Thực tế hiện nay có một số người lại lợi dụng tình trạng say rượu và không thể kiểm soát của bản thân để thực hiện hành vi phạm tội. Vậy câu hỏi đặt ra, uống rượu đánh người gây thương tích sẽ bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Uống rượu say đánh người gây thương tích bị xử lý thế nào?
- 2 2. Uống rượu say đánh người gây thương tích có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- 3 3. Trách nhiệm bồi thường khi uống rượu say đánh người gây thương tích:
- 4 4. Trách nhiệm khi say rượu rồi đánh người khác:
- 5 5. Giáo viên đánh người gây thương tích có bị thôi việc không?
- 6 6. Tranh chấp đất đai, đánh người gây thương tích xử lý như thế nào?
1. Uống rượu say đánh người gây thương tích bị xử lý thế nào?
Tính mạng và sức khỏe con người luôn luôn được tôn trọng hàng đầu và được pháp luật đề cao, pháp luật hình sự nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung luôn luôn tôn trọng và bảo vệ tối đa tính mạng và sức khỏe của người khác. Hành vi đánh người dưới bất kỳ hình thức nào và trong bất kỳ trường hợp nào mà xâm phạm đến tính mạng và sức khỏe của người khác sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ hậu quả xảy ra trên thực tế, hành vi đánh người trong tình trạng say rượu sẽ bị xử lý hình sự hoặc hành chính theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, uống rượu say đánh người gây thương tích sẽ bị phạt một trong các mức tiền dưới đây:
Thứ tự | Hành vi vi phạm | Mức phạt hành chính |
1 | Say rượu, đánh nhau với mục đích cố ý gây thương tích cho người khác nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (điểm a khoản 5) | 05 triệu đồng – 08 triệu đồng |
2 | Vô ý gây thương tích cho người khác nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (điểm d khoản 1) | 300.000 đồng – 500.000 đồng |
3 | Sử dụng rượu, bia và đánh nhau làm mất trật tự công cộng (điểm a khoản 2) | 01 triệu đồng – 02 triệu đồng |
2. Uống rượu say đánh người gây thương tích có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hiện nay, uống rượu say đánh người gây thương tích vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Vấn đề này có thể phân tích như sau:
Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Điều 13 của
Thứ hai, uống rượu say và đánh người gây thương tích có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người. Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Đó là hành vi có khả năng gây ra thương tích hoặc tổn thương đến sức khỏe của con người. Những hành vi này có thể được thực hiện bằng công cụ và phương tiện phạm tội hoặc không có công cụ và phương tiện phạm tội hoặc có thể thực hiện thông qua súc vật hay cơ thể người khác. Hậu quả mà cấu thành tội phạm mô tả là thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe ở mức độ có tỷ lệ tổn thương cơ thể là 11% trở lên, hoặc dưới tỷ lệ 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:
– Dùng vũ khí và vật liệu nổ, dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng các thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người. Vũ khí trong trường hợp này có thể là dao găm hoặc kiếm, mã tấu hoặc phi tiêu … vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng tương tự. Thủ đoạn gây hại cho nhiều người là thủ đoạn có khả năng gây ra thương tích hoặc tổn hại không chỉ cho một người mà cho nhiều người như thủ đoạn bỏ hóa chất gây ngộ độc vào thức ăn chung của gia đình …;
– Dùng axít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm. Axít nguy hiểm được xác định là các loại axít có khả năng gây tổn thương đến bộ phận cơ thể người khi tiếp xúc với những axít này, hóa chất nguy hiểm được nêu ở điều luật này là hóa chất bất kỳ nhưng không phải là axít có khả năng gây tổn hại đến sức khỏe con người;
– Đối với người dưới 16 tuổi hoặc phụ nữ biết là có thai, người già yếu hoặc ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
– Đối với ông bà hoặc cha mẹ hoặc thầy cô giáo của mình, có hành vi phạm tội với người nuôi dưỡng mình hoặc chữa bệnh cho mình;
– Phạm tội có tổ chức hoặc lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội;
– Trong thời gian đang giam giữ hoặc đang chấp hành hình phạt tù theo bản án có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đang chấp hành các biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dưỡng và các cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
– Có tính chất côn đồ hoặc phạm tội đối với người đang thi hành công vụ, hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Như vậy, những trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% và không thuộc các trường hợp nêu trên được xác định là chưa cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Còn đối với hành vi cố ý gây thương tích trên 11% thì không cần kèm theo các yếu tố nêu trên cũng sẽ thỏa mãn cấu thành tội phạm căn cứ tại Điều 134 của Bộ luật hình sự năm 2015. Lỗi của người phạm tội trong trường hợp này là lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Người phạm tội có thể mong muốn hậu quả thương tích hoặc hậu quả tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng cũng có thể chỉ chấp nhận các hậu quả này xảy ra trên thực tế. Theo đó thì điều luật quy định các khung hình phạt với tỷ lệ như sau:
– Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
– Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% thì có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm;
– Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, thì tùy vào mức độ nguy hiểm và tỷ lệ thương tổn cơ thể để áp dụng mức xử phạt tương ứng từ 07 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Theo đó, nếu có dấu hiệu phạm tội, người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khoẻ của người khác với khung hình phạt cao nhất là chung thân tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017. Tóm lại, mặc dù người say rượu không làm chủ được hành vi của mình nhưng trước khi uống rượu thì họ vẫn ý thức được mà vẫn lựa chọn hành vi sử dụng chất kích thích. Vì vậy những người này vẫn bị xử phạt thích đáng với hành vi của mình.
3. Trách nhiệm bồi thường khi uống rượu say đánh người gây thương tích:
Khi say rượu đánh người gây thương tích sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân căn cứ theo quy định tại Điều 584 và Điều 585 của
Về sức khoẻ, mức thiệt hại sẽ được tính theo thiệt hại thực tế, gồm:
– Chi phí để cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ, chức năng đã bị giảm sút hoặc bị mất;
– Thu nhập thực tế đã bị mất/giảm sút của người bị đánh, của người chăm sóc nếu thương tích nạn nhân nặng, bắt buộc phải có người thường xuyên chăm sóc;
– Thiệt hại khác.
Về tinh thần, ngoài khoản tiền bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, người có hành vi say rượu đánh người gây thương tích còn có thể phải chịu một khoản tiền bồi thường về tinh thần để bù đắp những tổn thất tinh thần mà người bị đánh phải gánh chịu. Trong đó, mức bồi thường thiệt hại về tinh thần do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được thì sẽ là tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở. Hiện tại mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng.
4. Trách nhiệm khi say rượu rồi đánh người khác:
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa anh, em có trường hợp ông hàng xóm gần nhà em có uống rượu say xông đến nhà em để quậy phá. Hôm đấy bố của em cũng uống nhiều rượu không làm chủ được bản thân nên đã không may ủi người ta bị ngã, bị ảnh hưởng đến vùng đầu và cũng đi giám định sức khỏe mặt 59%. Bây giờ nhà người ta có làm đơn tố cáo bố em liệu có phải đi tù không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
Bạn chưa nói rõ, bố bạn có hành vi đánh nhau với người này hay không? Nguyên nhân dẫn đến đánh nhau của hai bên là như thế nào? Hay chỉ do bố của bạn đang trong tình trạng say rượu không nhận thức được hành vi của mình, đã ủi người này va vào tường gây tỷ lệ thương tật cho họ là 59%? Bố bạn có dùng hung khí gì hay không? (Ví dụ: dao, kiếm,…)
Điều 13 Bộ luật hình sự 2015 quy định người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, nếu bố bạn trong tình trạng say rượu, có đánh nhau với người hàng xóm gây tỷ lệ thương tật cho người hàng xóm là 59% thì bố bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, tuy nhiên cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét đến nguyên nhân của vụ việc đánh nhau trên để xác định trách nhiệm hình sự đối với bố của bạn.
