Khi một người lao động làm việc càng lâu cho một doanh nghiệp thì càng có nhiều các quyền lợi. Quyền lợi của lao động khi làm việc lâu năm cho một công ty có thể kể đến như sau:
Mục lục bài viết
1. Tăng số ngày nghỉ hằng năm:
Căn cứ Điều 114
Theo quy định của pháp luật về nghỉ hằng năm tại Điều 113 Bộ Luật Lao động 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm và được hưởng nguyên lương theo
– Người lao động được nghỉ 12 ngày làm việc đối với người lao động làm công việc trong điều kiện bình thường;
– Người lao động được nghỉ 14 ngày làm việc đối với người lao động là người chưa thành niên, người lao động là người khuyết tật, người lao động là trong nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành);
– Người lao động được nghỉ 16 ngày làm việc đối với người lao động là trong người nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành);
Theo đó, người lao động cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm và được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động những ngày người lao động nghỉ hằng năm được tính như sau:
– Người lao động được nghỉ 13 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
– Người lao động được nghỉ 15 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, người lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– Người lao động được nghỉ 17 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Ví dụ, anh Nguyễn Văn A đã làm việc cho công ty TNHH X được 15 năm, vì thế số ngày nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động của anh A được tính là:
+ 12 + (15:5) = 15 ngày làm việc nếu anh A làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 + (15:5) = 17 ngày làm việc nếu anh A là người lao động khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 + (15:5) = 19 ngày làm việc nếu anh A làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Hưởng nhiều quyền lợi hơn khi được ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn:
Khi người lao động làm việc lâu năm cho một công ty thì sẽ có cơ hội được ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn (nếu người lao động đang ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn), bởi:
Theo quy định của pháp luật về lao động hiện nay, chỉ có hai loại hợp đồng đó chính là hợp đồng không xác định thời hạn (được hiểu là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng) và hợp đồng lao động xác định thời hạn (được hiểu là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn). Khi người lao động tham gia lao động tại doanh nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động có thể ký luôn hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Nếu không thì hai bên có thể ký với nhau hợp đồng lao động xác định thời hạn, nhưng thời gian tối đa của loại hợp đồng này là 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xác định thời hạn và chỉ được ký kết thêm 01 lần hợp đồng xác định thời hạn không quá 36 tháng. Theo đó, người lao động và người sử dụng lao động cũng chỉ ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn với nhau tối đa là 06 năm. Đến năm thứ 07, người lao động và người sử dụng lao động vẫn muốn tiếp tục làm việc với nhau thì bắt buộc phải ký hợp đồng lao động lao động không xác định thời hạn.
Chính vì thế, người lao động đang ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn với người sử dụng lao động mà làm việc càng lâu năm cho công ty thì sẽ được ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Việc ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn sẽ mang lại cho người lao động khá nhiều lợi ích, như:
2.1. Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
Điều 36 Bộ Luật Lao động 2019 quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động, Điều này quy định một trong những trường hợp mà người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động là khi người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn mà có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Theo đó, có thể thấy căn cứ để người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động là khi người lao động nghỉ việc vì bị ốm đau quá dài (12 tháng liên tục đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn). Chính vì thế, cái lợi của người lao động khi được ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn đó chính là không bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu đang trong thời gian nghỉ ốm đau để điều trị với thời gian là dưới 12 tháng, còn đối với hợp đồng xác định thời hạn thì nếu nghỉ ốm đau để điều trị 06 tháng liên tục thì có thể sẽ bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
2.2. Ổn định về công việc:
Nếu như hợp đồng lao động xác định thời hạn sẽ bị hết hạn (hết hiệu lực) khi hợp đồng lao động hết hạn thì người sử dụng lao động có thể sẽ không ký kết tiếp hợp đồng lao động với người lao động, khi đó người lao động không được ổn định về công việc, phải mất thời gian công sức để tìm việc mới. Nhưng nếu như là hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì người lao động sẽ ổn định về công việc nếu như người lao động không muốn thay đổi môi trường làm việc, bởi khi đó người sử dụng lao động chỉ được chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động khi đáp ứng được các quy định của pháp luật, nếu chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì sẽ phải bồi thường cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật.
3. Được nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp:
Điều 103 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp, Điều này quy định chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và những chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của người sử dụng lao động. Tuy pháp luật không quy định cụ thể về thời điểm nào, người lao động làm việc được bao nhiêu thời gian tại doanh nghiệp thì sẽ được nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp mà vấn đề này sẽ do chính doanh nghiệp quy định thông qua thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của người sử dụng lao động đưa ra. Nhưng từ thực tế tại các doanh nghiệp đã cho thấy, để động viên, khuyến khích người lao động, để giữ chân nhân tài, người có kinh nghiệm thì các doanh nghiệp sẽ đưa ra các quy định trong quy chế làm việc về các điều kiện để được nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp. Và hầu hết ở các doanh nghiệp, điều kiện không thể thiếu để đánh giá trong việc xét nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp đó chính là thâm niên của người lao động. Chính vì thế, người lao động khi làm việc lâu năm cho một công ty thì khả năng được xét nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp càng cao.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ Luật Lao động 2019.