Quyền được hưởng di sản thừa kế là quyền của cá nhân được pháp luật công nhận, tôn trọng. Tuy nhiên, thủ tục để được hưởng di sản thừa kế phải đảm bảo những điều kiện, quy tắc nhất định. Vậy, tự ý sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất xử lý như thế nào? Trình tự, thủ tục để khởi kiện khi người thừa kế tự ý sang tên sổ đỏ.
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp phân chia di sản thừa kế:
Phân chia di sản thừa kế được diễn ra khi sự kiện người để di sản mất đi, và những người có quyền lợi đối với di sản của người này được đem ra phân chia. Quá trình này được thực hiện theo thủ tục mà luật quy định. Hiện nay, pháp luật Dân sự ghi nhận trường hợp phân chia di sản thừa kế tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
– Người có di sản chết nhưng không để lại di chúc cho những người còn sống để thể hiện rõ ý chí của mình về việc định đoạt tài sản;
– Bản di chúc thể hiện nguyện vọng của đã mất nhưng khi tiến hành mở di chúc thì bản di chúc này không được công nhận là hợp pháp;
– Thời điểm di chúc có hiệu lực mà người thừa kế được chỉ định trong di chúc chết trước hoặc chết cùng lúc với người lập di chúc, đối với tổ chức được hưởng thừa kế mà tổ chức này đã bị giải thể/phá sản trước khi người lập di chúc chết;
– Khi tiến hành phân chia di sản thì pháp luật sẽ cân nhắc các trường hợp những người được hưởng di sản theo di chúc nhưng thuộc trường hợp không đủ tư cách hưởng di sản hoặc từ chối không muốn nhận di sản;
– Bản di chúc của người chết có để lại không ghi nhận cách xử lý, định đoạt tất cả tài sản mà người này đang sở hữu mà chỉ ghi nhận một phần tài sản;
– Trường hợp di sản được ghi nhận trong di chúc nhưng phần di sản này bị vô hiệu thì phần di sản này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
2. Tự ý sang tên sổ đỏ khi bố mẹ mất có được không?
Như đã biết, các cá nhân đều có quyền ngang nhau trong việc để lại tài sản của mình cho người khác và cũng bình đẳng trong việc được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Đương nhiên, những cá nhân được hưởng di sản sẽ đảm bảo điều kiện nhất định như nằm trong hàng thừa kế, hoặc không nằm trong trường hợp pháp luật không cho hưởng vì vi phạm nghĩa vụ.
Trong trường hợp khi bố mẹ mất đi, sổ đỏ thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bố mẹ trở thành di sản thừa kế, thì con cái của những người này có thể thực hiện thủ tục sau đây để hợp pháp hóa quyền sở hữu của họ với tài sản của bố mẹ.
– Trường hợp 1: Trước khi mất, bố mẹ có lập di chúc
Hiện nay, Bộ luật dân sự đã ghi nhận người con được hưởng di sản theo di chúc nếu bố mẹ mất có để lại di chúc và trong di chúc chỉ định con là người thừa kế.
Trường hợp ngoại lệ được quy định tại Điều 644 thì người con không được để di sản theo nội dung của di chúc nhưng vẫn được hưởng di sản , cụ thể: Con không được bố mẹ chỉ định trong di chúc nhưng chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có thu nhập để tự nuôi sống bản thân thì vẫn được hưởng di sản của bố mẹ.
– Trường hợp 2: Bố mẹ mất không để lại di chúc
Khi di sản không được để lại di chúc thì di sản bố mẹ để lại được chia theo pháp luật cho các hàng thừa kế (Căn cứ theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015). Con là một trong những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên được hưởng di sản của cha mẹ, trừ các trường hợp pháp luật không cho phép hưởng hoặc tự nguyện từ chối hưởng.
Với quy định nêu trên, sau khi bố mẹ mất, con có thể tiến hành thủ tục sang tên sổ đỏ. Việc sang tên này tùy từng trường hợp mà con có thể tự mình thực hiện. Còn trong trường hợp di sản có nhiều người đồng thừa kế thì khi thực hiện sang tên hay khai nhận di sản phải có sự đồng ý của những đồng sở hữu khác.
Để tiến hành sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất, Cá nhân có quyền nhận di sản cần thực hiện các bước sau đây để thực hiện sang tên sổ đỏ:
Giai đoạn 1: Tiến hành khai nhận di sản thừa kế
Cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật, bao gồm các giấy tờ sau đây:
– Cần chuẩn bị Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 bản chính + 02 bản sao y chứng thực)
– Giấy tờ tùy thân như CCCD của người thừa kế (02 bản sao y chứng thực);
– Bản xác nhận thông tin cư trú của người thừa kế (nếu có) (02 bản sao y chứng thực);
– Giấy chứng tử/Trích lục khai tử của người để lại di sản (02 bản sao y chứng thực);
– Giấy tờ chứng minh quan hệ thừa kế: Giấy khai sinh (02 bản sao y chứng thực);
– Quá trình khai nhận di sản được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân xã hoặc tại Văn phòng công chứng. Các bên lập thành
Giai đoạn 2: Tiến hành sang tên sổ đỏ
Con cái có quyền thừa kế thực hiện sang tên thì cần chuẩn bị bước như sau:
Bản chính
Thủ tục này được thực hiện tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.
3. Trình tự, thủ tục khởi kiện khi có người thừa kế tự ý sang tên sổ đỏ của bố mẹ đã mất:
Trong trường hợp di sản thừa kế để lại có các đồng thừa kế mà một trong những cá nhân này tự ý thực hiện sang tên sổ đỏ thì để đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế khác, pháp luật sẽ đứng ra phân chia di sản theo đúng quy định. Thủ tục khởi kiện được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
– Cá nhân có yêu cầu khởi kiện làm Đơn khởi kiện theo mẫu DS – 23 ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
– Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện: căn cước công dân
– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh việc tự ý sang tên sổ đỏ, hoặc sang tên chưa đủ điều kiện.
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, tranh chấp về thừa kế di sản là bất động sản sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện, người khởi kiện có thể nộp theo các cách sau:
– Đem bộ hồ sơ đã chuẩn bị nộp trực tiếp tại Tòa án;
– Có thể gửi dịch vụ bưu chính để Tòa án tiếp nhận;
– Ngoài ra, có thể gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 3: Nộp tạm ứng án phí, thụ lý vụ án.
Sau khi Tòa án tiếp nhận và xem xét thấy hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thông tin thì Thẩm phán sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Người có yêu cầu khởi kiện thực hiện nghĩa vụ này trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo nộp tạm ứng án phí. Chỉ khi hoàn thành nghĩa vụ này thì Tòa án mới ra thông báo về việc thụ lý giải quyết tranh chấp.
Bước 4: Tham gia các thủ tục trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và phiên tòa xét xử
Trong quá trình giải quyết vụ án, có rất nhiều thủ tục cần thực hiện như: Thẩm định, định giá tài sản; tiến hành thủ tục Hòa giải bắt buộc với các bên; Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ;…
Thời gian để giải quyết vụ việc nêu trên được thực hiện trong khoảng khoảng 06 – 08 tháng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thời gian giải quyết tranh chấp vẫn có thể bị kéo dài thêm vì nhiều lý do khác nhau từ bên Tòa án, hoặc các đương sự cố tình gây khó khăn, kéo dài thời gian giải quyết.
4. Các khoản chi phí để giải quyết tranh chấp di sản thừa kế:
4.1. Án phí sơ thẩm:
Với những vụ việc tranh chấp đất đai mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc để xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu mức án phí trong vụ việc tranh chấp này như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng. – án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch :
Án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch:
Loại án phí này được Tòa án áp dụng đối với những tranh chấp không xem xét giá trị tài sản. Tòa án chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất. Trường hợp này, đương sự sẽ chịu mức án phí với mức quy định là 300.000 đồng. Khi vụ án dân sự này đưa ra tòa phúc thẩm thì tranh chấp đất có sổ đỏ giải quyết tại tòa án cấp phúc thẩm được quy định là 300.000 đồng.
4.2. Phí thẩm định, định giá tài sản:
Để đảm bảo sự công bằng và minh bạch đối với việc định giá tài sản thì trong quá trình tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất việc thẩm định, định giá cần phải tuân thủ theo các quy tắc mà pháp luật hướng dẫn. Điều này giúp xác định chính xác giá trị tài sản tại thời điểm giải quyết tranh chấp. Quá trình thẩm định, định giá sẽ phụ thuộc vào tính chất, khối lượng và thời gian thực hiện.
4.3. Phí thuê Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai:
Với những vụ việc phức tạp hoặc để đảm bảo quyền lợi của mình trong giải quyết tranh chấp về thừa kế, các cá nhân có thể nhờ luật sư trực tiếp tham gia bảo vệ quyền lợi của mình. Đây không phải là khoản chi phí bắt buộc để các bên phải thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế nếu có người am hiểu pháp luật hỗ trợ thì người có yêu cầu khởi kiện sẽ dễ dàng đảm bảo được quyền lợi của mình và giải quyết được nhanh chóng. Chính vì vậy sự hỗ trợ pháp lý từ những người có chuyên môn kinh nghiệm là thật sự cần thiết.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Dân sự năm 2015