Hiện nay, tại các cùng biên giới, vùng núi thì không khó để bắt gặp trường hợp người dân dùng rượu ngâm quả anh túc, cây cần sa,... Uống rượu ngâm quả anh túc, cây cần sa,... Vậy, thực tế uống rượu ngâm quả anh túc, cây cần sa có vi phạm không?
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về cây anh túc:
Hiện nay, tại Việt Nam cây anh túc đã xuất hiện từ lâu với nhiều cái tên như là: a phiến, a phù dung, cây thuốc phiện, cây túc tử,… có nguồn gốc xuất xứ từ Hy Lạp du nhập vào Việt Nam được trồng tại các vùng núi, trung du tại Việt Nam.
Cây anh túc là cây có tuổi đời ngắn, thân thảo, sống trung bình 1 – 2 năm, cây mọc thẳng, không phân nhánh, thường mọc cách xa nhau, các lá phía trên đỉnh thường không có cuống, cuống lá ngắn, phần mép lá có hình răng cưa, elip dài, đầu nhọn và gần phía cuống có hình bầu dục. Thông thường, mỗi cây anh túc chỉ mọc 1 bông hoa, tùy loại giống khác nhau thì vị trí mọc bông hoa khác nhau. Cuống hoa thường dài, đài hoa màu xanh, và rụng khi hoa nở. Hoa anh túc có bốn cánh, màu tím, màu trắng,… Quả của cây anh túc hình tròn, có phần núm tại đỉnh, thân quả cây anh túc ngón.
Gần đây, pháp luật Việt Nam quy định cấm việc trồng cây anh túc do vậy sự xuất hiện của loại cây này ngày càng hạn chế. Tuy nhiên, thực tế tại các vùng miền núi, trung du thì nhiều người dân trồng cây anh túc để ngâm rượu uống với cách chế biến đơn giản, có loại ngâm tươi, ngâm khô.
Quả anh túc có chứa morphin, codein, narcotin… tùy theo lượng quả anh túc ngâm trong rượu và lượng rượu ngâm sử dụng, khi uống rượu ngâm quả anh túc làm tăng sự hưng phấn, thấy màu sắc đẹp đẽ, thích nghe những cảm giác khỏe khoắn, tiếng động âm thanh nhất thời cho người uống. Nếu sử dụng lâu dài rượu ngâm quả thuốc phiện sẽ gây nghiện ma túy, táo bón, mất ngủ, thiếu máu, hệ thần kinh bị ức chế làm người dùng mệt mỏi, bứt rứt, loạn nhịp tim, hoang tưởng, sa sút tâm thần.
2. Cây cần sa được hiểu như thế nào?
Cây cần sa thường được mọi người gọi với cái tên như cỏ, pin, cần (tên khoa học là Cannabis Sativa). Cây cần sa thường được trồng ở nơi có nhiệt độ cao, để chế tạo cần sa thảo mộc, cần sa tinh dầu và cần sa nhựa.
Cây cần sa có màu xám, xanh hoặc nâu, nhìn bề ngoài như cỏ dại, trông giống lá trà, có chứa hạt hoặc được chia thành nhiều nhánh nhỏ khác nhau. Cây cần sa có tính gây nghiện, khi sử dụng cây cần sa con người sẽ bị thay đổi tâm lý đột ngột, có hành động mất kiểm soát, ảo giác, mệt mỏi, thường xuyên gặp ác mộng, người sử dụng cần sa thì có cơ thể gầy gò, ốm yếu, rối loạn hệ thần kinh trung ương,…
Thực tế, hiện nay tại nhiều địa phương đặc biệt là tại các vùng núi, vùng biên giới tình trạng sử dụng cần sa để ngâm rượu ngày càng phổ biến bởi người dân cho rằng cây cần sa có chứa nhiều hoạt động có tác dụng hạ đường huyết, hạ huyết áp đột ngột, an thần, tạo hưng phấn, kích thích,….
3. Uống rượu ngâm quả anh túc, cây cần sa có vi phạm không?
Như đã phân tích tại mục 1 và mục 2 đối với các trường hợp dùng quả anh túc, cây cần sa để ngâm rượu đối với liều lượng ngâm và theo lượng quả anh túc, cây cần sa ngâm trong rượu có nguy cơ tương tự như khi dùng ma túy do đó người uống rượu ngâm có nguy cơ nghiện ma túy.
