Hành vi tự ý đập vỡ điện thoại của người khác là một hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản. Theo quy định của pháp luật, người có hành vi tự ý đập vỡ điện thoại của người khác chính là hành vi hủy hoại tài sản của người khác. Như vậy, người có hành vi tự ý đập vỡ điện thoại của người khác có bị đi tù không?
Mục lục bài viết
1. Tự ý đập vỡ điện thoại của người khác có bị đi tù không?
Theo quy định của pháp luật, người có hành vi tự ý đập vỡ điện thoại của người khác chính là hành vi hủy hoại tài sản của người khác. Người có hành vi tự ý đập vỡ điện thoại của người khác có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính nếu như chưa đủ các yếu tố để cấu thành tội phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Cụ thể như sau:
1.1. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:
– Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc tài satn có trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền với số tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
+ Đã từng bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Gây ra ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Tài sản chính là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
+ Tài sản chính là di vật, cổ vật.
– Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tính tổ chức;
+ Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng cho đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Tài sản chính là bảo vật quốc gia;
+ Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc là thủ đoạn nguy hiểm khác;
+ Để che giấu đi tội phạm khác;
+ Vì lý do công vụ của chính người bị hại;
+ Có tái phạm nguy hiểm.
– Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
– Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm về việc đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định trên, người có hành vi tự ý đập vỡ điện thoại của người khác mà giá trị của điện thoại bị đập vỡ trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì người có hành vi tự ý đập vỡ điện thoại của người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản và sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
– Đã từng bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Gây ra ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Tài sản (điện thoại) chính là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Nếu người có hành vi tự ý đập vỡ điện thoại của người khác có các tình tiết tăng nặng sau thì hình phạt sẽ cao hơn, cụ thể như sau:
– Bị phạt tù từ 02 năm cho đến 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có tính tổ chức;
+ Giá trị của điện thoại bị đập vỡ từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Tài sản (điện thoại) là bảo vật quốc gia;
+ Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc là thủ đoạn nguy hiểm khác;
+ Để che giấu đi tội phạm khác;
+ Vì lý do công vụ của chính người bị hại;
+ Có tái phạm nguy hiểm.
– Bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu giá trị của điện thoại bị đập vỡ từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
– Bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm nếu giá trị của điện thoại bị đập vỡ từ 500.000.000 đồng trở lên.
1.2. Phạt hành chính:
Nếu hành vi tự ý đập vỡ điện thoại của người khác chưa đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì người có hành vi tự ý đập vỡ điện thoại của người khác sẽ bị phạt hànnh chính. Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Hủy hoại hoặc là cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức
– Dùng các thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
– Gian lận hoặc là lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
– Mua, bán, cất giữ hoặc là sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
– Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc là chiếm giữ tài sản của người khác;
– Cưỡng đoạt tài sản nhưng mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định trên, người có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức thì sẽ bị phạt tiền với số tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Như vậy, người có hành vi tự ý đập vỡ điện thoại của người khác chưa đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì người có hành vi tự ý đập vỡ điện thoại của người khác sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
2. Tự ý đập vỡ điện thoại của người khác có phải bồi thường không?
Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, Điều này quy định là người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của những người khác mà có gây ra thiệt hại thì sẽ phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật Dân sư hay luật khác có liên quan quy định khác. Theo đó, vì hành vi tự ý đập vỡ điện thoại của người khác chính là hành vi hủy hoại tài sản của người khác nên người có hành vi tự ý đập vỡ điện thoại của người khác phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại tài sản. Khi bồi thường thiệt hại phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường khi có hành vi tự ý đập vỡ điện thoại, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc hay là phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (người có hành vi tự ý đập vỡ điện thoại) có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
– Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại (người có hành vi tự ý đập vỡ điện thoại) có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
– Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do chính lỗi của mình gây ra.
– Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm (bên bị thiệt hại) không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế về thiệt hại cho chính mình.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội
– Bộ luật Dân sự 2015.
THAM KHẢO THÊM: