Theo quy định của pháp luật hiện nay, cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định thì mới có thể thực hiện thủ tục kết hôn với công an. Vậy những người từng đi phục hồi nhân phẩm có được kết hôn với công an hay không?
Mục lục bài viết
1. Từng đi phục hồi nhân phẩm có được kết hôn với công an không?
Trước hết, cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về điều kiện chung khi kết hôn. Để có thể kết hôn thì cần phải tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về điều kiện kết hôn. Cụ thể như sau:
– Đáp ứng đầy đủ độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật, cụ thể là nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bị ép buộc hoặc lừa dối dưới bất kỳ hình thức nào;
– Các chủ thể tham gia vào quá trình kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
– Việc kết hôn không thuộc một trong những trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định của pháp luật. Cụ thể bao gồm:
+ Kết hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, có hành vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
+ Người đang có vợ, người đang có chồng mà kết hôn với người khác, hoặc người chưa có vợ hoặc người chưa có chồng tuy nhiên kết hôn với người đã có vợ hoặc người đã có chồng;
+ Kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ, kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa những người có mối quan hệ như cha mẹ nuôi với con ruột, giữa những người từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, kết hôn giữa cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ hoặc mẹ kế với con riêng của chồng.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định cụ thể về điều kiện kết hôn với người trong ngành công an. Theo đó, việc kết hôn với những người làm việc trong ngành công an, quân đội cần phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Bởi vì đây là lực lượng mang tính chất đặc thù, có nhiệm vụ phục vụ cho quá trình chiến đấu phòng chống kẻ thù xâm lược và bảo vệ tổ quốc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với những công việc có tính chuyên môn cao, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động an ninh chính trị của quốc gia và dân tộc. Người kết hôn với những người trong ngành công an cần phải đáp ứng về tiêu chuẩn lý lịch như sau:
– Về vấn đề dân tộc, những người kết hôn với công an là người dân tộc kinh;
– Về mặt tôn giáo, những người làm việc trong ngành công an và cảnh sát thì không được lấy những người theo đạo thiên chúa;
– Kê khai lý lịch và thành phần gia đình nội ngoại trong phạm vi ba đời. Nếu trong gia đình có một hoặc nhiều người là đảng viên thì sẽ cần phải tiến hành hoạt động thẩm tra hai đời. Cụ thể, để có thể đáp ứng đầy đủ điều kiện kết hôn với người trong ngành công an thì sẽ không thuộc các trường hợp sau: gia đình làm tay sai cho các chế độ phong kiến, nguỵ quân hoặc ngụy quyền, bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang trong thời gian chấp hành án phạt tù theo quyết định hoặc bản án của cơ quan có thẩm quyền, gia đình hoặc bản thân theo đạo thiên chúa/đạo tin lành/đạo cơ đốc, bố mẹ hoặc bản thân được xác định là người nước ngoài kể cả đã thực hiện thủ tục nhập tịch Việt Nam.
Như vậy có thể nói, theo quy định của pháp luật hiện nay thì những người có tiền án/đang chấp hành án phạt tù thì mới không được phép kết hôn với người trong ngành công an. Đối với những người đã từng tham gia hoạt động phục hồi nhân phẩm thì sẽ không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn với những người trong ngành công an. Hay nói cách khác, nếu bản thân từng đi phục hồi nhân nhân phẩm thì vẫn có thể được kết hôn với công an nếu đáp ứng được đầy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình.
2. Hồ sơ và thủ tục kết hôn với công an:
Trình tự và thủ tục kết hôn với công an sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu như sau:
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản sao giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của các bên, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cung cấp;
– Các loại giấy tờ tùy thân như căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, các loại giấy tờ và tài liệu khác có dán ảnh và phản ánh đầy đủ thông tin cá nhân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh nhân thân của những người đăng ký kết hôn;
– Giấy xác nhận của thủ trưởng đơn vị về việc đáp ứng đầy đủ điều kiện kết hôn. Nhìn chung thì có thể nói, công an là lực lượng vũ trang quan trọng và nồng cốt, có vai trò xung yếu trong sự nghiệp bảo vệ quốc gia và an ninh trật tự, an toàn xã hội. Xuất phát bản chất là một ngành nghề có nhiều đặc thù, các bên nam nữ kết hôn không chỉ phải thỏa mãn điều kiện theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, mà còn phải tuân thủ đầy đủ các quy tắc do nội bộ ngành công an ban hành. Vì vậy cho nên để có thể thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công an cần phải có xác nhận của thủ trưởng đơn vị về việc công an đó đáp ứng đầy đủ điều kiện để có thể thực hiện hoạt động đăng ký kết hôn.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Các bên nam nữ sẽ nộp hồ sơ đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của một trong hai bên để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký kết hôn với công an, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành hoạt động kiểm tra và xác minh hồ sơ theo quy định của pháp luật. Nếu nhận thấy hồ sơ còn thiếu hoặc thông tin trong hồ sơ có sự sai lệch thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ hoặc nộp lại những thông tin còn sai sót. Nếu nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thông báo cho các bên về việc ký giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trong trường hợp cần phải xác minh thêm các điều kiện để có thể kết hôn của các bên thì thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn sẽ kéo dài không quá 05 ngày làm việc.
Bước 3: Trả kết quả. Theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các bên nam nữ sẽ cùng các cán bộ tư pháp hộ tịch ký vào sổ hộ tịch, xác nhận việc đăng ký kết hôn. Hai bên nam nữ ký vào giấy chứng nhận kết hôn và nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Thời điểm hai bên chính thức của quan hệ hôn nhân được tính là thời điểm được ghi nhận trong giấy đăng ký kết hôn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
3. Thẩm quyền đăng ký kết hôn với công an:
Thẩm quyền đăng ký kết hôn với công an hiện nay sẽ được thực hiện theo Điều 17 của
Căn cứ theo quy định của pháp luật về cư trú, nơi cư trú của công dân sẽ được hiểu là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Khi lấy chồng công an, người dân sẽ thực hiện hoạt động đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người vợ hoặc người chồng cư trú.
Vì vậy, người dân có thể lựa chọn nộp hồ sơ đến một trong hai nơi sao cho thuận tiện cho quá trình thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn của mình.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
– Nghị định 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến.