Ưu điểm và hạn chế trong áp dụng các quy định về hợp đồng vay tài sản. Các quy định về cho vay tài sản có nhiều ưu và nhược điểm.
1. Về đối tượng:
Đối tượng trong hợp đồng vay tài sản là một điều khoản chủ yếu, nếu không có đối tượng thì hợp đồng vay tài sản sẽ không thể giao kết được. Đối tượng trong hợp đồng vay tài sản do các bên tham gia thỏa thuận. Trên cơ sở thỏa thuận về đối tượng giữa các bên đã xác định một căn cứ pháp lý cho việc giao kết hợp đồng vay tài sản và cũng là căn cứ xác định các vấn đề xung quanh hợp đồng này. Đối tượng của hợp đồng vay tài sản thường là tiền và vật cùng loại- là các tài sản thông dụng trong giao dịch dân sự tạo điều kiện cho các bên tham gia được dễ dàng.
Bên cạnh những ưu điểm nói trên, cũng có một số nhược điểm về đối tượng của hợp đồng vay tài sản. Trên thực tế đối tượng của hợp đồng vay tài sản thường là tiền vì tiền là tài sản trao đổi ngang giá chung cho mọi hàng hóa, tiện lợi cho việc trao đổi để thỏa mãn các nhu cầu về sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và tiện lợi cho việc thành toán khi trả nợ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là thực tế có nhiều tài sản là đối tượng của hợp đồng vay tài sản nhưng lại không được quy định, gây khó khăn cho các bên . Ví dụ như ngoại tệ ,ngoại tệ có phải là đối tượng của hợp đồng vay tài sản hay không lại không được quy định trong Bộ luật dân sự mà chỉ được quy định trong Pháp lệnh.
2. Về hình thức:
Hình thức của hợp đồng dân sự bao gồm các loại: bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi và bằng thông điệp từ dữ liệu. Có thể thấy hình thức của hợp đồng vay tài sản rất đa dạng và phong phú tạo điều kiện cho các bên tham gia thỏa thuận chọn bất kì hình thức nào hoặc theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc, các bên có thể lựa chọn một trong các hình thức nói trên để giao kết hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế, hợp đồng vay tài sản thường được giao kết dưới hai hình thức là bằng lời nói và bằng văn bản. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học,kĩ thuật, công nghệ thì việc giao kết hợp đồng bằng hình thức thông điệp dữ liệu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể có khoảng cách xa về địa lý có thể giao kết hợp đồng vay tài sản một cách nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng.
Trên thực tế, chỉ có một số ít vụ án tranh chấp về hợp đồng vay tài sản có hợp đồng bằng văn bản, còn lại đa số là các giấy vay tiền, giấy xác nhận nợ; thường được bên vay viết hoặc ký để làm căn cứ cho Tòa án giải quyết tranh chấp, thậm chí có những vụ án tranh chấp không có bằng chứng chứng mình vì hợp đồng vay tài sản được giai kết bằng lời nói. Chính vì thế, mà không có một căn cứ xác đáng nào để chứng minh quyền và nghĩa vụ của các bên, do vậy tranh chấp diễn ra Tòa án không có căn cứ để giải quyết. Hậu quả là có những trường hợp bên vay từ chối nghĩa vụ trả nợ của mình gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên cho vay.
3. Về cách tích lãi suất cho hợp đồng vay tài sản
Những quy định về lãi suất trong Bộ luật dân sự đã xác định căn cứ để đảm bảo quyền lợi của các bên trong hợp đồng vay tài sản. Trong đó,bên cho vay được đảm bảo quyền lợi về mục đích sinh lời khi cho vay tài sản của mình, còn bên vay được đảm bảo được tính lãi suất đúng theo quy định của pháp luật là không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
Mặc dù đã có quy định về cách tính lãi suất tại Điều 476 Bộ luật dân sự nhưng trên thực tế vẫn có những tranh chấp về lãi suất vay, việc giải quyết các tranh chấp này còn gặp nhiều khó khăn do các quy định về lãi suất trong pháp luật chưa thực sự rõ ràng và ổn định như Ngân hàng nhà nước liên tục có những thay đổi.
>>> Luật sư
4. Về hợp đồng vay có biện pháp bảo đảm
Các biện pháp bảo đảm trong hợp đồng vay giúp cho nghĩa vụ trả nợ được đảm bảo thực hiện đúng thời hạn, đúng số lượng và đầy đủ. Hơn nữa, tạo cho bên cho vay sự tin cậy vào bên vay cũng như thế chủ động trong quan hệ vay tài sản để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bên cho vay. Thông qua những biện pháp này, bên cho vay có thể bằng hành vi của mình tác động vào tài sản của bên vay bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ để thỏa mãn quyền lợi của mình trong trường hợp bên vay không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. Đồng thời nó cũng tạo ra một quy chế pháp lý, buộc bên vay phải thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của mình đối với bên cho vay, đảm bảo sự ổn định trong giao lưu dân sự tránh các tranh chấp có thể xảy ra ảnh hưởng lợi ích của các bên.
Thực tiễn còn có những hạn chế như sau:
– Đối với hợp đồng vay có thế chấp tài sản:
Thực tiễn giải quyết các vụ án tranh chấp về hợp đồng vay tài sản có thế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ, thì tài sản đem thế chấp chủ yếu là quyền sử dụng đất. Mặc dù, hầu hết các hợp đồng thế chấp đều được lập thành văn bản nhưng phần lớn các hợp đồng này lại không tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật như: các bên thế chấp quyền sử dụng đất không làm thủ tục theo đúng quy định và đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng mà không được sự đồng ý bằng văn bản của bên còn lại. Do đó, gây nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp trên thực tế.
– Đối với hợp đồng vay tài sản có biện pháp bảo đảm là cầm cố:
Trên thực tế, chủ yếu tài sản đem cầm cố là động sản không đăng ký quyền sở hữu, còn các tài sản phải đăng kí quyền sở hữu như ô tô, xe máy.. thì cần yêu cầu bên vay giao giấy tờ đăng kí quyền sở hữu đối với tài sản. Vì nếu không có giấy tờ đăng ký, khi có hành vi vi phạm hợp đồng tài sản đó rất tham gia vào giao dịch dân sự thậm chí sẽ không bán được đề thu hồi nợ. Hơn nữa, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các bên cần tự thỏa thuận về biện pháp xử lý tài sản cầm cố ngay từ khi tiến hành giao kết hợp đồng.
5. Về họ, hụi, biêu, phường:
Mục đích chơi họ là tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên, có thể nói đây là giao dịch hiếm hoi mà mục đích của giao dịch được pháp luật cụ thể hóa. Bên cạnh mục đích hỗ trợ, chơi họ còn nhằm mục đích sinh lợi cho cá nhân có tài sản nhàn rỗi.
Tuy nhiên chơi họ chưa được pháp luật quy định một cách cụ thể và rõ ràng, nên việc áp dụng cũng như giải quyết những tranh chấp gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, chơi họ còn có thể bị bể họ do chủ họ và các thành viên không đủ thực lực kinh tế để tham gia dây họ hoặc do xuất phát từ sự lừa đảo của các chủ họ, chủ họ khai khống hội viên để lấy tiền của các hội viên thật
6. Về
Đối với hoạt động tín dụng ngân hàng, hiện nay Nhà nước đã có chính sách vay vốn cụ thể cho từng đối tượng, từng thành phần kinh tế và địa phương đồng thời song song với chính sách vay vốn thì hàng loạt các biện pháp bảo đảm như: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, tín chấp..đã được ban hành nhằm bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng vay vốn. Nhìn chung, các tranh chấp dân sự về vay tài sản giữa Ngân hàng với cá nhân và các tổ chức kinh tế ít xảy ra hơn.
Hoạt động tín dụng ngân hàng bên cạnh những điểm tích cực còn có những điểm tiêu cực như chính sách lãi suất thay đổi liên tục gây khó khăn cho Tòa án giải quyết các vụ tranh chấp về lãi suất.