Theo quy định pháp luật hiện hành, những doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng lao động là người khuyết tật làm việc ổn định sẽ được hưởng chính sách ưu đãi. Vậy, ưu đãi với doanh nghiệp sử dụng lao động người khuyết tật như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Pháp luật quy định như thế nào về người khuyết tật?
- 2 2. Ưu đãi với doanh nghiệp sử dụng là người khuyết tật:
- 3 3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng lao động là người khuyết tật:
- 4 4. Chế độ khám sức khỏe định kỳ của người lao động khuyết tật:
- 5 5. Sử dụng người lao động là người khuyết tật trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?
1. Pháp luật quy định như thế nào về người khuyết tật?
Người khuyết tật được hiểu là những cá nhân bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc những bộ phận này bị suy giảm chức năng được biểu hiện giữa các dạng đặt khiến cho lao động sinh hoạt học tập rất là khó khăn. Căn cứ Điều 2
+ Thứ nhất: dạng khuyết tật vận động: đây là tình trạng cá nhân bị giảm hoặc mất chức năng cử động các bộ phận đầu, cổ, chân, tay, thân mình. Chính vì vậy, dẫn đến việc hạn chế trong quá trình vận động di chuyển trong cuộc sống hàng ngày; + Thứ hai, khuyết tật nghe và nói: đây là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói của một cá nhân hoặc bị ảnh hưởng bởi hai việc nghe và nói, phát âm thành tiếng và nói câu rõ ràng. Dạng khuyết tật này làm hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói các bên với nhau;
+ Thứ hai: Khuyết tật nhìn là tình trạng bị suy giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận được ánh sáng trong môi trường tự nhiên hoặc những màu sắc hình ảnh sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường;
+ Thứ ba: Dạng khuyết tật về thần kinh, tâm thần là việc bị rối loạn tri giác không có khả năng ghi nhớ, không kiểm soát được cảm xúc, hành vi và suy nghĩ. Biểu hiện của việc khuyết tật này đó là thể hiện bằng những lời nói hành động bất thường gây ảnh hưởng đến bản thân và những người xung quanh;
+ Thứ tư: Dạng khuyết tật trí tuệ là việc một cá nhân bị suy giảm hoặc không có khả năng nhận thức tư duy. Theo quan sát dạng khuyết tật này sẽ được thể hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ phân tích sự vật hiện tượng hoặc giải quyết sự về hiện tượng một cách nhanh chóng và đúng đắn;
+ Ngoài ra, pháp luật cần quy định những dạng khuyết tật khác như tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể làm cho ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động lao động sinh hoạt học tập.
Như vậy, có những dạng khuyết tật như khuyết tật vận động, khuyết tật nghe nói, khuyết tật nhìn, khuyết tật thần kinh tâm thần, khuyết tật trí tuệ, khuyết tật khác. Những cá nhân này cần đặc biệt được quan tâm và Nhà nước luôn có những biện pháp đảm bảo quyền lợi của họ trong sinh hoạt đời sống và học tập.
2. Ưu đãi với doanh nghiệp sử dụng là người khuyết tật:
Những doanh nghiệp luôn được hưởng những chính sách về việc sử dụng lao động là người khuyết tật theo quy định tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định 28/2012/NĐ-CP như sau:
– Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc nếu đảm bảo các điều kiện sau thì sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi nhất định:
+ Doanh nghiệp nào sử dụng từ 10 người khuyết tật làm việc ổn định được hưởng chính sách ưu đãi được quy định tại Điểm a và Điểm c khoản 1, Điều 9 của Nghị định này;
+ Trong quá trình hoạt động của cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật làm việc ổn định cũng sẽ được hưởng các chính sách quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định này;
– Những chính sách ưu đãi mà các cơ quan tổ chức doanh nghiệp nhận người khuyết tật và làm được thể hiện rõ trong Khoản 1 Điều 9 Nghị định 28/2012 NĐ-CP như sau:
+ Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật thì sẽ được hưởng những ưu đãi như:
Thứ nhất: được hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho những người lao động là người khuyết tật theo quy định của Bộ lao động- thương binh và xã hội.
Tỷ lệ người khuyết tật làm việc ổn định tại cơ sở sản xuất kinh doanh mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ tỷ lệ thuận với mức hỗ trợ theo quy định của Thủ tướng chính phủ;
Cơ quan có thẩm quyền để quyết định mức kinh phí hỗ trợ cải tạo điều kiện môi trường làm việc cho cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% thu vốn lao động trở lên là người khuyết tật sẽ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( gọi tóm tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
Thứ hai, các doanh nghiệp này còn được pháp luật về thuế cho hưởng ưu đãi bằng việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp;
Thứ ba, trong quá trình kinh doanh, vận hành vốn thì những doanh nghiệp này được vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển, sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng chính sách xã hội. Quá trình vay này sẽ đảm bảo về điều kiện vay, thời hạn vay, mức vốn vay và mức lãi suất vay theo thực hiện theo quy định hiện hành áp dụng đối với dự án vay vốn giải quyết việc làm;
Thứ tư, những doanh nghiệp này khi có nhu cầu thuê đất mặt bằng mặt nước thì cũng sẽ được hưởng ưu tiên;
Thứ năm, với những cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 70% lao động là người khuyết tật trở lên thì sẽ được miễn toàn tiền thuê đất mặt bằng mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh.