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với các hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy như sau:
– Đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thì phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
– Đối với một trong những hành vi sau đây thì phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
+ Vận chuyển, tàng trữ trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Vận chuyển, tàng trữ mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
+ Sản xuất, vận chuyển, tàng trữ hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
– Đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
– Đối với một trong những hành vi sau đây, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
+ Giúp sức, môi giới hoặc hành vi khác giúp người khác sử dụng trái phép chất ma túy;
+ Người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ, người quản lý phương tiện giao thông hoặc cá nhân khác có trách nhiệm quản lý nhà hàng, cơ sở cho thuê lưu trú, kinh doanh trò chơi điện tử, câu lạc bộ, hoạt động kinh doanh karaoke, hoạt động kinh doanh vũ trường, các phương tiện giao thông để xảy ra hoạt động tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy trong khu vực, phương tiện do mình quản lý;
Như vậy, đối với người nào có hành vi uống rượu ngâm quả anh túc, rượu ngâm cây cần sa khi kết quả xét nghiệm là dương tính với ma túy thì theo quy định của pháp luật thì sẽ bị coi là hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Ngoài ra, đối với các trường hợp khi cơ quan có thẩm quyền giám định trong rượu ngâm quả anh túc, ngâm cần sa có chứa chất ma túy thì người có hành vi tàng trữ loại rượu này có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng về hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý.
Căn cứ theo quy định tại theo Điều 249
– Phạt tù từ 01 – 05 năm đối với hành vi tàng trữ trái phép không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy: Quả thuốc phiện khô khối lượng từ 05 kg đến dưới 50 kg Quả thuốc phiện tươi khối lượng từ 01 kg đến dưới 10 kg;
– Phạt tù từ 05 đến 10 năm nếu tàng trữ: có hành vi sử dụng quả thuốc phiện tươi khối lượng từ 10 kg đến dưới 50 kg; Sử dụng quả thuốc phiện khô khối lượng từ 50 kg đến dưới 200 kg;
– Phạt tù từ 10 đến 15 năm nếu tàng trữ: Quả thuốc phiện tươi khối lượng từ 50 kg đến dưới 150 kg; Quả thuốc phiện khô khối lượng từ 200 kg đến dưới 600 kg;
– Phạt tù từ 15 đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu tàng trữ có hành vi sử dụng quả thuốc phiện tươi khối lượng 150 kg trở lên; quả thuốc phiện khô khối lượng 600 kg trở lên;
4. Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc phòng, chống hành vi sử dụng rượu ngâm quả anh túc, cây cần sa:
Căn cứ Điều 5 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm cụ thể như sau:
– Có hành vi nghiên cứu, xuất khẩu, nhập khẩu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, xử lý, trao đổi, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
– Có hành vi trồng cây có chứa chất ma túy hoặc có hành vi hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy.
– Sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
– Tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy; chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy; lôi kéo, cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy;
– Chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể, xác định tình trạng nghiện ma túy, quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.
– Có hành vi trả thù hoặc cản trở người thực thi nhiệm vụ phòng, chống ma túy, người tham gia phòng, chống ma túy.
– Có hành vi chiếm đoạt thuốc tiền chất, chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
– Có hành vi lưu giữ, cấp phát, giao nhận, quản lý, kiểm soát, bảo quản chất ma túy, tiền chất trái quy định của pháp luật; Có hành vi cho phép người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần tới quy định của pháp luật.
– Có hành vi lợi dụng nghề nghiệp, chức vụ, quyền hạn để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
– Có hành vi hướng dẫn sử dụng trái phép chất ma túy, hướng dẫn sản xuất; tiếp thị,quảng cáo chất ma túy.
– Các hành vi bị nghiêm cấm khác do luật định liên quan đến ma túy.
– Kỳ thị người sử dụng trái phép chất ma túy, người cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy.
Do vậy, căn cứ theo quy định pháp luật thì việc sử dụng quả anh túc, cây cần sa là một loại có chứa chất ma túy đối với mọi hành vi sử dụng cần sa, quả anh túc trái phép là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Luật Phòng, chống ma túy năm 2021;
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.