Đảng viên là một trong những lực lượng then chốt, góp phần bảo vệ nền tư tưởng của Đảng Cộng sản, đấu tranh phản bác lại các quan điểm thù địch, đặc biệt trong giai đoạn đầy khó khăn, thử thách hiện nay. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì tuổi Đảng là gì? Và cách tính tuổi Đảng của Đảng viên như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tuổi Đảng là gì?
Trước hết, tuổi Đảng là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Trong giai đoạn hiện nay, công tác bảo vệ nền tư tưởng của đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những nhiệm vụ đầy khó khăn và thách thức, đan xen giữa nhiều thuận lợi và trở ngại, bao gồm cả trở ngại bên trong và trở ngại bên ngoài, vì vậy đảng viên giữ vai trò vô cùng quan trọng. Đảng viên ngày càng quan tâm đến tuổi Đảng của mình, để xác định công sức đóng góp và tham gia vào lực lượng đảng Cộng sản Việt Nam. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Điều lệ đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 có quy định về tuổi Đảng. Theo đó, Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi Đảng của Đảng viên sẽ được tính dựa trên ngày ghi nhận cụ thể trong quyết định kết nạp Đảng viên sau khi trừ đi thời gian không tham gia sinh hoạt đảng.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Quy định 24-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về việc về thi hành Điều lệ Đảng, thì tuổi Đảng của Đảng viên sẽ được tính bắt đầu kể từ ngày cấp có thẩm quyền ra quyết định kết nạp Đảng viên, nếu không có quyết định kết nạp Đảng viên hoặc không còn lưu giữ quyết định kết nạp Đảng viên thì sẽ lấy ngay của Đảng ghi trong thẻ Đảng viên, ngoại trừ trường hợp các Đảng viên đã rời khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam trước đó đã được xác định tuổi đầu thì sẽ không được tính lại tuổi Đảng theo quy định của pháp luật.
Tóm lại, có thể hiểu tuổi Đảng như sau: Tuổi Đảng là khái niệm để chỉ thời gian mà Đảng viên đã tham gia và công tác tại Đảng Cộng sản, tham gia sinh hoạt Đảng sau khi được kết nạp Đảng viên chính thức.
Đối với những người được đưa ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm tra và xác minh, đưa ra kết luận là bị oan sai, từ khi đưa ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay không vi phạm tư cách đảng viên thì sẽ được khôi phục quyền của đảng viên, khi đó tuổi Đảng sẽ được tính liên tục. Đảng viên cần phải có trách nhiệm truy nộp đủ số Đảng phí cho chi bộ trong phản thời gian gián đoạn sinh hoạt đảng theo mức đóng Đảng phí quy định trong thời gian đó.
2. Cách tính tuổi Đảng của Đảng viên như thế nào?
Cách tính tuổi đảng của Đảng viên cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Mục 5 của Quy định 24-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về việc về thi hành Điều lệ Đảng, tuổi Đảng của Đảng viên sẽ được tính theo cách thức như sau:
– Đảng viên được công nhận chính thức thì tuổi Đảng của Đảng viên sẽ được tính bắt đầu kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định kết nạp Đảng viên, ngoại trừ thời gian đảng viên không tham gia quá trình sinh hoạt Đảng ;
– Thời gian không tham gia sinh hoạt Đảng của Đảng viên sẽ được xác định là: khoảng thời gian đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng, trong đó bao gồm cả trường hợp khai trừ có thời hạn theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, thời gian bị xóa tên khỏi danh sách đảng viên, thời gian mất liên lạc với tổ chức Đảng, thời gian gián đoạn do Đảng viên thực hiện thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng;
– Đảng viên kết nạp lại được công nhận chính thức thì tuổi Đảng viên sẽ được tính bắt đầu kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp quyết định kết nạp đảng viên lần đầu đối với Đảng viên đỏ, ngoại trừ thời gian Đảng viên không tham gia sinh hoạt Đảng (trong trường hợp đặc biệt do Ban bí thư xem xét và quyết định).
Và trên đây là toàn bộ quy định về cách tính tuổi Đảng của Đảng viên có thể tham khảo, các Đảng viên cần phải lưu ý.
3. Thời hạn tổ chức lễ kết nạp Đảng và thời gian công nhận Đảng viên chính thức là khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 4 của Quy định 24-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về việc về thi hành Điều lệ Đảng, có quy định về thời gian tổ chức lễ kết nạp Đảng và thời gian công nhận Đảng viên chính thức. Theo đó:
(1) Quy định về thời hạn tổ chức lễ kết nạp Đảng viên được thực hiện như sau: Trong khoảng thời gian 30 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được quyết định kết nạp Đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền, chi bộ bắt buộc phải tổ chức thủ tục kết nạp Đảng viên cho đảng viên chính thức. Nếu để vượt quá thời hạn nêu trên thì cần phải gửi báo cáo bằng văn bản lên cấp ủy cấp trên, đồng thời được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý.
(2) Thời điểm công nhận Đảng viên chính thức được thực hiện như sau:
– Trong khoảng thời gian 30 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày Đảng viên hết 12 tháng dự bị, chi bộ bắt buộc phải thực hiện thủ tục xem xét và đề nghị công nhận Đảng viên chính thức cho đảng viên đỏ, nếu trong trường hợp đảng viên không đáp ứng đầy đủ điều kiện công nhận là Đảng viên chính thức thì chi bộ cần phải đề nghị lên cấp ủy có thẩm quyền để xóa tên đảng viên dự bị khỏi danh sách;
– Đảng viên dự bị đáp ứng đầy đủ điều kiện được công nhận là Đảng viên chính thức, mặc dù chi bộ họp chậm, cấp ủy có thẩm quyền chuẩn y chậm, thì Đảng viên đó vẫn sẽ được công nhận là đảng viên chính thức đúng thời điểm Đảng viên kết thúc 12 tháng dự bị;
– Trong trường hợp tổ chức Đảng cấp dưới đã trải qua 03 lần biểu quyết tuy nhiên không đáp ứng đủ số lượng hai phần ba (2/3) Đảng viên chính thức hoặc cấp ủy viên tán thành công nhận một đảng viên dự bị là Đảng viên chính thức, hoặc đề nghị xóa tên Đảng viên trong danh sách Đảng viên, thì cần phải báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp và cấp ủy có thẩm quyền xem xét để đưa ra quyết định cuối cùng.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Mục 4 của Quy định 24-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về việc về thi hành Điều lệ Đảng, cũng quy định về thời hạn và thẩm quyền quyết định kết nạp Đảng viên, xét công nhận đảng viên chính thức. Theo đó, trong khoảng thời gian 60 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày chi bộ có quyết định đề nghị xét kết nạp Đảng viên, trong khoảng thời gian 30 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày chi bộ có nghị quyết đề nghị công nhận chính thức đối với đảng viên, thì cấp ủy có thẩm quyền cần phải xem xét và ra quyết định cuối cùng. Trong trường hợp đặc biệt thì thời gian nêu trên có thể gia hạn tối đa là 30 ngày làm việc. Việc đồng ý hoặc không đồng ý bắt buộc phải được lập thành văn bản, thông báo kết quả cho chi bộ nơi đề nghị kết nạp đảng viên hoặc công nhận Đảng viên chính thức. Nếu để quá thời hạn nêu trên mà không có lý do chính đáng và không có văn bản trả lời thì phải kiểm điểm trách nhiệm trước cấp ủy cấp trên. Nhìn chung, thẩm quyền quyết định kết nạp đảng viên và xét công nhận đảng viên chính thức sẽ thuộc về:
– Đảng ủy cơ sở được ủy quyền để thực hiện thủ tục kết nạp Đảng viên, do tập thể Đảng ủy cơ sở xem xét và quyết định;
– Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở Đảng, Đảng ủy được giao nhiệm vụ xét kết nạp Đảng viên, sẽ do ban thường vụ xem xét và quyết định;
– Tỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc trung ương, sẽ do tập thể thường trực cấp ủy và các đồng chí ủy viên thường trực xem xét và quyết định;
– Thẩm quyền quyết định kết nạp Đảng viên và xét công nhận kết nạp Đảng viên chính thức trong Đảng bộ Quân đội và Đảng bộ Công an cấp trung ương, sẽ do Bộ chính trị quy định riêng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Quy định 24-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về việc về thi hành Điều lệ Đảng;
– Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011.
THAM KHẢO THÊM: