Việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa quốc tế là một trong những biện pháp khuyến khích đầu tư và chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và các quốc tế.
Thứ nhất, việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa quốc tế là một trong những biện pháp khuyến khích đầu tư và chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và các quốc tế.
Thứ hai, Bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa quốc tế sẽ đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa. Để sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình có chỗ đứng trên thị trường không chỉ trong mà cả ngoài nước, được nhiều người tiêu dùng biết đến và tính nhiệm một nhãn hiệu hàng hioas thì nhà sản xuất, kinh doanh phải có sự đầu tư rất lớn về tiền của, công sức, trí tuệ thời gian để nâng cao chất lượng, giảm chi phí cho tiếp thị, quảng cáo. Vì thế các nhà tiếp thị chuyên nghiệp cho rằng, tiếp thị chính là đầu tư cho chiều sâu và lâu dài. Nếu chúng ta đầu tư một cách có hiệu quả vào tiếp thị nhãn hiệu hàng hóa thì cũng sẽ là một yếu tố sinh lợi. Sinh lợi ở đây là doanh số kinh doanh và lợi nhuận thực tế thu được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí cần thiết. Chi phí đó không bao giờ mất đi mà chuyển vào trong giá trị của nhãn hiệu và được quy thành tiền cụ thể. Đồng thời, khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa quốc tế, người tiêu dùng nước ngoài sẽ có điều kiện và khả năng xác định và phân biệt các loại sản phẩm hàng hóa dịch vụ của cá nhân, tổ chức Việt Nam với các hàng hóa dịch vụ cùng loại tại quốc gia mình, giúp làm tăng thị phần khách hàng, tăng giá trị tài sản cho nhà sản xuất trong nước.
Thứ ba, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới còn có một ý nghĩa quan trong đối với việc bảo hộ lợi ích của nhà sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích quốc gia, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh và các hiện tượng đánh mất nhãn hiệu, làm hàng giả hàng nhái.
Nếu một sản phẩm xuất khẩu những chưa được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại quốc gia nhập khẩu thì không thể chống lại tệ nạn làm hàng giả, hàng nhái, làm giảm độ tin cậy của người tiêu dùng, đánh mất doanh thu, uy tín của nhãn hiệu hàng hóa đó cũng bị ảnh hưởng xấu.
Thực tế ở Việt Nam, trong nhiều năm trở lại đây, nhiều sản phẩm hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài đã được công nhận và tiêu thụ với số lượng lớn, nhưng chỉ vì sơ xuất của sở hữu nhãn hiệu hoàn hóa đã không đăng ký bảo hộ nên bị các cơ sở sản xuất kinh doanh khác lợi dụng, bắt chước sản xuất, dẫn đến hậu quả là mất đi thị trường tiêu thụ thường xuyên. Điển hình như các vụ kẹo dừa Bến Tre của Việt Nam kiện kẹo dừa giả Hải Nam – Trung Quốc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của mình, nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc của Việt Nam bị nước mắm Phú Quốc Thái Lan làm giả. Nhãn hiệu hàng hóa “Caffe Trung Nguyên” đã bị cơ sở sản xuất nước ngoài đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản. Chính vì những thiệt hại to lớn, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới nhà sản xuất mà cả đối với uy tín quốc gia, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩn, hàng hóa của mình ra các thị trường mục tiêu xuất khẩu cũng như các thị trường tiềm năng là một việc làm vô cùng cần thiết cho dù có tốn kém đối với nhà sản xuất Việt Nam.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ tư, Việc đăng kí quốc tế đối với nhãn hiệu sẽ giúp người đăng kí độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn thế giới và nghiêm cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, cả trong nước lẫn nước ngoài được các doanh nghiệp, các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm và coi như một việc làm cần thiết trước khi đưa sản phẩm hàng hoá,dịch vụ của mình ra thị trường quốc tế. Điều này giúp các doanh nghiệp có đăng kí sẽ có một thị trường độc quyền cũng như sự đảm bảo an toàn đối với nhãn hiệu mình đã đăng kí. Việc đăng kí này đối với các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng cần thiết trong thời đại kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, sự ảnh hưởng của các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng lớn, chính vì vậy, để bảo vệ lối đi riêng cho chính mình, các doanh nghiệp cần tạo cho mình một lập trường vững vàng và khẳng định con đường kinh doanh bằng thương hiệu bảo hộ quốc tế.
Ngoài ra việc đăng kí còn giúp doanh nghiệp xâm nhập, tạo lập, giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu, chống lại mọi hành vi vi phạm, cạnh tranh không lành mạnh hoặc chiếm đoạt quyền sở hữu trí tuệ của các đối thủ cạnh tranh hoặc những kẻ trục lợi. Thực sự việc đăng kí quốc tế còn giúp cho doanh nghiệp có một “tấm vé” bảo đảm ở thị trường quốc tế. Bởi lẽ, sự đăng kí cũng giống như một sự khẳng định nghiêm túc việc kinh doanh hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp ở thị trường trong và ngoài nước, điều này giúp cho vấn đề xuất nhập khẩu có một căn cứ nhất định để tin tưởng và từ đó giúp các doanh nghiệp dễ dàng đưa hàng hóa và dịch vụ của mình vào thị trường quốc tế. Đồng thời, nó tạo hành lang pháp lý tốt nhất để chống vi phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu trên toàn thế giới cho doanh nghiệp. Bởi bất cứ hành động xâm phạm nào cũng sẽ phải chịu sự tài phán của pháp luật về vấn đề xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Bên cạnh đó, việc đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu của Việt Nam cũng góp phần thể hiện sự hòa nhập của Việt Nam đối với toàn cầu, mà đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế.