Kỳ trong kỳ bầu cử năm 2000, EC chỉ còn lại một mình trong cuộc đấu tranh cho quyền lao động ở WTO. Do đó các vấn đề lao động đã bị đưa ta khỏi phạm vi thương thảo của Vòng Doha. Các cuộc thương thảo này chỉ khẳng định lại những gì đã tuyên bố tại hội nghị Singapore trước kia và lưu ý những công việc mà ILO đã thực hiện.
Có những con đường khác liên quan tới thương mại để thúc đẩy các quyền lợi về lao động. Chống bán phá giá, áp quy tắc của WTO ngăn cản điều đó. Điều XX(e) của Hiệp định GATT cho phép tiến hành những hạn chế thương mại chống lại việc nhập khẩu những sản phẩm sản xuất bằng lao động của tù nhân nhưng không có quyền hạn chung nào cho việc áp đặt những biện pháp thương mại chống lại hàng hóa sản xuất tại một quốc gia có thành tích nhân quyền kém, tiêu chuẩn lao động trẻ em non yếu, thiếu sự tôn trọng đối với quyền tự do lập hội hoặc quyền mặc cả tập thể, có những mô thức phân biệt đối xử trong tuyển dụng hoặc có mức lương tối thiểu quá thấp hoặc không tồn tại mức lương tối thiểu. Một số quốc gia đã đề xuất khả năng rằng Cơ quan Kháng cáo của WTO nên đưa ra sự diễn dịch rộng rãi nhiều trường hợp ngoại lệ khác nhau của Hiệp định GATT (chẳng hạn những trường hợp cho phép áp dụng biện pháp thương mại để bảo vệ đạo đức công cộng ở điều XX(a) hoặc bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người ở điều XX(b) nhằm hỗ trợ cho các mối quan tâm về lao động (Cleveland 2002)), nhưng việc làm luật cấp tiến như vậy xem ra khó mà thực thi được. Hơn thế nữa, mọi sự thay đổi luật pháp như vậy có khả năng sẽ dẫn tới một cuộc khủng hoảng do các quốc gia đang phát triển thúc đẩy trong WTO vì các nước này vẫn kiên trì phản đối quyền sử dụng các biện pháp thương mại để chống lại các quốc gia có tiêu chuẩn lao động yếu kém.
Tiếp theo sau việc thành lập WTO, Cộng đồng châu Âu đã cùng với các lãnh đạo đảng Dân Chủ và chính quyền của Tổng thống Bill Clinton ở Hoa Kỳ đấu tranh cho lập trường của các tổ chức nghiệp đoàn trong WTO. Có những cả quyền mặc cả tập thể và quyền tự do lập hội, quyền không bị biến thành nô lệ, sự bãi bỏ lao động trẻ em và sự bình đẳng về cơ hội làm việc giữa nam và nữ (Cleveland 2002). Những quyền này giờ đây đã được khẳng định trong Tuyên bố tháng 6-1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Những quyền lao động căn bản.
Ba là, một số nhà hoạt động nghiệp đoàn cho rằng, thật là bất công khi một số quốc gia nào đó có thể giành được lợi thế so sánh bằng cách duy trì các tiêu chuẩn lao động tương đối yếu kém. Lập luận ở đây không phải là một luận cứ năng động dẫn tới tối ưu hóa tình trạng phúc lợi toàn cầu mà chỉ đơn giản là thật không công bằng khi các quốc gia có tiêu chuẩn lao động ngặt nghèo – chẳng hạn như Hoa Kỳ và phần lớn các quốc gia Tây Âu – thì mất dần các công việc lao động áo xanh do kết quả của tự do hóa thương mại. Từ quan điểm kinh tế, những lý lẽ như vậy có thể bị bỏ qua: thương mại tự do gia tăng phúc lợi toàn cầu và phúc lợi trong mỗi quốc gia tự do; những hệ quả trái ngược về phân phối trong nội bộ từng quốc gia thương mại có thể được sửa chữa thông qua thuế và các chính sách xã hội. Tuy nhiên, vì đây là một vấn đề chính trị, cho nên dễ hiểu rằng ở các nước yếu kém trong việc duy trì những chương trình hỗ trợ sự điều chỉnh thương mại như Hoa Kỳ thì các đại diện của giới lao động thường than phiền về công cuộc tự do hóa thương mại.
Nhiều nhà hoạt động công đoàn thích sử dụng các biện pháp chống lại những sản phẩm nhập khẩu từ các nước có tiêu chuẩn lao động thấp song trong phần lớn trường hợp xử cho các hoạt động toàn cầu của mình, và sự kiện tụng xuyên quốc gia có thể khích lệ các tập đoàn này tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế (OECD 2000; Koh 1991; Compa 2002). Cuối cùng có vẻ như phát triển kinh tế sẽ tạo ra những điều kiện chính trị nội địa thuận lợi cho sự vận dụng các tiêu chuẩn lao động đã cải thiện; trong khi công cuộc phát triển kinh tế là một tiến trình chậm rãi nó lại tạo điều kiện dễ dàng cho một giải pháp cho vấn đề liên quan tới lao động trong trường kỳ (OECD 1996b).
4. Các phong trào khác, kể cả phong trào chống toàn cầu hóa:
Ngoài ra, rất nhiều các nhà hoạt động vì những mục tiêu đặc thù rất khác nhau cũng tìm cách ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán thương mại quốc tế. Trong quá trình chuẩn bị cho Vòng Doha, phong trào có ý nghĩa nhất là cộng đồng hỗ trợ y tế ở thế giới đang phát triển, tập trung ở các tổ chức như Oxfam và Bác sĩ Không Biên giới. Các tổ chức này cho rằng bản quyền sáng chế làm giá thuốc chữa bệnh tăng lên ở các nước châu Phi hạ Sahara. Họ sử dụng chiến thuật gọng kềm, vừa hoạt động để tạo ra sự hỗ trợ về chính trị cho lập trường của họ ở các nước đã phát triển, nhất là ở châu Âu, vừa hỗ trợ các đoàn đại biểu của các nước đang phát triển trong việc đề xuất những kết quả đàm phán. Với sự gia tăng quy mô hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tại WTO, dường như có rất nhiều nỗ lực được tập trung đặc biệt như vậy, chẳng hạn như nỗ lực xem xét những vấn đề về sở hữu trí tuệ, về thực phẩm biến đổi gen, và về những mối quan tâm thuộc về cấu trúc cơ bản như tính cân xứng của quyền đại diện của thế giới đang phát triển trong các cuộc đàm phán của WTO.
Phong trào chống toàn cầu hóa, từng đóng vai trò trong các cuộc biểu tình đường phố ở Seattle và sau đó tại nhiều hội nghị, cuộc họp quốc tế khác, đã tập hợp tất cả những lời chỉ trích từ các nhà hoạt động phi nhà nước mới thành một cuộc tổng công kích vào WTO – và thường là nhắm vào bất kỳ thể chế nào cổ vũ cho sự luân chuyển tự do hơn của hàng hóa và tư bản. Ngoài việc bao quát những mối quan tâm của các nhà hoạt động môi trường và các tổ chức nghiệp đoàn, như đã trình bày trên, các nhà phản đối toàn cầu hóa than phiền rằng thương mại tự do hơn phá hủy các doanh nghiệp địa phương bằng cách buộc các doanh nghiệp này phải đối mặt với thị trường toàn cầu, làm xáo trộn các nền văn hóa bản địa và văn hóa dân tộc; tạo điều kiện thuận lợi cho sự lan truyền các thuộc tính tầm thường của văn hóa Mỹ, làm trầm trọng sự bất công về kinh tế quốc nội và toàn cầu, và hoạt động chủ yếu vì lợi ích của các tập đoàn, các ngân hàng đa quốc gia. Nỗ lực hòa trộn những lời than phiền này vào các thành phần đã được phân tích rõ của họ đôi khi bị làm sai lệch thành những hành động vô ích, cho rằng hệ thống là không thể sửa chữa được mà cần bị vứt bỏ.