Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp.
Hội đồng thi và quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp.
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014;
2. Luật sư tư vấn:
* Tiêu chuẩn trở thành thẩm phán bao gồm:
– Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
– Có trình độ cử nhân luật trở lên.
– Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
– Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
– Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thẩm phán có các ngạch như: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp. Chức danh Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.
* Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp quy định tại Điều 73 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
– Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp gồm Chánh án Tòa án nhân tối cao làm Chủ tịch; 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ là ủy viên.
Danh sách ủy viên Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
– Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Tổ chức kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp;
+ Tổ chức kỳ thi nâng ngạch từ Thẩm phán sơ cấp lên Thẩm phán trung cấp, từ Thẩm phán trung cấp lên Thẩm phán cao cấp;
+ Tổ chức kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp cho các trườnghợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 68 của Luật này;
+ Công bố danh sách những người trúng tuyển.
– Quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp, Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
* Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, trung cấp và cao cấp: Thông tư 02/2016/TT-TANDTC quy định Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, trung cấp và cao cấp như sau:
– Điều kiện của người đăng ký dự thi:
+ Phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo đúng đối tượng quy định tại Điều 2 của Quy chế này.
+ Đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán theo quy định và đảm bảo còn thời gian công tác ít nhất từ đủ 1 nhiệm kỳ Thẩm phán kể từ ngày được bổ nhiệm (thời hạn cho nhiệm kỳ đầu là 5 năm).
+ Phải đáp ứng các điều kiện khác do Hội đồng thi quy định cho mỗi kỳ thi cụ thể.
– Hồ sơ đăng ký dự thi gồm:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
+ Đơn đăng ký dự thi.
+ Sơ yếu lý lịch.
+ Giấy chứng nhận sức khỏe.
+ Bản sao bằng tốt nghiệp ngành luật (từ cử nhân luật trở lên).
+ Bản sao Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ xét xử (thi tuyển chọn Thẩm phán),
+ Văn bản nhận xét, đánh giá và đề nghị của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đăng ký dự thi.
+ Các tài liệu khác theo thông báo của Hội đồng thi.
* Các hành vi bị cấm trong công tác thi tuyển chọn Thẩm phán được quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2016/TT-TANDTC như sau:
– Dùng ảnh hưởng cá nhân để tác động, can thiệp hoặc cố ý báo cáo sai hoặc không trung thực về các thông tin làm sai lệch kết quả thi tuyển.
– Vi phạm quy chế thi tuyển hoặc tiết lộ các tài liệu có liên quan khác đã được đóng dấu bảo mật, dấu niêm phong theo quy định của pháp luật về bảo mật.
– Bố trí để người thân thích tham gia dự thi mà mình làm thành viên Ban giúp việc ra đề thi, coi thi, chấm thi hoặc là người phê duyệt kết quả thi tuyển."
* Quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp: Thông tư 03/2016/TT-TANDTC về quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp có hiệu lực thi hành từ ngày 17 tháng 3 năm 2016. Theo đó, cơ cấu tổ chức của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp (sau đây gọi tắt là Hội đồng) bao gồm:
– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Chủ tịch.
– 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ nội vụ làm ủy viên.
Danh sách cụ thể của Hội đồng do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định; việc thay đổi các ủy viên Hội đồng do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định sau khi có đề nghị của cơ quan mà ủy viên đó đại diện.
Giúp việc cho Hội đồng gồm có ban Thư ký Hội đồng và ban Thanh tra Hội đồng.
* Kinh phí hoạt động của Hội đồng
– Kinh phí hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp do ngân sách nhà nước cấp và nằm trong dự toán kinh phí hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao.
– Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm đối với việc sử dụng kinh phí theo đúng quy định về chế độ tài chính.