Ủy quyền cho người khác khởi kiện đòi nợ có được không? Thủ tục ủy quyền cho người khác khởi kiện đòi tiền tại Tòa án?
Ủy quyền cho người khác khởi kiện đòi nợ có được không? Thủ tục ủy quyền cho người khác khởi kiện đòi tiền tại Tòa án?
Tóm tắt câu hỏi:
Người bạn của tôi cho một người vay một số tiền với lãi suất 4%/tháng (có giấy viết tay của người vay, đã quá hẹn 3 năm nhưng vẫn không trả lãi và tiền gốc), nay người bạn ấy muốn ủy quyền cho tôi khởi kiện ra tòa án để đòi lại tiền có được không và thủ tuc ủy quyền đó như thế nào? (Tôi xin cảm ơn và mong nhận được câu trả lời sớm nhất)?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo như bạn trình bày, bạn của bạn cho vay tiền với lãi suất 4%/tháng, có giấy viết tay, đến hạn người này không trả cả tiền gốc và lãi. Nay bạn của bạn muốn ủy quyền cho bạn khởi kiện lấy lại số tiền cho vay, trước tiên phải xem xét lãi suất hai bên thỏa thuận có hợp pháp hay không? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 476 Bộ luật dân sự 2005 quy định về lãi suất cho vay như sau:
“1.Lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.”
Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 2868/QĐ-NHNN quy định: "Quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm."
Như vậy lãi suất tối đa được phép cho vay là 150% x 9% = 13,5%/năm, tức là 1,125%/tháng. Tuy nhiên bạn của bạn cho vay với lãi suất 4%/tháng, vượt quá mức lãi suất tối đa pháp luật cho phép như vậy điều khoản lãi suất vay trong hợp đồng vay sẽ bị tuyên vô hiệu, khi khởi kiện ra Tòa án, Tòa án giải quyết dựa trên hợp đồng vay tiền của hai bên và áp dụng mức lãi suất là lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định là 1,125%/tháng.
Về vấn đề làm người đại diện tham gia tranh tụng tại Tòa án, Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định những trường hợp không được làm người đại diện như sau:
"1. Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật:
a) Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;
b) Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật ủy quyền đòi nợ thay: 1900.6568
2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
3. Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật."
Nếu bạn không thuộc một trong các trường hợp trên thì bạn có quyền làm đại diện cho bạn của bạn tham gia tranh tụng tại phiên tòa.
Điều 142 Bộ luật dân sự 2005 quy định về đại diện theo ủy quyền như sau:
"1. Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện.
2. Hình thức ủy quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản."
Như vậy theo quy định trên thì bạn của bạn có quyền ủy quyền cho bạn thực hiện thủ tục khởi kiện. Để việc làm đại diện hợp pháp, bạn yêu cầu bạn của bạn làm