Quy định về nghỉ hưu và đối tượng được hưởng lương hưu. Tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội theo cấp bậc quân hàm. Cách tính lương hưu của sĩ quan quân đội.
Hưu trí là một trong những vấn đề mà rất nhiều người quan tâm, bởi đó là quyền lợi của mỗi người sau những năm làm việc, công tác. Đặc biệt về chế độ tuổi nghỉ hưu cũng như quyền lợi của sĩ quan quân đội được pháp luật quy định như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Quy định về nghỉ hưu và đối tượng được hưởng lương hưu:
Nghỉ hưu là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Và người lao động hay những đối tượng thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi đến một độ tuổi nhất định, điều kiện sức khỏe nhất định được pháp luật quy định kèm theo điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng lương hưu. Đây là một trong những chế độ của Nhà nước đảm bảo cá nhân sẽ có một khoản để an hưởng tuổi già về sau.
Đối tượng được hưởng lương hưu là đối tượng có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại Điều 2
– Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
+ Cán bộ, công chức, viên chức
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người là công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
Như vậy, theo quy định trên thì sĩ quan quân đội nằm trong đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và sẽ được hưởng lương hưu
2. Tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội theo cấp bậc quân hàm:
Về điều kiện nghỉ hưu của sĩ quan căn cứ tại Điều 36
– Đủ điều kiện theo quy định bảo hiểm xã hội của Nhà nước
– Trong trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định trên, quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được, nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm và nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên thì được nghỉ hưu.
Trường hợp 1: Sĩ quan có đủ điều kiện theo quy định bảo hiểm xã hội của Nhà nước:
Căn cứ tại Điều 54
– Về thời gian đóng bảo hiểm xã hội: đóng đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên
– Về độ tuổi nghỉ hưu:
+ Trường hợp Sĩ quan quân đội có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được nghỉ hưu khi có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của NLĐ làm việc ở điều kiện bình thường, cụ thể như sau:
Nam | Nữ | ||||
Năm đủ tuổi nghỉ hưu | Tuổi nghỉ hưu | Năm sinh | Năm đủ tuổi nghỉ hưu | Tuổi nghỉ hưu | Năm sinh |
2022 | 55 tuổi 6 tháng | Từ tháng 10/1966 đến tháng 6/1967 | 2022 | 50 tuổi 8 tháng | Từ tháng 9/1971 đến tháng 4/1972 |
2023 | 55 tuổi 9 tháng | Từ tháng 7/1967 đến tháng 3/1968 | 2023 | 51 tuổi | Từ tháng 5/1972 đến tháng 12/1972 |
2024 | 56 | Từ tháng 4/1968 đến tháng 12/1968 | 2024 | 51 tuổi 4 tháng | Từ tháng 01/1973 đến tháng 8/1973 |
2025 | 56 tuổi 3 tháng | Từ tháng 01/1969 đến tháng 9/1969 | 2025 | 51 tuổi 8 tháng | Từ tháng 9/1973 đến tháng 5/1974 |
2026 | 56 tuổi 9 tháng | Từ tháng 10/1969 đến tháng 6/1970 | 2026 | 52 tuổi | Từ tháng 6/1974 đến tháng 12/1974 |
2027 | 56 tuổi 9 tháng | Từ tháng 7/1970 đến tháng 3/1971 | 2027 | 52 tuổi 4 tháng | Từ tháng 01/1975 đến tháng 8/1975 |
2028 | 57 tuổi | Từ tháng 4/1971 trở đi | 2028 | 52 tuổi 8 tháng | Từ tháng 9/1975 đến tháng 4/1976 |
2029 | 53 tuổi | Từ tháng 5/1976 đến tháng 12/1976 | |||
2030 | 53 tuổi 4 tháng | Từ tháng 01/1977 đến tháng 8/1977 | |||
2031 | 53 tuổi 8 tháng | Từ tháng 9/1977 đến tháng 4/1978 | |||
2032 | 54 tuổi | Từ tháng 5/1978 đến tháng 12/1978 | |||
2033 | 54 tuổi 4 tháng | Từ tháng 01/1979 đến tháng 8/1979 | |||
2034 | 54 tuổi 8 tháng | Từ tháng 9/1979 đến tháng 4/1980 | |||
2035 | 55 tuổi | Từ tháng 5/1980 trở đi |
+ Trường hợp sĩ quan quân đội có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên trước ngày 01/01/2021 thì sẽ được nghỉ hưu khi có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tại bảng phía trên.
+ Trường hợp sĩ quan quân đội có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì sẽ được nghỉ hưu khi có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tại bảng trên.
+ Trường hợp sĩ quan quân đội có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì sẽ được nghỉ hưu mà không cần xem xét yếu tố về tuổi.
+ Trường hợp sĩ quan quân đội có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên nhưng bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao thì sẽ được nghỉ hưu mà không cần xem xét yếu tố về tuổi.
Trường hợp 2: Các sĩ quan không đủ điều kiện về hưu thuộc trường hợp 1 trên, được về hưu khi có những điều kiện sau:
– Quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được
– Với nam: Có đủ 25 năm phục vụ trong quân đội trở lên; đối với nữ: có đủ 20 năm trở lên.
3. Cách tính lương hưu của sĩ quan quân đội:
Lương hưu = Tỷ lệ % hưởng lương hưu hằng tháng x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó:
Tỷ lệ % hưởng lương hưu hằng tháng:
– Đối với lao động nam: Căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 9
+ Nghỉ hưu vào năm 2021, nếu đóng được 19 năm bảo hiểm xã hội (BHXH) thì tỷ lệ lương hưu là 45%.
+ Nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi, phải đóng được 20 năm BHXH thì tỷ lệ lương hưu được hưởng là 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, tỷ lệ lương hưu sẽ tăng thêm 2% và mức tối đa là 75%.
– Đối với lao động nữ: Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 33/2016 quy định như sau:
Khi nghỉ hưu nếu đóng được 15 năm BHXH thì tỷ lệ hưởng lương hưu là 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% và mức tối đa cũng là 75%
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội:
Mức bình quân tiền lương hằng tháng đóng BHXH của quân nhân được hướng dẫn tại Điều 11
– Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc
– Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc
– Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc
– Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc
– Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc
– Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu
– Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian
Lưu ý: Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).