Hộ kinh doanh cá thể đang được xem là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ phổ biến nhất hiện nay, mô hình này được các cá nhân khởi nghiệp vô cùng quan tâm và ưa chuộng. Tuy nhiên mô hình kinh doanh cá thể cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về hộ kinh doanh cá thể:
Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh xuất hiện từ rất sớm ở nước ta và có vai trò to lớn đối với nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm về hộ kinh doanh cũng có sự thay đổi qua các thời kỳ. Pháp luật Việt Nam ở từng giai đoạn ghi nhận mô hình kinh doanh của các cá nhân đơn lẻ hoặc hộ gia đình với các tên gọi khác nhau như hộ cá thể, hộ kinh doanh cá thể hoặc hộ kinh doanh. Hiện nay, căn cứ vào chủ thể tạo lập, chúng ta có thể thấy hộ kinh doanh được chia thành hai loại đó là: Hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ và Hộ kinh doanh do các thành viên hộ gia đình làm chủ. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ (hay còn gọi là hộ kinh doanh cá thể). Cá nhân kinh doanh ở đây là công dân Việt Nam đủ mười tám tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vì dân sự đầy đủ. Trong hoạt động kinh doanh, cá nhân này phải nhân danh mình và tự chịu trách nhiệm về các hành vi thương mại của mình, đồng thời là người quyết định mọi vấn đề liên quan đến hộ kinh doanh cá thể như là: quyết định việc đăng ký kinh doanh, thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc chấm dứt tồn tại của hộ kinh doanh. Đương nhiên, chủ hộ kinh doanh là người duy nhất chịu mọi nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, kể cả mọi lợi nhuận cũng như rủi ro của hộ kinh doanh cá thể
Thứ hai, về hộ kinh doanh do các thành viên một hộ gia đình làm chủ (hay còn gọi là kinh doanh hộ gia đình) thi hộ gia đình phải cử ra một đại diện Người đại diện này sẽ thực hiện quyền, nghĩa vụ của hộ. Tuy nhiên, người đại diện không chịu trách nhiệm thay cho những thành viên khác trong gia đình. Lợi nhuận cũng như rủi ro sẽ chia cho các thành viên trong hộ gia đình theo thỏa thuận của tất cả các thành viên. Việc quy định hộ gia đình được quyền thành lập hộ kinh doanh xuất phát từ việc công nhận hộ gia đình là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự theo Bộ luật dân sự năm 2015.
Vì thế hộ kinh doanh cá thể có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. Xét về hộ kinh doanh do một cá nhân thành lập, mọi tài sản trong của hệ kinh doanh đều là tài sản của cá nhân tạo lập nó. Cá nhân tạo lập hộ kinh doanh sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính và thanh toán theo quy định của pháp luật thì hưởng toàn bộ lợi nhuận và gánh chịu mọi nghĩa vụ. Do đó, chủ thể này không đáp ứng được sự độc lập về tài chính, nên không phải là một pháp nhân.
Thứ hai, hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh nhỏ lẻ với nhiều địa điểm và không giới hạn số lượng lao động. Hộ kinh doanh hoạt động thường xuyên và có thu nhập chính từ hoạt động kinh doanh. Kinh doanh vẫn là nghề nghiệp chính của hộ kinh doanh nên hộ kinh doanh vẫn phải tiến hành đăng ký hộ kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Đặc điểm này khác so với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyển, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp vì những ngành nghề này hoạt động không thường xuyên và không phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện.
Thứ ba, chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh. Bản chất của trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của hộ kinh doanh cũng giống như trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu tài sản kinh doanh không đủ để trả nợ thi hộ kinh doanh phải lấy cả tài sản không đầu tư vào hồ kinh doanh để trả nợ. Thời điểm để trả nợ là thời điểm hộ kinh doanh phải thanh toán các khoản nợ đến hạn cho chủ nợ. Cách thức đòi nợ và thanh toán nợ theo trình tự giải quyết đòi nợ trong vụ án dân sự mà không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật phá sản.
2. Ưu điểm và nhược điểm khi thành lập hộ kinh doanh cá thể:
Hiện nay hoạt động thành lập hộ kinh doanh cá thể có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, cụ thể như sau:
Thứ nhất, thành lập hộ kinh doanh cá thể có những ưu điểm cơ bản sau đây:
– Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể hiện nay được pháp luật quy định khá đơn giản. Các chủ thể có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh cá thể chuẩn bị một bộ hồ sơ hợp lệ để gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nhìn chung thì thành phần hồ sơ cũng bao gồm một số giấy tờ như giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo mẫu do pháp luật quy định, bản sao hợp lệ của thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn … và một số giấy tờ cơ bản khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
– Quy mô hoạt động gọn nhẹ và phù hợp với các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ;
– Chế độ hạch toán chứng từ sổ sách đơn giản;
– Không phải kê khai thuế hàng tháng theo quy định của pháp luật và được áp dụng chế độ thuế khoán.
Thứ hai, thành lập hộ kinh doanh cá thể có một số nhược điểm cơ bản sau đây:
– Chỉ được sử dụng tối đa 09 lao động theo quy định của pháp luật. Nếu như hộ kinh doanh cá thể thường xuyên sử dụng 10 lao động trở lên theo quy định của pháp luật mà không thành lập doanh nghiệp, Tức là các chủ thể này vẫn có nhu cầu giữ nguyên mô hình hộ kinh doanh cá thể thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đến 5 triệu đồng và bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là buộc phải thành lập doanh nghiệp căn cứ theo quy định tại
– Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm nhất định mà không được phép mở thêm chi nhánh hai địa điểm kinh doanh tại những địa chỉ khác;
– Không có tư cách pháp nhân và không có con dấu pháp nhân theo quy định của pháp luật;
– Phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể đối với hoạt động kinh doanh tương tự như trường hợp doanh nghiệp tư nhân;
– Hộ kinh doanh cá thể không được khai và không được tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ theo quy định của pháp luật cho nên không được hoàn thuế và không được xuất hóa đơn giá trị gia tăng (hay còn được gọi là hóa đơn VAT);
– Tính chất hoạt động của hộ kinh doanh cá thể mang tính nhỏ lẻ và có thể sẽ là nguyên nhân ít tạo được lòng tin của khách hàng trong những lần đầu hợp tác.
3. Các bước thành lập hộ kinh doanh cá thể:
Nhìn chung thì thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể sẽ phải trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan chức trách sẽ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và cấp cho người nộp hồ sơ một giấy biên nhận làm bằng chứng cho việc tiếp nhận hồ sơ và sau đó kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho chủ thể nếu hồ sơ hợp lệ hoặc phải thông báo những nội dung cần phải sửa đổi và bổ sung trong trường hợp xét thấy hồ sơ không hợp lệ.
Bước 3: Nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện nghĩa vụ tài chính.
4. Vị trí và vai trò của hộ kinh doanh cá thể trong nền kinh tế:
Hộ kinh doanh cá thể mặc dù có một số hạn chế nhất định theo như phân tích ở trên tuy nhiên vẫn có vị trí và vai trò trong nền kinh tế, có thể kể đến một số vai trò và vị trí của hộ kinh doanh cá thể trong nền kinh tế hiện nay như sau:
Thứ nhất, hộ kinh doanh cá thể tạo ra môi trường lao động sôi động cho nhiều đối tượng và nhiều độ tuổi ở nhiều vùng miền khác nhau. Cũng nhờ có hộ kinh doanh và sự phát triển rộng khắp cả nước mà mọi người dân được tiếp cận với các hàng hóa và dịch vụ một cách nhanh chóng và tiện lợi, giá cả phải chăng và hợp lý. Hộ kinh doanh cá thể cũng góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc kỳ hoạt động kinh doanh tại các làng nghề truyền thống.
Thứ hai, hộ kinh doanh cá thể là một trong những động lực thúc đẩy tinh thần kinh doanh và phát triển của nền kinh tế thị trường. Với giao cảm tham gia thị trường thấp hơn đáng kể so với giao cảm của khu vực doanh nghiệp, hộ kinh doanh nói chung và hộ kinh doanh cá thể nói riêng có thể là bước trung gian tốt hơn để các cá thể khởi nghiệp vững chắc, đặc biệt là những ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh truyền thống. Thực tế cho thấy hộ kinh doanh cá thể là mô hình khởi sự kinh doanh phổ biến ở Việt Nam nhờ vào sự đơn giản về thủ tục gia nhập thị trường và ít ràng buộc về tổ chức quản lý, phù hợp với thành phần và phù hợp với nhiều lứa tuổi, phù hợp với nhiều vùng miền và không quá đòi hỏi cao về năng lực tài chính.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.