Để quản lý hoạt động du lịch hiệu quả, chúng ta đã quy hoạch du lịch thành các tầng khác nhau, từ điểm du lịch, đến đô thị du lịch, tăng dần và đến mức lớn nhất là vùng du lịch. Để hình thành lên các vùng du lịch lớn từ các điểm du lịch nhỏ, thì cần phải có các mối liên kết giữa các điểm du lịch với nhau, đó chính là các "tuyến du lịch".
Mục lục bài viết
1. Hiểu về tuyến du lịch:
Theo quan niệm quốc tế, tuyến du lịch là một phần quan trọng của sản phẩm du lịch thậm chí rất lâu trước khi du lịch được định nghĩa. Các tuyến đường du lịch ban đầu hoặc là một phần của hệ thống thương mại hoặc được kết nối với các hoạt động tôn giáo. Hầu hết các tên tuyến đường được tạo sau này, để giải thích chủ đề của tuyến đường hoặc hướng đi. Con đường tơ lụa qua châu Á là một ví dụ, các tuyến đường hành hương từ Trung Âu đến Nidaros (Trondheim ngày nay) ở Na Uy có thể là một con đường khác. Hệ thống các tuyến du lịch thực sự đầu tiên có thể là Grand Tour, một mạng lưới các tuyến đường phức hợp ít nhiều đều dẫn đến Rome.
Sự bùng nổ của sách hướng dẫn du lịch và các chương trình du lịch trên TV, ở một số quốc gia cũng có các kênh du lịch riêng biệt, cũng đã góp phần làm cho hệ thống các tuyến đường theo chủ đề nổi lên nhanh chóng. Cả hai phương tiện truyền thông đều có nhu cầu “kể một câu chuyện” – và việc đi lại dọc theo tuyến đường du lịch đáp ứng tốt nhu cầu đó.
Theo
Các điểm du lịch được nối với nhau thành tuyến du lịch. Trong từng trường hợp cụ thể các tuyến du lịch có thể là tuyến du lịch nội vùng hay tuyến du lịch liên vùng.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, tuyến du lịch là một đơn vị tổ chức lãnh thổ du lịch do liên kết các điểm du lịch với nhau thành một lịch trình du lịch phù hợp và thuận lợi nhất cho du khách trên lãnh thổ. Cơ sở tiền đề cho việc xác định các tuyến du lịch là các điểm du lịch và hệ thống giao thông thuận tiện.
2. Phân loại tuyến du lịch:
Hiện nay có nhiều cách phân loại tuyến du lịch:
– Theo hệ thống giao thông: Tuyến du lịch bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.
– Xét về mặt không gian lãnh thổ, tuyến du lịch được chia như sau:
+ Trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, thì có tuyến nội vùng và tuyến liên vùng.
+ Trong phạm vi một tỉnh thì có tuyến du lịch nội tỉnh và ngoại tỉnh.
– Theo tính đa chức năng của các điểm du lịch:
+ Tuyến du lịch tổng hợp (DLST, giải trí,…)
+ Tuyến du lịch chuyên đề với các điểm du lịch có cùng chức năng.
Điểm và tuyến du lịch có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các điểm du lịch liên kết với nhau tạo thành các tuyến du lịch. Quy mô và mật độ phân bố các điểm du lịch trên lãnh thổ ảnh hưởng đến tổ chức khai thác các tuyến du lịch. Nếu quy mô của các điểm du lịch lớn, mật độ các điểm cao, số lượng tuyến nhiều, thu hút nhiều doanh nghiệp lữ hành quan tâm và xây dựng thành các tour du lịch hấp dẫn, khai thác hiệu quả. Các điểm du lịch có chất lượng cao, càng đẹp, càng hấp dẫn, có ý nghĩa quốc gia và quốc tế liên kết với nhau sẽ tạo thành các tuyến du lịch với sản phẩm thu hút du khách, tạo điều kiện cho việc phát triển CSHT & CSVCKT du lịch dọc trên tuyến. Ngược lại, tuyến du lịch với sản phẩm hấp dẫn sẽ thu hút được sự quan tâm của du khách về các điểm du lịch tạo thành các tuyến đó. Chức năng của các điểm du lịch có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với chức năng tuyến du lịch. Lãnh thổ có nhiều điểm du lịch đồng chức năng tạo điều kiện hình thành và phát triển các tuyến du lịch chuyên đề. Lãnh thổ có nhiều điểm du lịch với chức năng đa dạng tạo điều kiện phát triển các tuyến du lịch tổng hợp với sản phẩm du lịch đa dạng và ngược lại.
Một tập hợp các mạch có tổ chức để khám phá và thưởng thức tất cả các di sản, với một bản sắc cụ thể, dựa trên hệ sinh thái cảnh quan siêu hình, có thể tiếp cận với mọi đối tượng nhưng với các sản phẩm khác nhau theo phân khúc của họ, được tổ chức để phục vụ sự phát triển của hoạt động du lịch và chuỗi giá trị của nó.
3. Phân biệt tuyến du lịch quốc gia và tuyến du lịch địa phương:
Luật Du lịch năm 2017 không quy định về tuyến du lịch, do đó, nội dung phần này chúng tôi sẽ tiếp cận dưới góc độ quy định về Luật Du lịch năm 2005, vì vậy, nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo, không mang tính áp dụng.
Ngay từ tên gọi, tuyến du lịch quốc gia và tuyến du lịch địa phương thì chúng ta đã nhận thấy sự khác biệt rõ ràng về hai loại hình tuyến du lịch này. Tuyến du lịch địa phương sẽ mang tính chất địa phương, vùng, miền, có một giới hạn nhất định về phạm vi, thông thường là căn cứ vào địa giới hành chính của huyện, tỉnh, vùng. Do đó, mà tuyến d du lịch địa phương còn được phân chia rõ thành tuyến du lịch cấp tỉnh, tuyến du lịch địa phương. Nên có thể hiểu thì tuyến du lịch địa phương chính là con đường kết nối các điểm du lịch trong một phạm vi nhất định. Còn tuyến du lịch quốc gia, thì chúng ta dễ dàng nhận thấy phạm vi của nó chính là toàn quốc, sẽ là tuyến du lịch nối từ tất cả các điểm du lịch trong phạm vi toàn quốc với nhau. Do đó, tuyến du lịch quốc gia sẽ chứa đựng những tuyến du lịch địa phương, hay nói cách khác thì các tuyến du lịch địa phương hợp thành tạo nên hệ thống tuyến du lịch quốc gia.
Tại điều 25 Luật Du lịch năm 2005 quy định về điều kiện công nhận tuyến du lịch quốc gia như sau:
“Điều 25. Điều kiện để được công nhận là tuyến du lịch
1. Tuyến du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là tuyến du lịch quốc gia:
a) Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế;
b) Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến.
2. Tuyến du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là tuyến du lịch địa phương:
a) Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi địa phương;
b) Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến.”
Quy định này cũng đã thể hiện điểm khác biệt mà chúng tôi đã đề cập ở trên đó chính là sự khác biệt về phạm vi. Bên cạnh đó, thì các tuyến du lịch quốc gia còn phải có tính kết nối với các cửa khẩu quốc tế bên cạnh tính liên vùng, liên tỉnh. Việc kết nối với các cửa khẩu quốc thế để hình thành sự liên kết với các tuyến du lịch nước ngoài, từ đó hình thành nên các tuyến du lịch quốc tế, thúc đẩy sự thu hút du lịch từ nước ngoài.
Để được công nhận trở thành các tuyến du lịch thì cần phải trải qua thủ tục đề nghị công nhận tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cả tuyến du lịch quốc gia và tuyến du lịch địa phương đều phải áp dụng theo thủ tục này. Tuy nhiên, điểm khác biệt đó chính là về thẩm quyền công nhận tuyến du lịch. Thẩm quyền công nhận được công nhận tại Điều 27 Luật Du lịch năm 2005, cụ thể quy định như sau:
“Điều 27. Thẩm quyền công nhận khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, tuyến du lịch quốc gia theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương theo đề nghị của cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương công bố khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, tuyến du lịch quốc gia sau khi có quyết định công nhận.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương sau khi có quyết định công nhận.”
Theo quy định tại điều này, thì thẩm quyền công nhận tuyến du lịch quốc gia thuộc về Thủ tướng Chính phủ, còn thẩm quyền công nhận tuyến du lịch địa phương thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Quy định này đã hướng tới sự phân cấp về thẩm quyền công nhận dựa trên phạm vi của tuyến du lịch. Sau khi được chủ thể có thẩm quyền công nhận thì các tuyến du lịch sẽ được cơ quan có thẩm quyền tương ứng là Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện hoạt động công bố.