5. Giáo viên đánh người gây thương tích có bị thôi việc không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và nhà bên cạnh có xảy ra mâu thuẫn tranh chấp, một hôm tôi đang ở nhà thì anh Hồng (nhà tranh chấp với nhà tôi) có nhờ tôi sang dịch chuyển tủ gỗ. Tôi không nghĩ gì và giúp đỡ nhưng khi sang đến nơi thì bị người này dùng gậy phang tới tấp vào mặt, gáy và chân tôi. Tôi hô hoán thì được hàng xóm sang giúp đỡ, tôi đi bệnh viện và phải vá vai mất 6 mũi, gãy sống mũi và còn nhiều vết thương nhỏ khác. Tôi đã trình báo công an và yêu cầu giải quyết và người này đã bị xử 8 tháng tù giam. Hiện nay anh ta là giáo viên của trường cấp 3 công lập cùng huyện, vậy cho tôi hỏi sau anh ta đi tù về vẫn được đi dạy hay không? Vì đối tượng này không đáng làm giáo viên? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định của Luật Viên chức 2010.Cũng theo quy định tại
Như vậy, ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi cố ý gây thương tích thì đối tượng này sẽ buộc phải thôi việc theo quy định về xử lý kỷ luật đối với viên chức.
6. Tranh chấp đất đai, đánh người gây thương tích xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư tôi muốn hỏi về sự việc tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi và và gia đình ông A. Sự việc là cách đây vài năm, gia đình tôi có mở 1 con đường đi để tiện cho việc chở cà phê chở phân, không phải vác lên đồi mà có thể chạy xe lên đồi (đất nhà tôi không có đường nhưng gia đình tôi tự mở và tôi có sổ đỏ để chứng minh phần đất đó thuộc gia đình tôi).
Ông A thấy vậy thì qua xin đi ké (ông A cũng là người làng cùng quê nên anh em xa gần gia đình tôi đồng ý cho đi ké, không xảy ra việc trao đổi mua bán con đường đó. Ông A cũng có con đường trước vẫn đi, nhưng đi đường ké nhà tôi thì tiện hơn). Trong lúc mở đường nhà tôi thuê máy múc múc đường, nhà ông A thấy vậy xin phụ với gia đình tôi tiền xi măng lát đường, thì hai bên mỗi bên 1 nửa tiền xi măng với công làm. Hai bên đi lại bình thường. Đến tháng 4/2016 ông A tự nhận con đường đó là của nhà ông A. Xảy ra cãi vã.
Gia đình tôi cấm không cho ông A đi lại và rào đường lại. Nhưng ông A gỡ phần rào và đi lại ngang nhiên. Thấy vậy bố tôi sang nhà và nói chuyện rằng không cho ông A đi lại, thì ông A cãi nói rằng đó là đường nhà ông A và dùng chồng ghế đánh bố tôi chảy máu. Như vậy gia đình tôi viết đơn gửi thôn yêu cầu giải quyết. Thôn yêu cầu hòa giải giữa 2 bên. Khoảng hơn tháng sau ông A làm đơn kiện gia đình tôi lên xã. Xã mời gia đình tôi lên hòa giải 3 lần đều không thành công. Tôi xin hỏi luật sư sau 3 lần hòa giải không thành công thì gia đình tôi cần phải làm sao?
Luật sư tư vấn:
Trong các nguyên tắc giải quyết tranh chấp về đất đai thì Nhà nước luôn khuyến khích và hòa giải, cụ thể quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013.
Theo đó, sau khi việc hòa giải không thành thì mới tiếp tục khởi kiện lên tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi có bất động sản theo đúng trình tự thủ tục theo Điều 203 Luật đất đai năm 2013.
Trong trường hợp của bạn, thì trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bạn có thể hiện phần đất đó thuộc gia đình bạn. Vì vậy, bạn có thể căn cứ vào quy định trên để khởi kiện nhằm đòi lại phần đất đã bị lấn chiếm của mình, để làm được điều đó, bạn cần chứng minh phía hàng xóm đã có những hành vi lấn chiếm đất đai và bạn là chủ sở hữu hợp pháp của phần đất đó.
Ngoài ra đối với hành vi ông A và dùng chồng ghế đánh bố bạn chảy máu khi bố bạn sang thương lượng hòa giải. Nếu mức thương tích nhẹ, dưới 11% thì bố bạn có thể tố cáo ra cơ quan công an cấp huyện để xử lý vi phạm hành chính đối với ông A theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP mức xử phạt về vi phạm quy định về trật tự công cộng với từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Với thương tích trên 11% thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134, Bộ luật hình sự năm 2015.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.