Tìm hiểu về bộ máy hành chính nhà nước? Đặc trưng của bộ máy hành chính nhà nước? Vai trò của bộ máy hành chính nhà nước trong bộ máy nhà nước?
Các cơ quan hành chính nhà nước là một thể thống nhất về mặt cơ cấu tổ chức trong nền hành chính nhà nước, đây cũng chính là các bộ phận hợp thành và giữ vị trí vô cùng quan trọng. Trên phương diện lý luận chung về nhà nước, bộ máy hành chính nhà nước cũng có thể được hiểu là hệ thống các cơ quan nhà nước và nó sẽ thực hiện các chức năng chấp hành và điều hành. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người thắc mắc về vai trò của bộ máy hành chính nhà nước trong bộ máy nhà nước. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về bộ máy hành chính nhà nước:
Bộ máy hành chính nhà nước hay chúng ta còn được gọi là các cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Trước tiên thì chúng ta có thể hiểu bộ máy hành chính nhà nước là một trong số những bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính nhà nước được tổ chức một cách thống nhất từ cấp trung ương đến địa phương, đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước là Chính phủ.
Để nhằm mục đích có thể thực hiện quyền hành pháp đạt hiệu quả cao nhất, bộ máy hành chính nhà nước theo quy định thid sẽ cần được tổ chức và hoạt động dự theo nguyên tắc thứ bậc, cấp trên sẽ thực hiện chỉ đạo, lãnh đạo, cấp dưới sẽ có trách nhiệm phải phục tùng mệnh lệnh và cơ quan cấp dưới sẽ phải chịu sự kiểm soát của cấp trên trong hoạt động.
Như vậy, ta nhấn thấy rằng, bộ máy hành chính nhà nước được hiểu cơ bản chính là một chỉnh thể thống nhất thông suốt từ cấp trung ương đến cấp địa phương và bộ máy hành chính nhà nước sẽ được phân chia thành hai bộ phận cụ thể đó là: bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương và bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương.
2. Đặc trưng của bộ máy hành chính nhà nước:
Bộ máy hành chính nhà nước có những đặc trưng cơ bản như sau:
– Thứ nhất: Đặc trưng về mục tiêu của bộ máy hành chính nhà nước:
Mục tiêu của bộ máy hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay trước hết là sẽ do pháp luật quy định cụ thể. Tất các các cơ quan cấu thành đều sẽ hướng đến một mục tiêu chung đó là thực hiện quyền hành pháp và nhằm mục đích để đảm bảo hiệu lực quản lý của nhà nước ở trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Mặt khác thì các hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước cũng chính là một sự cụ thể hóa, hiện thực hóa đối với những mục tiêu tính chính trị của giai cấp cầm quyền hay của Đảng cầm quyền.
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở bên cạnh các mục tiêu thực hiện chức năng quản lý thì hoạt động quản lý hành chính nhà nước còn phải mang tính phục vụ cho nhân dân, cho lợi ích chung của cộng đồng. Các sản phẩm của quản lý hành chính nhà nước trên thực tế thông thường không mang tính lợi nhuận, kinh doanh.
– Thứ hai: Đặc trưng về cách thức thành lập hay địa vị pháp lý của các cơ quan, tổ chức ở trong bộ máy hành chính nhà nước:
Như ta đã biết, bộ máy hành chính nhà nước ở trong giai đoạn hiện nay được tổ chức và hoạt động dựa trên các quy định chặt chẽ của pháp luật. Các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước thì sẽ chỉ được thành lập khi cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước đó có các văn bản quy phạm pháp luật cho phép.
Các văn bản pháp luật đó đã góp phần quan trọng giúp mang lại các địa vị pháp lý khác nhau cho từng cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước. Địa vị pháp lý của từng cơ quan cũng sẽ được xác định rõ ràng ở trong các hoạt động của từng cơ quan, tổ chức và của cả bộ máy hành chính nhà nước.
– Thứ ba: Đặc trưng về quyền lực và thẩm quyền của bộ máy hành chính nhà nước:
Quyền lực của các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước theo quy định hiện hành cũng sẽ được trao và nó sẽ mang tính pháp lý và thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước. Quyền lực mà các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước sẽ được trao phải có sự phù hợp giữa chức năng nhiệm vụ với quyền hạn được trao.
Căn cứ cụ thể vào địa vị pháp lý và chức năng nhiệm vụ, các cơ quan hành chính nhà nước cũng sẽ được trao thẩm quyền chung hoặc thẩm quyền riêng để có thể hoạt động.
– Thứ tư: Đặc trưng về quy mô hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước
Bộ máy hành chính nhà nước có quy mô rộng lớn cả về tổ chức cũng như về hoạt động trong xã hội, quy mô của bộ máy hành chính nhà nước được thể hiện qua các phương diện cụ thể như sau:
+ Về đối tượng chịu sự chi phối, ảnh hưởng: đó là toàn xã hội, không loại trừ ai, loại trừ lĩnh vực nào. Về số lượng các chức năng, nhiệm vụ thì bộ máy hành chính có nhiều chức năng, nhiệm vụ, các chức năng, nhiệm vụ đa dạng, vì phải bao quát việc quản lý hành chính toàn bộ mọi lĩnh vực, nhiều đối tượng trong toàn xã hội. Đây cũng chính là căn nguyên cần tổ chức có cơ cấu, nhân sự phù hợp.
+ Về cơ cấu tổ chức của bộ máy hành chính nhà nước: cơ cấu tổ chức của bộ máy hành chính nhà nước có sự phức tạp với nhiều phân hệ (các hệ con). Nói đến hệ thống tổ chức nhà nước, bao gồm tổng thể các phần tử cơ quan hành chính nhà nước. Căn cứ theo quốc gia có số lượng phần tử khác nhau. Về nhân sự của tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: Số lượng công chức trong bộ máy hành chính nhà nước là chiếm phần lớn.
– Thứ năm: Đặc trưng về nguồn lực của của bộ máy hành chính nhà nước
Nguồn lực cho hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay về cơ bản sẽ được chia thành hai nhóm: Đó là nhân lực và nguồn tài chính.
3. Vai trò của bộ máy hành chính nhà nước trong bộ máy nhà nước:
Với khái niệm và đặc trưng của bộ máy hành chính nhà nước, ta nhận thấy, vai trò của bộ máy hành chính nhà nước trong bộ máy nhà nước được thể hiện cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Về chính trị thì bộ máy hành chính nhà nước có những vai trò sau:
Chính trị là nhiệm vụ cơ bản của hành chính nhà nước, chính trị cũng là chức năng cơ bản của tổ chức hành chính nhà nước, còn gọi là chức năng thống trị.
Tất cả các quốc gia ở trên thế giới đều sẽ cần phải thông qua các thiết chế thuộc hệ thống bộ máy hành chính nhà nước cụ thể như công an, an ninh quốc gia, quân sự, tình báo và các thiết chế khác để nhằm mục đích thực hiện điều khiển các chức năng mang tính bắt buộc, khống chế, bảo vệ, phòng ngự, trấn áp nhằm có thể thông qua đó giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc gia.
– Thứ hai: Về kinh tế thì bộ máy hành chính nhà nước có những vai trò sau:
Thông qua các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế của bộ máy hành chính nhà nước cụ thể như các Bộ, các ngành để tổ chức và quản lý kinh tế và xã hội.
Chức năng kinh tế của bộ máy hành chính nhà nước được thể hiện thông qua các hoạt động cụ thể như: Định ra chiến lược, kế hoạch phát triển xã hội và nền kinh tế quốc dân, cụ thể sẽ bao gồm các quy hoạch, kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế khu vực; các quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế; ban hành ra các chính sách, văn bản pháp luật, quy định tiêu chuẩn, định mức, quy phạm kinh tế và kỹ thuật chủ yếu; phối hợp hài hòa những mối quan hệ kinh tế và kế hoạch phát triển giữa các ngành, địa phương, các xí nghiệp; thực hiện chỉ đạo và thúc đẩy sự hợp tác kinh tế giữa các ngành với các địa phương trên phạm vi cả nước.
– Thứ ba: Về văn hóa thì bộ máy hành chính nhà nước có những vai trò sau:
Chức năng văn hóa của bộ máy hành chính nhà nước được thể hiện thông qua các hoạt động cụ thể như các hoạt động sau đây: Các chủ thể định ra các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển khoa học, văn hóa, giáo dục; quá trình ban hành chính sách, văn bản pháp luật để nhằm mục đích thực hiện quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật; quá trình thực hiện các chỉ đạo, giám sát; phát triển đội ngũ cán bộ trên đất nước có năng lực nhằm mục đích để có thể giúp nâng cao hiệu quả của chức năng văn hóa của bộ máy hành chính nhà nước.
– Thứ tư: Về xã hội thì bộ máy hành chính nhà nước có những vai trò sau:
Ta nhận thấy thực chất thì vai trò về xã hội của bộ máy hành chính nhà nước là một chức năng rộng, bao hàm trong nhiều hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tất cả những chức năng quản lý của bộ máy hành chính nhà nước đối với các công việc chung ở trên một phạm vi rộng thì sẽ đều được gọi là chức năng xã hội.
Chức năng xã hội này của bộ máy hành chính nhà nước được thể hiện thông qua việc xây dựng các bộ máy chuyên ngành để nhằm mục đích có thể thực thi sự quản lý đối với các công việc cụ thể như phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội và cung cấp dịch vụ công cộng như y tế, bảo vệ trẻ em, bảo vệ môi trường và xây dựng các công trình phúc lợi công cộng và nhiều các công việc khác.