Hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước- Quốc hội là hoạt động mang tính bao trùm, chi phối, chỉ đạo tới mọi lĩnh vực trong đời sống chính trị. Chính vì nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội ngày càng sâu rộng về mọi mặt, do đó để thực hiện hiệu quả, Quốc hội buộc phải thành lập các Ủy ban chuyên trách.
Mục lục bài viết
1. Ủy ban xã hội là gì?
Ủy ban xã hội là cách gọi mới được sửa đổi tại Điểm c Khoản 16 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020, mà trước đó trong
Ủy ban xã hội là Ủy ban thường trực của Quốc hội, chịu trách nhiệm về các lĩnh vực lao động, việc làm, y tế, dân số, an sinh xã hội, bình đẳng giới, thi đua, khen thưởng, phòng, chống tệ nạn xã hội và báo công tác hoạt động trong các lĩnh vực này tới Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội. (Khái niệm được xây dựng dựa trên cách giải thích về Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại Khoản 1, Điều 66 Luật Tổ chức Quốc hội).
Hiện nay, Ủy ban xã hội đang có 01 Chủ nhiệm; 05 Phó chủ nhiệm và 05 Ủy viên Thường trực.
Các lĩnh vực mà Ủy ban xã hội phụ trách là rất rộng, thiết thực và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Khối lượng công việc mà Ủy ban xã hội phải đảm nhận là cực kỳ lớn, trong đó nội dung về an sinh xã hội có thể được coi là trọng tâm và các nội dung quản lý liên quan đến lĩnh vực này cũng khá phức tạp và nhạy cảm.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban xã hội:
Là cơ quan của Quốc hội, có địa vị pháp lý riêng, Ủy ban xã hội được pháp luật ghi nhận các nhiệm vụ, quyền hạn nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động chức năng của mình, đồng thời cũng là căn cứ để xác định trách nhiệm trong quá trình thực hiện hoạt động chuyên trách. Điều 76 Luật Tổ chức Quốc hội quy định Ủy ban xã hội có 06 nhiệm vụ, quyền hạn, cụ thể:
Thứ nhất, thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực lao động, việc làm, y tế, dân số, an sinh xã hội, bình đẳng giới, thi đua, khen thưởng, phòng, chống tệ nạn xã hội và các dự án khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
Thẩm tra dự án luật, pháp lệnh là hoạt động nghiên cứu, xem xét, đánh giá về sự phù hợp của nội dung dự thảo luật, pháp lệnh với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; tình hình, điều kiện phát triển kinh tế- xã hội; đối với các dự án, dự thảo theo nội dung, trình tự, thủ tục do Luật định nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy pháp pháp luật trong hệ thống pháp luật và những yêu cầu khác về chất lượng dự án theo quy đinh của pháp luật. Hoạt động thẩm tra được tiến hành trước khi Ủy ban xã hội trình các dự thảo tới Ủy ban thường vụ quốc hội, Quốc hội.
Nội dung các dự án luật, dự án pháp luật phải thuộc các lĩnh vực lao động, việc làm, y tế, dân số, an sinh xã hội, bình đẳng giới, thi đua khen thưởng, phòng, chống tệ nạn xã hội hoặc các lĩnh vực xã hội khác. Như vậy, có thể thấy, lĩnh vực mà Ủy ban xã hội chịu trách nhiệm là rất rộng, các văn bản luật, pháp lệnh khá đa dạng và phức tạp, các nội dung này đều rất thiết thực, ảnh hưởng trực tiếp tới việc tạo công bằng, đảm bảo quyền con người, theo các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Việc thẩm tra dự án luật, pháp lệnh phát sinh dựa trên yếu tố là phải được “Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội giao”, tức là phải được trao quyền. Đây cũng là cách để Quốc hội phân chia nhiệm vụ, quyền hạn tránh chồng lấn các lĩnh vực đối với các Ủy ban.
Một số văn bản được Ủy ban xã hội thẩm tra: Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi); Luật Công đoàn;….
Thứ hai, thẩm tra việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Theo Khoản 3 Điều 5
Hoạt động thẩm tra việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết không chỉ được ghi nhận tại Luật Tổ chức Quốc hội mà còn được ghi nhận tại Điều 65
Thứ ba, giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực lao động, việc làm, y tế, dân số, an sinh xã hội, bình đẳng giới, thi đua, khen thưởng, phòng, chống tệ nạn xã hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chính sách về lao động, việc làm, y tế, dân số, an sinh xã hội, bình đẳng giới, thi đua, khen thưởng, phòng, chống tệ nạn xã hội trong các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Hoạt động giám sát cho phép Ủy ban xã hội thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm tối ưu hóa nhiệm vụ, quyền hạn này, đó có thể là việc tố chức giám sát thường xuyên thông qua báo cáo định kỳ của cơ quan bị giám sát hoặc cũng có thể là hoạt động giám sát thông qua các tổ, đoàn giám sát tại một thời gian và một cơ quan nhất định. Việc giám sát thực hiện phù hợp với lĩnh vực phụ trách là cách để cơ quan này kiểm soát và đánh giá được tính hiệu quả hay phát hiện những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện pháp luật, nhằm đưa ra các phương án hoàn thiện hơn với văn bản, cũng như có biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm.
Thứ tư, giám sát văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.
Giám sát văn bản là hoạt động theo dõi, xem xét, đánh giá các nội dung trong văn bản được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành. Đây chủ yếu là các văn bản hướng dẫn luật, pháp lệnh về các lĩnh vực thuộc Ủy ban xã hội phụ trách. Việc giám sát hoạt động “thấp hơn” thẩm tra một bậc nhưng lại là hoạt động không thể thiếu nhằm đảm bảo về nội dung, hình thức của văn bản pháp luật được bản hành bởi cơ quan hành pháp.
Thứ năm, trình dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực Ủy ban phụ trách.
Nhiệm vụ, quyền hạn này gắn với nhiệm vụ quyền hạn thứ nhất đã được phân tích ở trên, các văn bản luật, dự án pháp lệnh là các văn bản do Ủy ban xã hội chủ trì soạn thảo và việc trình dự án là hoạt động thể hiện mối quan hệ giữa Quốc hội và Ủy ban xã hội, trình dự án là cách để Quốc hội quản lý, nắm bắt được cơ bản nội dung và đưa ra các ý kiến và Ủy ban xã hội có nghĩa vụ xem xét, phản biện, tiếp thu, chính lý nội dung phụ hợp.
Thứ sáu, kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các chính sách, biện pháp để giải quyết các vấn đề về lao động, việc làm, y tế, dân số, an sinh xã hội, bình đẳng giới, thi đua, khen thưởng, phòng, chống tệ nạn xã hội.
Hoạt động kiến nghị là cách để Ủy ban xã hội thể hiện quyền quản lý đối với các cơ quan hữu quan mà không làm xáo trộn thẩm quyền được ghi nhận. Việc kiến nghị này xuất phát từ tư cách là một cơ quan chuyên môn, có kinh nghiệm và khả năng xác định vấn đề chính xác, nhanh chóng, các vấn đề về lao động, việc làm, y tế, an sinh xã hội,.. lại là các vấn đề quan trọng, do đó, khi tiếp nhận kiến nghị, các cơ quan hữu quan cần tiếp thu và tiến hành xác nhận về tổ chức, hoạt động của mình, đảm bảo hiệu quả triệt để.
Trên cơ sở phân tích các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban xã hội, tác giả mong rằng, người đọc sẽ có những nhìn nhận đúng đắn, đưa ra được những nhận định của cá nhân, nắm bắt và đưa ra các phản biện để góp phần hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của một cơ quan quan trọng trong Quốc hội.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: