Trong quá trình giao thông đường bộ, nhiều chủ phương tiện có xu hướng mong muốn được thay đổi kích thước của phương tiện với nhiều ý tưởng khác nhau. Vậy hành vi tự ý thay đổi kích thước thùng xe tải sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tự ý thay đổi kích thước thùng xe tải bị xử phạt thế nào?
Hành vi tự ý thay đổi kích thước của thùng xe là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Thay đổi kết cấu của xe nói chung và xe tải nói riêng là hành vi không đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Vì vậy pháp luật hiện nay cũng đã quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi tự tiện thay đổi kích thước thùng xe. Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là cá nhân, phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là tổ chức thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Tự ý thay đổi động cơ của phương trình, có hành vi thay đổi hệ thống phanh và hệ thống truyền lực của phương trình, có hành vi thay đổi hệ thống chuyển động và tự ý cải tạo kết cấu, cải tạo hình dáng và kích thước của phương tiện không đúng với thiết kế ban đầu của các nhà sản xuất và thiết kế đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý và phê duyệt, có hành vi tự ý thay đổi tính năng sử dụng của phương tiện trái quy định của pháp luật;
– Cải tạo các loại xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách;
– Đưa xe cơ giới và các loại xe chuyên dùng không có giấy chứng nhận được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc không có tem kiểm định an toàn kĩ thuật về vấn đề bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ trái quy định pháp luật;
– Ra phương tiện để cho người làm công hoặc người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật;
– Đưa xe ô tô có kích thước thùng xe không đúng với thiết kế của nhà sản xuất hoặc không đúng với thiết kế đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tham gia vào quá trình giao thông đường bộ;
– Đưa xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, lắp thêm hoặc tháo bớt giường nằm hoặc các loại xe có kích thước khoang chở hành lý không đúng với thiết kế của các nhà sản xuất hoặc không đúng với thiết kế đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong quá trình tham gia giao thông đường bộ.
Như vậy có thể nói, hành vi tự ý thay đổi kích thước thùng xe tải sẽ bị phạt tiền theo điều luật nêu trên. Ngoài ra, chủ phương tiện còn bắt buộc phải khôi phục lại hình dáng, khôi phục lại kích thước của thùng xe tải và khôi phục lại tình trạng an toàn kĩ thuật ban đầu của phương tiện, tiến hành hoạt động đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện đó tham gia giao thông đường bộ. Người điều khiển phương tiện có hành vi tự ý thay đổi kích thước thùng xe còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng theo quy định của pháp luật.
2. Người điều khiển xe ô tô đã thay đổi kích thước thùng xe bị xử phạt như thế nào?
Người nào có hành vi tự ý thay đổi kích thước thùng xe tải sẽ bị xử phạt theo phân tích nêu trên. Tuy nhiên, đối với người điều khiển xe ô tô đã thay đổi kích thước thùng xe cũng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), có quy định về mức xử phạt đối với người điều khiển phương tiện xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện trong quá trình tham gia giao thông đường bộ. Theo đó thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Điều khiển xe không có giấy đăng ký xe được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc điều khiển xe sử dụng giấy đăng ký xe đã hết thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;
– Điều khiển xe không gắn biển số trái quy định của pháp luật đối với những loại xe có quy định phải gắn biển số;
– Điều khiển xe ô tô tải có kích thước thùng xe không phù hợp và không đúng với thông số kĩ thuật đã được ghi nhận trong giấy chứng nhận về vấn đề kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện xe tải đó;
– Điều khiển xe lắp đặt và sử dụng các loại còi vượt quá âm lượng trái quy định của pháp luật gây ảnh hưởng đến các phương tiện xung quanh và âm thanh trong quá trình lưu thông trên đường bộ.
Như vậy có thể nói, trong trường hợp người điều khiển xe ô tô có thay đổi kích thước thùng xe không phù hợp với quy định của pháp luật thì người điều khiển phương tiện đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
3. Chủ phương tiện giao thông có được tự thay đổi kết cấu và hệ thống của xe không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về vấn đề bảo đảm quy định liên quan đến chất lượng an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường của các phương tiện xe cơ giới trong quá trình tham gia giao thông đường bộ. Cụ thể như sau:
– Việc sản xuất và lắp ráp, quá trình cải tạo và sửa chữa, bảo dưỡng và tiến hành hoạt động nhập khẩu đối với phương tiện là xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ cần phải tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật về chất lượng an toàn kĩ thuật và vấn đề bảo vệ môi trường, các chủ thể sẽ không được tiến hành hoạt động cải tạo các loại xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách trái quy định của pháp luật;
– Chủ phương tiện sẽ không được tự ý thay đổi kết cấu, không được tự ý thay đổi tổng thành và hệ thống của các loại phương tiện đó dẫn đến trường hợp không phù hợp với thiết kế của các nhà chế tạo và thiết kế cải tạo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Xe ô tô và các loại phương tiện được kéo bởi xe ô tô trong quá trình tham gia giao thông đường bộ sẽ phải được kiểm định định kỳ về vấn đề an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
– Người đứng đầu các cơ sở đăng kiểm và những đối tượng được xác định là người trực tiếp thực hiện quá trình đăng kiểm xe phải có nghĩa vụ và chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định;
– Chủ phương tiện và người lái xe ô tô sẽ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kĩ thuật của các loại phương tiện sao cho phù hợp với tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật trong quá trình tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định liên tiếp;
– Bộ trưởng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ giao thông vận tải sẽ cần phải quy định cụ thể về điều kiện và tiêu chuẩn, cũng như thực hiện hoạt động cấp giấy phép cho các cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, quy định đầy đủ và tổ chức thực hiện hoạt động kiểm định đối với xe cơ giới, bộ trưởng Bộ quốc phòng và bộ trưởng Bộ công an sẽ phải tổ chức hoạt động kiểm định đối với xe cơ giới trong lĩnh vực quân đội và công an sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh.
Theo đó thì có thể nói, chủ phương tiện giao thông không được phép tự ý thay đổi kết cấu và hệ thống của phương tiện không đúng với thiết kế của các nhà chế tạo và không đúng với thiết kế cải tạo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Chủ phương tiện giao thông cơ giới sẽ phải có trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kĩ thuật của phương tiện đó sao cho phù hợp với tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định liên tiếp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.