Với vai trò là cơ quan quyền lực của nhà nước, thì Quốc hội thực hiện quyền quản lý và quyết định trên các mặt của đời sống xã hội. Trong cơ cấu tổ chức của Quốc hội chia thành các Ủy ban khác nhau. Ủy ban tư pháp là bộ phận không thể thiếu trong tổ chức của Quốc hội, cùng tìm hiểu dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Về Ủy ban Tư pháp:
Trong thực tiễn, thì chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp nhìn chung vẫn chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi của nhân dân, quá trình giải quyết vụ án vẫn xảy ra oan sai, xâm phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan tư pháp. Để khắc phục việc này cũng như giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế- xã hội, phúc đáp yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền thì đẩy mạnh hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội trong lĩnh vực Tư pháp là việc hết sức cần thiết.
Tại Nghị quyết số 49-NQ/ TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nêu ra một trong những việc quan trọng phải làm để thực hiện Nghị quyết này đó chính là “thành lập Ủy ban Tư pháp của Quốc hội”. Và tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XII, căn cứ vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội, Quốc hội năm 2007 đã thành lập Ủy ban tư pháp để tăng cường giám sát hoạt động của cơ quan tư pháp, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả tính đúng đắn và tuân thủ pháp luật trong hoạt động của cơ quan này; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới đất nước.
2. Cơ cấu của Ủy ban Tư pháp:
Luật Tổ chức Quốc hội năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019 đã tiếp tục kế thừa điều này, tiếp tục khẳng định Ủy ban tư pháp là Ủy ban của Quốc hội. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 67 thì Ủy ban Tư pháp sẽ gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác.
Về cơ bản, cơ cấu của Ủy ban có các thành viên hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau, đa dạng về độ tuổi, vị trí và kinh nghiệm công tác, như thành viên làm việc tại
Bộ máy giúp việc cho Ủy ban tư pháp của Quốc hội là Vụ tư pháp. Hoạt động của Vụ tư pháp luôn gắn liền với các hoạt động của Ủy ban tư pháp trên các mặt trận công tác.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Tư pháp:
Nhiệm vu, quyền hạn của Ủy ban Tư pháp được quy định cụ thể tại Điều 71 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019. Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Tư pháp bao gồm:
Thứ nhất, thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh về hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án, bổ trợ tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tổ chức bộ máy của cơ quan tư pháp và các dự án khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao. (Khoản 1)
Ủy ban Tư pháp đã và đang đẩy mạnh hoạt động xây dựng pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Ủy ban Tư pháp xác định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp, nhất là liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan tư pháp còn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, nhiều văn bản còn thiếu đã gây ra những khó khăn, làm giảm hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và bổ trợ tư pháp. Khi các dự án luật được trình lên Quốc hội, thì Ủy ban Tư pháp tiến hành các hoạt động kiểm tra, thẩm tra, nếu có những sai sót, không đáp ứng yêu cầu thì các cơ quan soạn thảo phải chỉnh sửa lại. Việc thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh về các lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án, bổ trợ tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tổ chức bộ máy của cơ quan tư pháp và các dự án khác giúp kịp thời phát hiện những sai sót, những điểm chưa hợp lý ngay từ khi xây dựng, để tránh các trường hợp sau khi được thông qua, đưa các Luật, Pháp lệnh đó vào thi hành mới phát hiện ra những sai sót.
Thứ hai, thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án; thẩm tra các báo cáo công tác của Chánh án
Hoạt động thẩm tra ở đây chính là hoạt động kiểm tra, xem xét lại nội dung các báo cáo. Đặt ra vấn đề thẩm tra các văn bản báo cáo này trước khi trình lên Quốc hội bởi Ủy ban Tư pháp là cơ quan ra đời nhằm giám sát tư pháp, việc giám sát này thể hiện qua nhiều hoạt động, và đối với các bản báo cáo của Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao- là các văn bản tổng kết lại hoạt động của các cơ quan này trong lĩnh vực tư pháp, thì việc giám sát đối với các văn bản này là đương nhiên. Ủy ban Tư pháp sẽ trực tiếp kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, trung thực, khách quan trong các báo cáo này về công tác phòng, chống tội phạm, thi hành án,…
Thứ ba, thẩm tra đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc phê chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; đề nghị của Chủ tịch nước về việc đại xá. (Khoản 3)
Ngoài các dự án luật, pháp lệnh, các
Thứ tư, giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án, bổ trợ tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tổ chức bộ máy của cơ quan tư pháp; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, bổ trợ tư pháp; giám sát việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng. (Khoản 4)
Giám sát thực thi pháp luật là mục tiêu chính để Ủy ban Tư pháp ra đời. Và với vai trò là Ủy ban của Quốc hội, thì Ủy ban Tư pháp sẽ thực hiện quyền năng này đối với Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang bộ. Việc giám sát có thể được thực hiện bằng nhiều hoạt động khác nhau như kiểm tra, thanh tra,…. Hoạt động giám sát này giúp chấn chỉnh kịp thời những hành vi sai phạm trong quá trình tiến hành tố tụng, thi hành án, bổ trợ tư pháp,…
Thứ năm, giám sát văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách. Việc giám sát văn bản này bắt đầu từ khi ban hành và trong cả quá trình thực ti các văn bản này. Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp chỉ giám sát các văn bản liên quan đến các vấn đề hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án, bổ trợ tư pháp, phòng, chống tham nhũng của các cơ quan này.
Thứ sáu, trình dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực Ủy ban phụ trách; kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan tư pháp và các cơ quan hữu quan khác, các vấn đề về hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án, bổ trợ tư pháp, phòng, chống tham nhũng. (Khoản 6)
Đây là hoạt động xây dựng pháp luật của Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Tư pháp sẽ tiến hành xây dựng các dự án luật, dự án pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án, bổ trợ tư pháp, phòng, chống tham nhũng để trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Bởi chính các cơ quan này là cơ quan quản lý chung nhất về tư pháp, nên trong quá trình công tác, nghiên cứu, nhận thấy cần phải có các luật, pháp lệnh điều chỉnh các vấn đề cần thiết thì Ủy ban Tư pháp sẽ tiến hành xây dựng các văn bản này.