Hiện nay, bên cạnh những vấn đề cơ bản của thừa kế, thì một nội dung rất quan trọng được nhiều người quan tâm đó là tước quyền thừa kế. Vậy câu hỏi đặt ra, tước quyền thừa kế là gì? Và khi nào bị tước quyền thừa kế?
Mục lục bài viết
1. Tước quyền thừa kế là gì?
Pháp luật hiện nay không quy định cụ thể thế nào là tước quyền thừa kế. Căn cứ theo quy định tại Điều 621 của Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay, có thể hiểu: Tước quyền thừa kế là khái niệm để chỉ một chế tài do pháp luật quy định trong hoạt động thừa kế, dành cho những người không được quyền hưởng di sản, là những người bị pháp luật tước quyền thừa kế do họ đã có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến sức khỏe hoặc tính mạng, danh dự hoặc nhân phẩm … của người để lại di sản và những người thừa kế khác, có những hành vi không xứng đáng với bổn phận của mình, người có hành vi như vậy không xứng đáng được hưởng di sản của người chết để lại, cũng có thể gọi đây là những người bất xứng, người không có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật.
Những người bị tước quyền thừa kế theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là những người không được quyền hưởng di sản. Những người này đáng lẽ được hưởng di sản vì theo quy định họ là người thừa kế của người để lại di sản, bởi vì họ thuộc diện thừa kế và thuộc hàng thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản hoặc họ đã được người để lại di sản lập di chúc cho họ hưởng thừa kế. Tuy nhiên, nhằm tôn trọng ý chí của người để lại di sản nên những người này vẫn sẽ được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc căn cứ theo quy định tại Điều 621 của Bộ luật dân sự năm 2015.
Đối với những người không được quyền hưởng di sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 họ chỉ đương nhiên không được quyền hưởng di sản khi di sản được chia theo pháp luật (về nguyên tắc thì việc tước quyền hưởng di sản thừa kế của những người nói trên vẫn thực hiện trong trường hợp thừa kế theo di chúc lẫn thừa kế theo pháp luật). Khi xác định suất thừa kế theo pháp luật để tính phần cho những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc căn cứ theo quy định tại Điều 644 của Bộ luật dân sự năm 2015, thì họ không là tham số trong số chia để tính nhân suất.
2. Khi nào bị tước quyền thừa kế?
Hiện nay căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật dân sự năm 2015, có thể kể đến những trường hợp bị tước quyền hưởng di sản thừa kế như sau:
Thứ nhất, tước quyền hưởng di sản thừa kế đối với người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng hoặc sức khỏe, hành vi ngược đãi nghiêm trọng và hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự hoặc nhân phẩm của người để lại di sản. Có thể nói, hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người để lại di sản được hiểu là hành vi gây hại đến sức khỏe, thậm chí có khả năng gây ra cái chết cho người để lại di sản và chấm dứt sự tồn tại của người đó trên thực tế. Những hành vi này phải là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật thì người thừa kế mới bị cướp quyền hưởng di sản. Ngoài ra chúng ta cũng cần phải phân biệt giữa lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong trường hợp, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, nhằm mục đích tước đoạt sự sống hoặc một phần sức khỏe của người để lại di sản thừa kế. Người có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng. sức khỏe người để lại di sản và đã bị kết án về hành vi cố ý đó thì không có quyền thừa kế của người để lại di sản. Động cơ của người phạm tội và việc thực hiện tội phạm đã hoàn thành hay chưa hoàn thành không ảnh hưởng đến nội dung của quy định trên.
Thứ hai, người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 hiện nay thì, những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau bao gồm: bố mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng các con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và túng thiếu, họ không có khả năng kinh tế để nuôi sống bản thân (các con gồm: con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng). Ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng các cháu khi cháu không còn cha mẹ; các cháu cũng có nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với ông bà, nếu ông bà không có ai nương tựa. Ngoài ra, anh chị em ruột có nghĩa vụ đùm bọc nhau. Ý nghĩa của từ “đùm bọc” ở đây rất rộng, nó không những có ý nghĩa về mặt đạo đức, pháp lý mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế. Họ có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng nhau nếu trong trong đình có người chưa thành niên hoặc người tàn tật mất khả năng lao động không có người nương tựa … Hành vi vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng phải nghiêm trọng và gây hậu quả xấu đối với người thừa kế (người thừa kế lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế, khổ sở về tinh thần và ảnh hưởng đến sức khỏe của họ …). Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản không những phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, mà còn bị tước quyền thừa kế do hành vi cố ý vi phạm nghĩa vụ đó theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác dưới bất kì hình thức nào, nhằm mục đích trái pháp luật, đó là hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng. Trong trường hợp này, thì người thừa kế không được hưởng di sản khi bị kết án về tội cố ý giết người đồng thừa kế khác cùng hàng thừa kế nhằm mục đích chiếm đoạt phần di sản mà đáng lẽ ra người này sẽ được hưởng.
Thứ tư, người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Di chúc là kết quả giao dịch dân sự đơn phương, nó thể hiện ý chí của người có tài sản lập di chúc. Ý chí của người lập di chúc phải hoàn toàn tự do, tự nguyện, tự định đoạt trong khi minh mẫn và sáng suốt. Quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết của một cá nhân chính là quyền định đoạt của chủ sở hữu tài sản khi còn sống. Bởi vậy, mọi cá nhân có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc đều bị tước quyền hưởng di sản. Người có hành vi lừa dối người có tài sản trong việc lập di chúc là người có hành vi gian dối, đánh lừa người có tài sản, đưa ra những lý do làm người đó hiểu sai sự thật, tưởng giả thành thật nên đã lập di chúc theo ý chí của họ. Người có hành vi cưỡng ép người có tài sản trong việc lập di chúc là người có hành vi sử dụng bạo lực về tinh thần, uy hiếp sự an toàn về danh dự, nhân phẩm, xâm hại tự do của người lập di chúc, gây sợ hãi thực sự cho người lập di chúc và làm cho người này phải lập di chúc trái với ý chí của họ. Cần chú ý hành vi cưỡng ép này phải thật sự làm cho người bị cưỡng ép lo sợ. Việc đe dọa không được thực hiện nếu người bị đe dọa không lập di chúc theo ý chí của người cưỡng ép họ. Hành ưỡng ép được thực hiện thông qua lời nói, chữ viết, hình vẽ hoặc hành động dùng vũ khí (như dao, súng…) trực tiếp uy hiếp người lập di chúc để người này lập xúc trái với ý chí của họ. những hành vi bị tước quyền thừa kế trong trường hợp này như sau:
– Giả mạo di chúc là việc người thừa kế tự mình lập di chúc cho người để lại di sản với nội dung theo ý chí của mình. Hành vi giả mạo có thể được thể hiện như ự viết di chúc và ký theo chữ ký của người lập di chúc hoặc giả mạo chữ ký của di chúc có nội dung được thể hiện bằng các phương pháp in ấn hiện đại. Trong thực tế, việc giả mạo chữ ký rất khó xác định vì chữ ký nhiều người rất đơn giản. Mặt khác, họ ít ký vào các văn bản, giấy tờ và có trường hợp người lập di chúc chưa bao giao ký tên của mình. Do đó khi có khiếu nại về giả mạo chữ ký thì việc giảm thực chữ ký gặp rất nhiều khó khăn. Hoặc có trường hợp người có tài sản chết rồi, người thừa kế đánh máy di chúc và bội mực đen vào các đầu ngón tay của người đã chết rồi sau đó in vào di chúc. Những trường hợp này nếu không có cơ sở để chứng minh người thừa kế đã giả mạo di chúc thi khi chia di sản thừa kế Tòa án không công nhận di chúc đó nếu di chúc không có chứng thực hoặc chứng nhận;
– Sửa chữa di chúc là việc người thừa kế thay đổi nội dung của di chúc người để lại di sản lập ra, trái với ý chí của người đó khi còn sống. Mục đích của hành vi trên nhằm hưởng phần di sản nhiều hơn so với phần di sản mà người chúc đã định đoạt cho mình hoặc nhằm hưởng toàn bộ di sản của người lập di chúc. Đây là hành vi xâm phạm đến ý chi tự nguyện của người lập di chúc và xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của những người thừa kế khác. Vì thế, người có hành vi này sẽ bị tước quyền hưởng di sản;
– Hủy di chúc là việc người thừa kế tiêu hủy nội dung di chúc bằng nhiều hình thức khác nhau, như xé bỏ, đốt di chúc, ngâm di chúc vào dung dịch hóa chất … làm cho di chúc không còn rõ nội dung cơ bản khiến cho người khác không thể đọc được, không thể hiểu nội dung của di chúc đó. Hành vi đó cũng sẽ khiến người thừa kế bị tước quyển hưởng di sản.
3. Phân biệt giữa truất quyền thừa kế và tước quyền thừa kế:
Có thể thấy rõ người bị tước quyền thừa kế so với người bị truất quyền thừa kế có những sự khác biệt sau đây:
Thứ nhất, người bị tước quyền thừa kế bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản thừa kế và có thể vẫn sẽ được hưởng di sản thừa kế nếu như người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên ngược lại, người bị truất quyền thừa kế phường di sản thừa kế là người đáng lẽ được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật những quyền đó đã bị phế truất bởi sự lãnh đạo của người để lại di sản.
Thứ hai, khác với người bị tước quyền hưởng di sản thừa kế có thể là người thừa kế theo pháp luật hoặc người thừa kế theo di chúc của người để lại di sản, thì người bị truất quyền hưởng thừa kế chỉ có thể là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản.
Thứ ba, người không được quyền hưởng di sản sẽ không được hưởng phần di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc căn cứ theo quy định tại Điều 644 của Bộ luật dân sự năm 2015, nhưng những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc tại Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 (bao gồm cả những người bị người lập di chúc truất quyền hưởng di sản thừa kế), thì vẫn sẽ có quyền hưởng một phần di sản thừa kế, trừ trường hợp họ từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản thừa kế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Dân sự năm 2015.