Đối với việc sử dụng người lao động từ 30 đến dưới 70% lao động là người khuyết tật thì sẽ được miễn 50% tiền thuê đất mặt bằng mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh;
Lưu ý: trong khoảng thời gian được miễn giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước thì cơ sở sản xuất, kinh doanh không được tiến hành chuyển đổi chuyển nhượng tặng cho cho thuê quyền sử dụng đất mặt bằng mặt nước; Cùng với đó, cũng bị giới hạn về quyền thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, góp vốn liên doanh liên kết bằng quyền sử dụng đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định của pháp luật đất đai;
Với quy định của nhà nước, doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật được hưởng rất nhiều những chính sách ưu đãi lớn ví dụ như: Được vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng chính sách xã hội; cùng với đó những khoản kinh phí để cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp với người khuyết tật cũng được nhà nước quan tâm và hỗ trợ; Ngoài ra, được miễn thuế, được vay vốn ưu tiên về thuê đất, mặt bằng mặt nước, được miễn giảm thuê đất mặt bằng mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh;…
3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng lao động là người khuyết tật:
Theo quy định tại Điều 159, Điều 160
– Người người sử dụng lao động phải đảm bảo về điều kiện lao động, những công cụ lao động phục vụ cho quá trình hoạt động này; phải đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và tiến hành khám sức khỏe định kỳ cho những người lao động là người khuyết tật;
+ Liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của những người lao động là người khuyết tật thì bắt buộc người sử dụng lao động phải có sự tham khảo ý kiến của những người này khi quyết định liên quan đến vấn đề quyền và lợi ích của họ;
– Người sử dụng lao động sẽ bị nghiêm cấm những hoạt động sau đây đối với người lao động là người khuyết tật:
+ Thứ nhất: sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ mà bị giảm khả năng lao động từ 51% trở lên hoặc những cá nhân bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng phải làm thêm giờ, làm thêm vào ban đêm.
Trong trường hợp ngoại lệ, người lao động nếu đồng ý làm với khung giờ này thì người sử dụng lao động mới được phép thực hiện;
+ Thứ hai: với những công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm theo danh mục của Bộ trưởng Bộ Lao động- thương binh và xã hội ban hành nếu không có sự đồng ý của người khuyết tật thì người sử dụng lao động cũng không có quyền được bắt buộc những người này là những công việc như trên. Trước khi sử dụng người lao động và được sự đồng ý của người lao động thì người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về công việc đó.
Như vậy, với quy định trên người lao động là người khuyết tật được Nhà nước đặc biệt quan tâm, lưu ý về điều kiện lao động, và lợi ích của những người lao động đó; Pháp luật hiện hành cũng quy định rõ ràng trách nhiệm của người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của những người lao động là người khuyết tật khi quyết định liên quan đến những vấn đề xung quanh họ.
4. Chế độ khám sức khỏe định kỳ của người lao động khuyết tật:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động là một trong nghĩa vụ của người sử dụng lao động được quy định tại Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015:
– Người sử dụng lao động phải tiến hành tổ chức khám sức khỏe hàng năm cho người lao động là người khuyết tật. Số lần khám sức khỏe ít nhất một lần trong một năm. Trong một số trường hợp, người lao động làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại nguy hiểm, những cá nhân này là người khuyết tật chưa thành niên, người lao động cao tuổi thì phải khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần, tối thiểu là hai lần trên một năm;
– Riêng đối với lao động nữ thì phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động khi phải tiếp xúc với những yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp cao thì được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp;
– Tổ chức việc khám sức khỏe cho người lao động phải thực hiện trước khi bố trí làm việc hoặc trước khi chuyển sang cá nhân này làm những công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm; đặc biệt trong trường hợp sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe và người lao động được quay trở lại làm việc trừ một số trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động;
– Những cơ sở khám bệnh chữa bệnh phải đảm bảo về chuyên môn kỹ thuật;
– Sau khi quá trình khám sức khỏe của người lao động diễn ra, nếu người lao động được chuẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp thì sẽ được đưa đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh có điều kiện chuyên môn kỹ thuật để tiến hành điều trị. Điều trị bệnh diễn ra trên phác đồ cụ thể do Bộ trưởng Bộ y tế quy định;
5. Sử dụng người lao động là người khuyết tật trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?
Người người khuyết tật là một trong những trường hợp được coi là người yếu thế. Chính vì vậy, cần có những quy định cụ thể để bảo vệ được quyền và lợi ích của họ cũng như để xử phạt răn đe với những doanh nghiệp, cá nhân vi phạm quy định về sử dụng người lao động khuyết tật. Dựa theo quy định tại Điều 31 Nghị định 12/2022 NĐ-CP quy định về xử phạt người sử dụng lao động vi vi phạm như sau:
– Người sử dụng lao động trong quá trình sử dụng người lao động là người khuyết tật mà không tham khảo ý kiến của người lao động đó khi quyết định vấn đề liên quan đến quyền lợi ích của họ có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng khi vi phạm;
– Ngoài ra việc sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên hoặc những người bị khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm thêm vào ban đêm nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền với mức nêu trên;
Như vậy, với những cá nhân doanh nghiệp tổ chức có hành vi vi phạm về việc sử dụng người lao động là người khuyết tật thì có thể bị xử phạt từ 5 đến 10 triệu đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ Luật lao động 2019;
– Luật người khuyết tật 2010;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Nghị định 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.