Túi ngoại giao là gì? Quy định về gửi và nhận túi ngoại giao, túi lãnh sự?
Mục lục bài viết
1. Túi ngoại giao là gì?
Túi ngoại giao là hay còn gọi là Vali ngoại giao, một trong những dạng liên lạc quan trọng nhất và phổ biến nhất của cơ quan đại diện ngoại giao với nước cử đại diện hoặc với các cơ quan đại diện của nước mình ở nước ngoài.
Túi ngoại giao không bị mở hoặc giữ lại. Túi ngoại giao có thể bao gồm một hoặc nhiều kiện. Những kiện tạo thành túi ngoại giao phải được niêm phong, mang dấu hiệu bên ngoài dễ nhận thấy, chỉ rõ đặc điểm của túi ngoại giao và chỉ được chứa đựng những tài liệu ngoại giao và những đồ vật sử dụng vào công việc chính thức.
Túi ngoại giao được giao cho giao thông viên ngoại giao hoặc giao thông viên ngoại giao tạm thời chuyển hoặc có thể được ủy nhiệm cho người chỉ huy máy bay dân dụng chuyển. Người chuyển túi ngoại giao phải mang theo giấy tờ chính thức ghi rõ số kiện tạo thành túi ngoại giao.
Túi ngoại giao tiếng anh là “Diplomatic bag”.
2. Quy định về gửi và nhận túi ngoại giao, túi lãnh sự:
Túi ngoại giao, túi lãnh sự được hiểu là một hoặc nhiều kiện tạo thành túi và chỉ chứa đựng tài liệu ngoại giao, tài liệu lãnh sự và những đồ vật để sử dụng vào công việc chính thức của cơ quan đại diện. Những đồ vật để sử dụng vào công việc chính thức của cơ quan đại diện được hiểu không phải là các loại hàng cấm nhập, cấm xuất, vũ khí hoặc chất nổ và các thiết bị phụ trợ cho các đồ vật đó, hoặc là hàng hạn chế nhập, xuất khẩu, v.v… hàng không được phép vận chuyển trên tầu bay theo quy định của luật pháp Việt Nam.
Thông tư số 26/2006/TT-BNG của Bộ ngoại giao hướng dẫn việc gửi và nhận túi ngoại giao, túi lãnh sự của các cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam vận chuyển như sau:
– Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc tế và tổ chức liên Chính phủ có trụ sở tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện) được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo Pháp lệnh 1993 được quyền gửi và nhận túi ngoại giao, túi lãnh sự bằng đường hàng không theo các quy định tại Thông tư này.
– Người gửi và người nhận túi ngoại giao, túi lãnh sự phải là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự, hoặc viên chức của tổ chức quốc tế được Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao cấp Chứng minh thư ngoại giao, Chứng minh thư lãnh sự hoặc có giấy tờ chính thức khác xác nhận cương vị của mình.
– Giao thông viên chuyên nghiệp phải có hộ chiếu và giấy tờ chính thức xác nhận cương vị của mình và xác nhận số kiện hợp thành túi ngoại giao, túi lãnh sự được giao nhiệm vụ vận chuyển. Giao thông viên chuyên nghiệp được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không bị bắt hoặc giam giữ dưới bất cứ hình thức nào khi làm nhiệm vụ được Nhà nước Việt Nam bảo vệ.
– Giao thông viên tạm thời chỉ được hưởng các ưu đãi, miễn trừ nêu ở khoản trên trong thời gian làm nhiệm vụ giao thông, và phải có hộ chiếu và giấy tờ chính thức xác nhận nhiệm vụ giao thông của mình và xác nhận số kiện tạo thành túi ngoại giao, túi lãnh sự được giao nhiệm vụ vận chuyển.
– Túi ngoại giao, túi lãnh sự phải có giấy tờ chính thức xác nhận ngày gửi, nơi gửi; số lượng kiện tạo thành túi, nơi nhận, được niêm phong và có dấu hiệu rõ ràng bên ngoài mỗi kiện tạo thành túi xác nhận tính chất là túi ngoại giao, túi lãnh sự.
– Các hàng hóa khác của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam gửi bằng đường hàng không được giao, nhận theo các quy định hiện hành.
– Phù hợp với các quy định của luật pháp Việt Nam và để thuận tiện cho việc giao, nhận, vận chuyển hàng không thì mỗi kiện tạo thành túi ngoại giao, túi lãnh sự được quy định không vượt quá kích thước 60cm x 30cm x 40cm hoặc tương đương, trường hợp vượt kích thước trên thì phải được
– Túi ngoại giao, túi lãnh sự không bị mở hoặc giữ lại, được miễn thủ tục kê khai và kiểm tra hải quan.
Đối với túi lãnh sự, nếu có cơ sở xác đáng để khẳng định túi này chứa đựng những thứ khác ngoài thư tín, tài liệu và đồ vật sử dụng vào công việc chính thức của cơ quan lãnh sự, Nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam có thể gửi trả về nơi xuất phát hoặc yêu cầu người đại diện được ủy quyền của cơ quan lãnh sự mở túi lãnh sự.
– Túi ngoại giao, túi lãnh sự khi vận chuyển bằng tầu bay dân dụng phải được giao, nhận, hoặc làm thủ tục xuất, nhập theo giao thông viên tại quầy riêng trong nhà ga do Giám đốc Cảng hàng không quy định. Khi làm thủ tục giao, nhận, hoặc vận chuyển, giao thông viên phải xuất trình cho nhà chức trách Việt Nam:
– Chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư lãnh sự do Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao cấp, hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ chính thức khác (ví dụ: giấy thông hành của Liên hợp quốc…);
– Giấy tờ chính thức xác nhận chức năng giao thông viên, và xác nhận tên cơ quan chuyển đi, tên cơ quan nhận, số kiện tạo thành túi ngoại giao, túi lãnh sự.
– Người chỉ huy tầu bay có thể được ủy nhiệm chuyển túi ngoại giao, túi lãnh sự. Thủ tục giao, nhận trực tiếp giữa người chỉ huy tầu bay và người đại diện của cơ quan nước ngoài được giao nhiệm vụ vận chuyển phải được tiến hành tại quầy riêng trong nhà ga do Giám đốc cảng hàng không quy định.
– Nếu túi ngoại giao, túi lãnh sự được chuyển bằng tầu bay riêng thì thủ tục giao, nhận được tiến hành như quy định đối với chuyển bằng tầu bay thương mại.
3. Quy định về kiểm tra, giám sát hải quan đối với túi ngoại giao, túi lãnh sự:
Căn cứ Điều 57
“Điều 57. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với túi ngoại giao, túi lãnh sự, hành lý, phương tiện vận tải của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ
1. Chế độ ưu đãi, miễn trừ quy định tại Luật này bao gồm ưu đãi, miễn trừ về khai hải quan, kiểm tra hải quan.
2. Túi ngoại giao, túi lãnh sự được miễn khai, miễn kiểm tra hải quan.
Hành lý, phương tiện vận tải của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam được miễn kiểm tra hải quan.
3. Khi có căn cứ khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự bị lạm dụng vào mục đích trái với điều ước quốc tế về quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc trong hành lý, phương tiện vận tải có hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa không thuộc loại được hưởng chế độ ưu đãi, miễn trừ thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc xử lý theo quy định của điều ước quốc tế đó”.
Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành
Đối với thư xuất khẩu, nhập khẩu, Thông tư nêu rõ, thư xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính chịu sự giám sát hải quan theo hình thức niêm phong hải quan đối với bao bì chuyên dụng, hoặc xe chuyên dụng của doanh nghiệp để đóng chuyến thư quốc tế. Bưu gửi trong túi ngoại giao, túi lãnh sự xuất khẩu, nhập khẩu được miễn khai, miễn kiểm tra hải quan. Khi có căn cứ để khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự vi phạm chế độ ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc kiểm tra, xử lý các đối tượng này theo quy định tại Khoản 3 Điều 57 Luật Hải quan như trên.
“Điều 35: Tự do liên lạc
1. Nước tiếp nhận cho phép và bảo vệ sự tự do liên lạc của cơ quan lãnh sự vì mọi mục đích chính thức. Trong việc liên lạc với Chính phủ, với các cơ quan đại diện ngoại giao và các cơ quan lãnh sự khác của Nước cử đóng ở bất cứ chỗ nào, cơ quan lãnh sự có thể dùng mọi phương tiện thích hợp, kể cả giao thông viên ngoại giao hoặc giao thông viên lãnh sự, túi ngoại giao hoặc túi lãnh sự và điện mật mã. Tuy nhiên, cơ quan lãnh sự chỉ có thể đặt và dùng máy vô tuyến điện phát tin khi được Nước tiếp nhận đồng ý.
2. Thư từ chính thức của cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm. Thư từ chính thức nghĩa là mọi thư từ liên quan đến cơ quan lãnh sự và chức năng của cơ quan đó.
3. Túi lãnh sự không bị mở ra hoặc giữ lại. Tuy nhiên, nếu các nhà chức trách có thẩm quyền của Nước tiếp nhận có lý do chính đáng để tin rằng túi có chứa những đồ vật khác ngoài thư từ, tài liệu hay các đồ vật nêu ở khoản 4 Điều này, thì họ có thể yêu cầu một người đại diện có thẩm quyền của Nước cử mở túi trước mặt họ. Nếu các nhà chức trách Nước cử từ chối yêu cầu thì túi sẽ phải gửi trả về nơi xuất phát.
4. Các gói tạo thành túi lãnh sự phải có dấu hiệu bên ngoài rõ ràng chỉ tính chất của gói đó và chỉ được chứa thư từ và tài liệu chính thức.
5. Giao thông viên lãnh sự phải được cấp một giấy chính thức ghi rõ địa vị của mình và số lượng gói tạo thành túi lãnh sự. Trừ khi được sự đồng ý của Nước tiếp nhận, giao thông viên lãnh sự không được là công dân Nước tiếp nhận hoặc người thường trú ở nước đó nếu người thường trú này không là công dân Nước cử. Trong khi thừa hành chức năng, giao thông viên lãnh sự được Nước tiếp nhận bảo vệ, được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể và không thể bị bắt hay bị giữ dưới bất cứ hình thức nào.
6. Nước cử, các cơ quan đại diện ngoại giao và các cơ quan lãnh sự của nước đó có thể chỉ định những giao thông viên lãnh sự ad hoc (được chỉ định theo từng việc). Trong những trường hợp như thế các quy định ở khoản 5 Điều này cũng sẽ được áp dụng, chỉ có khác là các quyền miễn trừ ghi trong khoản đó sẽ thôi áp dụng sau khi người giao thông viên giao xong túi lãnh sự do mình phụ trách cho người nhận.
7. Có thể giao túi lãnh sự cho thuyền trưởng một tàu thủy hoặc người chỉ huy một tàu bay thương mại dự kiến đến một cửa khẩu quy định. Người đó phải mang theo giấy tờ chính thức ghi rõ số lượng gói tạo thành túi lãnh sự, nhưng người đó không được coi là giao thông viên lãnh sự. Cơ quan lãnh sự có thể thu xếp với nhà chức trách địa phương có thẩm quyền để cử một thành viên cơ quan lãnh sự đến nhận túi lãnh sự một cách trực tiếp và tự do từ thuyền trưởng tàu thủy hoặc người chỉ huy tàu bay.”
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự;
– Luật quản lý ngoại thương năm 2017;
– Thông tư số 26/2006/TT-BNG của Bộ ngoại giao hướng dẫn việc gửi và nhận túi ngoại giao, túi lãnh sự của các cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam vận chuyển;
–