Giám định thương mại? Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại? Ủy quyền giám định thương mại theo Luật thương mại?
Giám định được hiểu cách đơn giản nhất đó là thông qua bên giám định có thể biết được tình trạng thực tế của đối tượng giám định như thế nào, trong các trường hợp cụ thể nếu không tự mình thực hiện việc giám định có thể ủy quyền thực hiện hoạt động giám định dựa trên
Cơ sở pháp lý:
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Giám định thương mại
Căn cứ theo quy định tại Điều 254. Dịch vụ giám định
“Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.”
Như vậy, từ khái niệm trên có thẻ thấy đây là một hoạt động của bên thứ ba nhằm đánh giá tình trạng thực tế của đối tượng giám định theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hiện nay để thực hiện việc giám định thương mại cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người, cơ sở vật chất, công nghệ, phương pháp tạo nên sự đánh giá chuyên nghiệp. Có thể nói, không chỉ góp phần hạn chế rủi ro trong kinh doanh, “giám định” còn góp phần giúp các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý nhằm bảo đảm một môi trường kinh doanh an toàn, hiệu quả cho các nhà đầu tư. Từ đó có thể hiểu sâu hơn về việc giám định thương mại là một hoạt động khoa học kỹ thuật cao và mang tính đặc thù đồng thời giám định cũng được xem là ngành kinh doanh, tầm quan trọng của dịch vụ giám định không chỉ liên quan đến số phận của hàng hóa hay doanh nghiệp có hàng hóa cần giám định, mà liên quan đến cả sức khoẻ và tính mạng con người và việc giám định thương mại phải tuân thủ theo quy định mà pháp luật đề ra.
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
Căn cứ theo quy định tại điều 257. Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại luật thương mại 2005 quy định cụ thể:
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
2. Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 259 của Luật này;
3. Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hoá, dịch vụ đó.
Theo quy định của luật thương mại 2005 quy định thì căn cứ vào đó có thể thấy chủ thể kinh doanh dịch vụ giám định thương mại là các thương nhân đáp ứng được các điều kiện nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 256 và Điều 257
Một là, điều kiện về chủ thể có thể căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 257
Trên thực tế chúng ta có thể thấy rằng đối với hoạt động giám định thương mại một trong những hoạt động có thể đòi hỏi sự đầu tư lớn về chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất rất lớn. Hoạt động này yêu cầu có quy trình tác nghiệp trong công tác giám định phải đáp ứng các điều kiện khắt khe về trình độ chuyên môn, kỹ năng hành nghề của giám định viên và có cơ sở trang thiết bị phù hợp. Với tính chất nêu trên, quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Thương mại năm 2005 là cơ sở để hoạt động giám định thương mại được tiến hành một cách chuyên nghiệp, chính xác hơn. Qua đó phát huy vai trò của hoạt động giám định thương mại đối với các chủ thể liên quan.
Hai là, Xét về điều kiện về đội ngũ nhân sự căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 257 và Điều 259 Luật Thương mại năm 2005 quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có đội ngũ giám định viên đáp ứng tiêu chuẩn về mặt trình độ chuyên môn, cấp bậc và điều kiện về thâm niên công tác theo quy định của pháp luật. Căn cứ trên cơ sở đáp ứng các điều kiện này, giám đốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thương mại ra quyết định công nhận giám định viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Điều kiện về mặt trình độ chuyên môn, cấp bậc và thâm niên công tác của giám định viên được pháp luật quy định cụ thể.
Ba là, đối với giám định thương mại thì các khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định cụ thể heo quy định tại khoản 3 Điều 257 Luật Thương mại năm 2005 quy định thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hoá, dịch vụ đó. Như vậy có thể thấy đó được xem là những điều kiện cần thiết vì dịch vụ giám định thương mại là hoạt động kỹ thuật cao, đòi hỏi đội ngũ giám định viên có chuyên môn vững, kỹ năng thành thạo và cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp. Quy định này góp phần tăng tính chính xác trong kết quả giám định, bảo vệ lợi ích cho khách hàng sử dụng dịch vụ này.
3. Ủy quyền giám định thương mại theo Luật thương mại
Ủy quyền giám định thương mại là trường hợp một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định ủy quyền cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định khác thực hiện việc giám định của mình.
Việc ủy quyền giám định phải thực hiện trên cơ sở
Luật thương mại 2005 quy định ủy quyền giám định hàng hóa được thực hiện trng trường hợp bên yêu cầu giám định thuê tổ chức giám định nước ngoài thực hiện dịch vụ giám định tại Việt nam mà tổ chức giám định nước ngoài đó chưa được phép hoạt động tại Việt nam; trong trường hợp này, tổ chức giám định nước ngoài có thể ủy quyền việc thực hiện việc giám định hàng hóa cho một tổ chức giám định khác đã được quyền hoạt động tại Việt nam. Tổ chức giám định được ủy quyền có thể là tổ chức giám định Việt nam, tổ chức giám định liên doanh hoặc tổ chức giám định nước ngoài
Tuy nhiên,
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có nhu cầu giám định hàng hóa cũng có thể lựa chọn một tổ chức giám định được Nhà nước công nhận là đủ điều kiện và tiêu chuẩn để thực hiện việc giám định. Trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án, nếu có nhu cầu giám định thì tòa án sẽ chỉ định tổ chức giám định theo yêu cẩu của một bên tranh chấp. Thương nhân này có trách nhiệm thực hiện việc giám định theo yêu cầu. Cơ quan nhà nước yêu cầu giám định có trách nhiệm trả thù lao giám định cho thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định theo thỏa thuận giữa hai bên trên cơ sở giá thị trường (Điều 268 Luật thương mại 2005).
Ngoài ra tại luật thương mại 2005 cũng có quy định về hoạt động giám định thương mại được thực hiện khách quan, chính xác hay không chính xác một phần lớn sẽ phụ thuộc vào giám định viên nên giám định viên phải có đủ điều kiện thực hiện hoạt động này và giám đốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định. Yếu tố lỗi trong trường hợp kết quả giám định sai xét cho cùng thuộc về giám định viên hoặc và giám đốc doanh nghiệp kinh doanh tổ chức giám định cũng vậy. Hiện nay pháp luật chỉ quy định trách nhiệm vật chất của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định trong trường hợp kết quả giám định sai. Việc không quy định cụ thể trách nhiệm vật chất của cá nhân trong trường hợp chứng thư giám định có kết quả sai sẽ dẫn đến tình trạng vi phạm nguyên tắc độc lập, khách quan, khoa học, chính xác không được khắc phục.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Ủy quyền giám định thương mại theo Luật thương mại” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.